Báo chí quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Các báo cho rằng Trung Quốc cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, báo chí quốc tế hôm nay (2/6) tiếp tục có nhiều bài viết bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam trước những hành động sai trái của Trung Quốc.
Đài NHK của Nhật Bản hôm nay (2/6) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tại cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La đã nhất trí rằng mọi tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông cần được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình.
Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương – 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Theo Đài NHK, tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc tàu cá của Việt Nam mới đây bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông. Ông Onodera cũng cho biết, cùng thời gian này, máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bám sát máy bay tuần tra của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam liên quan đến vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mặc dù liên tục chịu sức ép từ phía Trung Quốc, song Việt Nam đã phản ứng một cách kiềm chế.
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera cho rằng, Trung Quốc là một nước có vai trò quan trọng trong khu vực, nhưng các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã gửi đi một thông điệp chung tới Trung Quốc rằng những vấn đề như vậy cần được giải quyết thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong bài viết có tiêu đề “Mỹ cảnh báo Trung Quốc tại Hội nghị an ninh châu Á”, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, Việt Nam đã hết sức kiềm chế trước hành động của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi giải quyết mọi vấn đề thông qua đối thoại và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng tìm kiếm khả năng thông qua tòa án quốc tế để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, nhưng đây là “giải pháp cuối cùng”.
Đề cập tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tờ “Người đưa tin Buổi sáng Sydney” của Australia cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston đã chia sẻ mối quan ngại của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel về việc Trung Quốc có những hành động gây bất ổn ở Biển Đông.
Ông David đưa ra lập trường trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La cáo buộc Trung Quốc có hành động “đơn phương, gây mất ổn định”, đặc biệt với việc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng David cho biết, Australia sẽ cố gắng thuyết phục Trung Quốc rằng còn có “con đường khác” không gây nguy cơ đối đấu và leo thang căng thẳng trên biển./.
Video đang HOT
Theo VOV
Làm gì để buộc Trung Quốc quỳ gối?
Sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan hải dương 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam đã đặt ra thách thức với cả thế giới. Các cường quốc như Mỹ, Nhật... đã phải tính đến các phương án đề phá hủy tiềm lực của Trung Quốc khi xảy ra xung đột.
Phong tỏa đường biển là phương án tác chiến tối ưu chống Trung Quốc trong một số kịch bản xung đột quân sự, cho phép phá hủy tiềm lực kinh tế và buộc Trung Quốc quỳ gối.
Trước khi xảy ra sự cố 981, Tạp chí Nghiên cứu chiến lược (Journal of Strategic Studies) đã đăng tải một bài báo của nhà nghiên cứu Mỹ Sean Mirski về khả năng Mỹ tiến hành phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc trong tình huống có chiến tranh. Mirski xem xét phong tỏa như một phương án tác chiến tối ưu chống Trung Quốc trong một số kịch bản xung đột quân sự, cho phép phá hủy tiềm lực kinh tế Trung Quốc và bắt buộc Trung Quốc thừa nhận thất bại.
Yếu tố chính trị then chốt mà thành công của phong tỏa phụ thuộc vào, theo Mirski, là khả năng của Mỹ lôi kéo được sự tham gia của các quốc gia láng giềng của Trung Quốc và trước hết là Nga.
Xin giới thiệu nội dung phân tích bình luận về bài báo trên của chuyên gia Nga về lĩnh vực quân sự Trung Quốc Valery Kashin:
Mirski cho rằng, kịch bản phong tỏa khả thi khi có hoạt động chiến sự "quy mô lớn" giữa Mỹ và Trung Quốc, có vị trí trung gian giữa xung đột cục bộ và chiến tranh không hạn chế. Dự đoán, trong một cuộc xung đột quy mô lớn như thế, sẽ không có chuyện sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng đồng thời, Mỹ cũng sẽ chiến đấu bảo vệ những lợi ích quan trọng sống còn của họ trong khu vực.
Mirski chỉ ra sự phụ thuộc nặng nề vào ngoại thương của nền kinh tế Trung Quốc, 90% được thực hiện bằng đường biển, nước này phải nhập khẩu gần 60% dầu mỏ tiêu thụ, cũng như sự tập trung của hơn 80% khối lượng hàng hóa đóng container của Trung Quốc ở 10 hải cảng lớn nhất nước này. Do những yếu tố đó, một cuộc phong tỏa kéo dài, dù cho là không có hiệu quả 100%, cũng có thể gây hậu quả chết người cho kinh tế Trung Quốc.
