Báo chí thế giới nói gì về cố TT Lý Quang Diệu?
Báo chí quốc tế đều công nhận sức ảnh hưởng của ông Lý Quang Diệu không chỉ bó hẹp tại Singapore mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, ong Ly Quang Dieu mất.
Báo chí quốc tế đều công nhận sức ảnh hưởng của ông Lý Quang Diệu không chỉ bó hẹp tại Singapore mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự kiện ông Lý Quang Diệu qua đời đã đồng loạt nằm ở trang nhất các tờ báo trên thế giới. Các trang đăng ngoài phần đăng tải sơ lược về cuộc đời và thành tựu của vị cố Thủ tướng tại Đảo quốc Sư tử, còn nhấn mạnh về ảnh hưởng bên ngoài quốc gia của ông.
Cụ thể, tuần báo The Economist của Anh đã đăng tải bài báo mang tiêu đề: “Người đàn ông khôn ngoan của phương Đông”, trong đó viết: “Nếu bạn tìm kiếm công trình bất hủ ghi dấu ấn của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, hãy nhìn quanh đất nước Singapore: thịnh vượng, kỷ luật, sạch đẹp, năng suất và tầng lớp lãnh đạo trong sạch”. Tuy nhiên, tạp chí này cũng bổ sung rằng tất cả những thành tựu trên không phải là của một mình ông Lý Quang Diệu nhưng ông lại là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, vị cha đẻ của Đảo quốc Sư tử.
Nói về sự khôn khéo trong ngoại giao của vị cố Thủ tướng, trang này khẳng định: “Có lẽ không nhà lãnh đạo thế giới nào có sự am hiểu sâu sắc về các lãnh đạo và hệ thống chính trị của Trung Quốc trong vòng vài thập kỉ qua hơn ông Lý Quang Diệu, người luôn tìm được cách giữ mối quan hệ hòa hợp giữa Bắc Kinh và Washington”.
Nhật báo Le Monde của Pháp dù đang tràn ngập thông tin về cuộc bầu cử nhưng đã dành vị trí tiêu điểm cho bài báo về ông Lý Quang Diệu. Trang này cũng nêu lại những thành tựu ngoại giao của vị cố Thủ tướng, đặc biệt là trong khu vực Asean, đồng thời cũng khẳng định ông Lý Quang Diệu là nhân tố chính khiến đất nước Singapore “thay da đổi thịt” được như ngày hôm nay.
Video đang HOT
Trang tin quốc tế Reuters ngoài phần sơ lược về tiểu sử và các thành tựu trên chính trường của vị cố Thủ tướng, còn không tiếc lời khen ngợi ông là hình mẫu lãnh đạo lý tưởng cho các nước đang phát triển trên toàn thế giới và khẳng định nhiều chính trị gia cho biết họ được truyền cảm hứng từ những chính sách của ông.
Trang nhật báo Chinadaily của Trung Quốc cũng đưa tin về sự kiện đau buồn này, đồng thời khẳng vị trí quan trọng của ông Lý Quang Diệu trong mối quan hệ hòa hợp giữa hai quốc gia và tuyên bố ông đã truyền cảm hứng cho đất nước Trung Hoa thực hiện cải cách, mở cửa. Trong con mắt Bắc Kinh, ông Lý Quang Diệu, cha đẻ và nhà lãnh đạo của đất nước Singapore, không chỉ là “một người bạn cũ của Trung Quốc”, mà còn là “người xây dựng nền tảng cho mối quan hệ giữa hai quốc gia Trung Quốc – Singapore”.
Riêng trang Die Welt của Đức lại bắt đầu bài báo bằng việc dẫn lời chính vị cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Hãy nhìn về phía chân trời, đó là cầu vồng, là mục tiêu để tôi đi tới. Không phải ai cũng có thể giàu có, chỉ có vài người mới tìm thấy được mạch vàng”. Câu nói này là triết lý của cuộc đời vị cha đẻ của đất nước Singapore. Với triết lý của bản thân, ông Lý Quang Diệu đã thành công đưa một đất nước nhỏ bé trở thành một quốc gia độc lập và sở hữu nền kinh tế vững mạnh. Nơi này đã từng là một hòn đảo ngủ yên, “ngôi nhà” của loài muỗi nhiệt đới nhưng nay đã trở thành một trung tâm nổi tiếng về sự sạch sẽ, và là một trong những thành phố văn minh nhất trên thế giới.
Hải Yến (theo The Economist, Le Monde, Reuters, Chinadaily, Die Welt )
Theo_Kiến Thức
Những câu nói để đời của Lý Quang Diệu
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo tài ba đã dẫn dắt đất nước này từ một làng chài trở thành một trong những trung tâm tài chính toàn cầu.
Dưới đây là một số trong rất nhiều câu nói nổi tiếng được ông đúc kết qua những năm tháng của cuộc đời mình.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Về những gì bản thân làm cho đất nước: "Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy".
Về việc Nhật Bản đánh bại Anh, chiếm đóng Singapore năm 1942: "Thời đại đen tối bất ngờ ập xuống chúng tôi, thật tàn khốc và độc ác. Khi nhìn lại, tôi cho rằng đó là bài học chính trị lớn nhất trong cuộc đời mình vì trong 3 năm rưỡi, tôi nhận ra ý nghĩa của quyền lực và tầm quan trọng của sự kết hợp giữa quyền lực, chính trị và chính quyền".
Về mô hình Singapore: "Chúng tôi biết rằng, nếu chúng tôi chỉ giống như những người hàng xóm của mình thì chúng tôi sẽ chết. Bởi vì chúng tôi không có gì để đưa ra trước những gì họ phải đưa ra. Vì vậy, chúng tôi phải tạo ra thứ gì đó khác biệt và tốt hơn của họ. Đó là không tham nhũng. Đó là tính hiệu quả. Đó là chế độ nhân tài. Và nó thực sự phát huy tác dụng".
Về đấu tranh chính trị: "Ai cũng biết rằng, trong túi tôi có một chiếc rìu và nó rất sắc. Nếu anh khiêu chiến với tôi, chúng ta sẽ đấu đến cùng".
Về nghệ thuật lãnh đạo: "Một người không thể kiểm soát được những người đi theo mình dù có hay không đưa ra lời đe doạ nào thì không thể nào trở thành nhà lãnh đạo".
Về thăm dò ý kiến: "Tôi chưa bao giờ quá nghi ngại hoặc bị ám ảnh bởi các cuộc thăm dò ý kiến hay trưng cầu dân ý. Theo tôi, một nhà lãnh đạo mà bị ám ảnh thì quá là yếu kém".
Về sự mến mộ: "Giữa được yêu và được sợ, tôi luôn tin rằng Machiavelli (triết gia người Italia thời Phục Hưng) nói đúng. Nếu không ai sợ tôi, tôi sẽ là vô nghĩa".
So sánh con người qua các thời kỳ: "Tôi đã lớn lên trong 4 năm ở Anh và trong thời điểm đất nước rơi vào chiến tranh, bị chiếm giữ, rồi bị tái chiếm. Trải qua khoảng thời gian ấy thật đáng tự hào, nhưng tôi tự hỏi liệu con người thời đó có làm việc tốt hơn chúng ta bây giờ hay không".
Về vai trò của ngoại thương trong nền kinh tế: "Nếu bạn không tiến hành hoạt động mua bán quốc tế trong khi các đối thủ cạnh tranh làm điều đó thì tức là bạn đang tự loại bỏ mình khỏi hoạt động kinh doanh".
Về việc giữ chính kiến: "Đừng đổi "không" thành "có". Đừng trở thành kẻ dại khờ. Nếu có một lý do chính đáng cho câu trả lời "không", nó vẫn phải được giữ nguyên, nhưng phải nói cho thật lịch sự".
Về sự riêng tư: "Tôi thường bị chỉ trích là can thiệp vào đời sống riêng tư của công dân. Đúng, nhưng nếu tôi không làm vậy, thì chúng tôi sẽ không có được như ngày hôm nay".
Về cái chết của người vợ Kha Ngọc Chi: "Không có bà ấy, có lẽ tôi đã là một người đàn ông khác, sống một cuộc sống khác. Trong giờ phút chia tay cuối cùng này, trái tim tôi nặng trĩu buồn khổ và đau đớn".
Về cái chết: "Ngay cả khi hấp hối trên giường bệnh, khi các bạn chuẩn bị hạ huyệt, nếu tôi thấy có điều gì đó sai, tôi sẽ đứng dậy".
Thanh Hảo (Tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Lý Quang Diệu: Phải thoát khỏi tham lam, tham nhũng Thủ tướng đầu tiên của Singapore, ông Lý Quang Diệu đã viết tựa cho một cuốn sách xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Điều tra chống tham nhũng Singapore (CPIB). Ông Lý Quang Diệu: Sứ mệnh của tôi là thiết lập một chính phủ sạch (Ảnh: Realsingapore) Nội dung lời tựa như sau: Trong một khu vực mà...