Yếu tố chính trị then chốt mà thành công của phong tỏa phụ thuộc vào, theo Mirski, là khả năng của Mỹ lôi kéo được sự tham gia của các quốc gia láng giềng của Trung Quốc và trước hết là Nga.
Trung Quốc đang đầu tư một lượng lớn tiền bạc cho các hành lang vận tải thay thế ở ven Ấn Độ Dương đi vòng qua các eo biểu, nhưng đối với các nước như pakistan, Afghanistan hay Myanmar, Mỹ có thể sử dụng hiệu quả áp lực chính trị hoặc thực hiện các đòn tấn công quân sự vào các cơ sở hạ tầng vận chuyển, chẳng hạn như đường ống dẫn dầu của Trung Quốc ở Myanmar.
Liên quan đến Nga thì đối với nước này, Mỹ không thể sử dụng sức mạnh quân sự vì Nga có tiềm lực quân sự mạnh. Tuy nhiên, Liên bang Nga tự thân không chỉ là quốc gia cung cấp dầu lửa quan trọng cho Trung Quốc (Mirski nêu rõ là khi cần, năng lực hạn chế của tuyến đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương (VSTO) có thể được bổ sung bằng việc sử dụng giao thông vận tải đường sắt và ô tô), mà còn có ảnh hưởng chính trị lớn đối với các nước Trung Á vốn cũng đang cung cấp tài nguyên cho Trung Quốc (trong đó Mirski nêu lên Kazakhstan).
Mirski thừa nhận rằng, hiện tại, việc Nga tham gia phong tỏa Trung Quốc có vẻ là không tưởng, nhưng tỏ ra hy vọng vào sự xích lại gần nhau tới đây giữa Mỹ và Nga trên cơ sở chống Trung Quốc, điều sẽ xảy ra do những sợ hãi của Nga trước Trung Quốc. Nói chung, không có sự tham gia của Nga, dự án phong tỏa Trung Quốc sẽ là bất khả thi, Mirski thú nhận.
Về kỹ thuật, Mirski đề xuất tiến hành phong tỏa bằng cách sử dụng 2 vòng đai: vòng đai ngoài, vòng đai phong tỏa từ xa, chịu trách nhiệm nhận dạng và chặn bắt phi sát thương và vòng đai trong, phụ trách tiêu diệt không phân biệt tất cả các mục tiêu lọt vào khu vực cấm. Biên giới giữa các vành đai phong tỏa ngoài và trong sẽ là ranh giới của các biển giáp giới Trung Quốc, tức là cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất bao quanh Trung Quốcquần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines, Borneo.
Lực lượng phong tỏa đường biển Trung Quốc gồm: vành đai ngoài với nòng cốt là tàu chiến mặt nước tập trung tại các eo biển chiến lược và làm nhiệm vụ chặn bắt tàu thuyền đến Trung Quốc và của Trung Quốc; vành đai trong với nòng cốt là tàu ngầm, máy bay Mỹ, Nhật và thủy lôi có trách nhiệm tiêu diệt tất cả các mục tiêu đi vào vùng cấm ven bờ biển Trung Quốc
Cơ cấu các lực lượng phong tỏa bị quy định bởi việc Trung Quốc mở rộng đột biến trong những năm gần đây các lực lượng cô lập khu vực chiến sự, điều đã làm cho việc sử dụng các lực lượng tàu chiến mặt nước ở các vùng biển lân cận Trung Quốc trở nên cực kỳ mạo hiểm. Bởi vậy, vòng đai phong tỏa ngoài gồm các tàu mặt nước sẽ hoạt động ở ngoài tầm với của máy bay và tên lửa bờ biển Trung Quốc, chủ yếu ở khu vực các eo biển then chốt, khi tiến hành nhận dạng và khám xét tàu thuyền, chặn dừng các tàu thuyền đang đi về hướng Trung Quốc hay có đăng ký Trung Quốc.
Vành đai phong tỏa trong, có sát thương, hoạt động ở khu vực giáp giới bờ biển Trung Quốc và được tuyên bố là vùng cấm, sẽ có thành tố chủ chốt là các tàu ngầm Mỹ và Nhật Bản (hạm đội hai nước này hiện có tổng cộng 71 tàu ngầm, Mirski nêu số liệu). Thành tố thứ hai của vành đai phong tỏa trong sẽ là máy bay, hoạt động từ các căn cứ bố trí bên ngoài tầm hoạt động của các lực lượng phong tỏa chiến trường của Trung Quốc. Tàu ngầm và máy bay sẽ tấn công hạm tàu khi nhận được thông tin chỉ thị mục tiêu từ sở chỉ huy cấp trên. Thành tố thứ ba là các lực lượng phong tỏa gần có thể là rải thủy lôi.
Trong khi đó, Mirski lưu ý thực tế các khả năng của Hải quân Mỹ trong tiến hành tác chiến thủy lôi đã bị "teo lại", cụ thể là tính đến đầu tài khóa 2013, Hải quân Mỹ vẫn chưa có các loại thủy lôi có thể sử dụng cho tàu ngầm.
Mirski dựa vào đánh giá chiếm ưu thế ở Mỹ về khả năng chống ngầm khiêm tốn của hạm đội Trung Quốc, điều mà kết hợp với tình hình thủy văn các vùng biển giáp giới Trung Quốc gây khó khăn cho việc phát hiện tàu ngầm sẽ cho phép các tàu ngầm Mỹ và Nhật "tự do hành động tại các vùng nước ven bờ biển Trung Quốc".
Khả năng của Trung Quốc đối phó với chiến lược như vậy của Mỹ bị Mirski xem là khiêm tốn. Trung Quốc không có các lực lượng để đột phá sự phong tỏa của Mỹ ở xa bờ biển của mình.
Công trình nghiên cứu của Mirski có ý nghĩa quan trọng, bởi vì nó cho phép chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng to lớn Nga đối với sự đối đầu Mỹ-Trung đang khai triển. Việc Nga chuyển sang phe đồng minh của Mỹ về thực chất chất sẽ có nghĩa là sự đối đầu này sẽ kết thúc bằng sự thất bại của Trung Quốc mà chưa kịp bắt đầu.
Mặc dù Trung Quốc rêu rao đã có tên lửa chống tàu sân bay nhưng không thể phủ nhận rằng, lực lượng hàng không mẫu hạm của Mỹ vẫn sẽ là "ngáo ộp" với hải quân Trung Quốc.
Trong khi đó, việc Nga cương quyết ủng hộ Trung Quốc sẽ giảm mạnh các đòn bẩy quân sự và kinh tế của Mỹ nhằm gây áp lực đối với Trung Quốc. Do đó, các dự án giao thông vận tải và năng lượng Nga-Trung cũng phải được xem xét từ giác độ tầm trọng chiến lược của chúng đối với hai nước, chứ không phải từ góc độ kinh tế hạn hẹp.
Việc nghiên cứu các vấn đề sử dụng các tàu ngầm hạt nhân để gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc cũng có ý nghĩa lớn đối với Nga từ giác độ bảo đảm an ninh Nga ở Viễn Đông. Không có khả năng về nguyên tắc đạt được sự cân bằng với Trung Quốc về lục quân và lực lượng vũ trang mặt đất ở Viễn Đông, nước Nga đang duy trì một hạm đội tàu ngầm hạt nhân hùng mạnh.
Xét tới sự phụ thuộc vào thương mại đường biển của Trung Quốc và khó khăn trong bảo đảm phòng thủ chống ngầm tin cậy ở các vùng biển giáp giới Trung Quốc, hạm đội tàu ngầm nguyên tử Nga này sẽ vẫn là công cụ kiềm chế quân sự phi hạt nhân hiệu quả duy nhất đối với Trung Quốc mà Nga sẵn có.
Vì lẽ đó, các quyết định của ban lãnh đạo nước Nga về việc duy trì và phát triển căn cứ tàu ngầm nguyên tử ở Kamchatka, những khoản đầu tư lớn cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử và các kế hoạch triển khai các loại tàu ngầm mới ở Viễn Đông cần được thừa nhận là tuyệt đối đúng đắn và cực kỳ quan trọng.
Theo Petrotimes
Ngăn chặn ngay việc Trung Quốc xây căn cứ ở Trường Sa Báo Inquirer của Philippines ngày 30-5 đăng tải bài viết nói rằng, xuất phát từ những quan ngại về an ninh và chủ quyền, các nước như Philippines, Mỹ và các quốc gia trong khối ASEAN cần phải hành động ngay để ngăn chặn âm mưu Trung Quốc xây dựng căn cứ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bởi đây sẽ...