Báo chí nước ngoài viết về các ý đồ của Trung Quốc
Nhân dịp kết thúc năm 2014 và bước sang năm 2015, nhiều tờ báo ở nước ngoài đã tập trung phân tích những hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong năm qua…
… Và chỉ ra những ẩn ý sâu sắc của nước này trong những hoạt động đó nhằm hiện ý đồ “trỗi dậy” mạnh mẽ để thay đổi cục diện chính trị thế giới và đạt được những tham vọng nước lớn của mình.
Báo Liên hợp Buổi sáng ở Singapore nhận xét rằng năm 2014 là năm quan trọng đối với ngoại giao kinh tế của Trung quốc, theo đó các nhà lãnh đạo chủ chốt của nước này đã dồn dập tới nhiều nơi trên thế giới; đến đâu họ cũng ký nhiều hợp đồng và để lại nhiều “món quà viện trợ hào phóng” cho một số nước. Chỗ thì đầu tư 40 tỉ USD để thành lập Quỹ con đường tơ lụa, chỗ thì hứa rót tới 10 tỉ USD cho Ngân hàng Phát triển BRICS hay tới 41 tỉ USD cho quỹ BRICS…
Tất cả chỉ nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy cho những thay đổi cục diện địa chính trị thế giới và thể hiện tham vọng nước lớn của Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển, Trung Quốc thường xuyên tặng các khoản tiền và vật chất dưới hình thức viện trợ; sử dụng nhiều hay ít còn tùy ở mức độ thân sơ, cũng có khi dùng cách hủy bỏ hoặc cắt giảm các hợp đồng, các khoản viện trợ để trừng phạt hoặc gây khó dễ cho các nước này về mặt chính trị. Kiểu ngoại giao kinh tế mang đặc sắc Trung Quốc này khiến họ trở thành “địa chủ” lớn nhất thế giới và với lượng tiền dường như tiêu mãi không hết của mình, Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nước nào “làm vừa lòng họ”.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ thì nói thẳng rằng: “Trung Quốc dùng tiền để tạo ảnh hưởng” và tâm lý của Trung Quốc là “nếu không đánh bại được ai, chỉ cần dành cho họ nhiều tiền là có thể chiến thắng”. Đối với Trung Quốc, trong bối cảnh sức mạnh mềm của bản thân còn chưa đủ lớn thì phát huy sở trường nhằm che lấp sở đoản. Ngoài ra, “ngoại giao hợp đồng” còn giúp Trung Quốc thực hiện một số mục tiêu chính trị.
Video đang HOT
Báo Pháp Le Monde ngày 7/1/2015 nhận xét rằng trong một hội nghị ngoại giao toàn quốc cuối năm 2014 chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo Trung Quốc phải có “một nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc”. Để xứng với tầm vóc của một cường quốc, Bắc Kinh chủ trương “những con đường tơ lụa mới”: một về hàng hải nối với châu Phi, châu Âu qua ngả Đông Nam Á; một tuyến khác trên đất liền nối Trung Quốc với các nước Trung Á và Nga. Trên mặt trận tài chính, Trung Quốc không ngần ngại đề nghị các nước châu Á-Thái Bình Dương lập ra Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để trực tiếp cạnh tranh với Ngân hàng phát triển chấu Á (ADB) mà Bắc Kinh cho là nằm dưới ảnh hưởng của Tokyo và Washington… Bắc Kinh giờ đây đang áp dụng một chính sách ngoại giao hống hách gây sức ép về kinh tế. Chính sách ngoại giao nước lớn này còn đặt ra nguy cơ gây xung đột quân sự, như giữa năm 2014 Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan dầu di động vào vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Tuy nhiên, báo Le Monde cũng chỉ ra những hệ lụy mà Trung Quốc gặp phải khi thực hiện đường lối ngoại giao nói trên. Tờ báo viết: “Nhìn chung thì Trung Quốc đang tự đặt mình vào vị thế của một cường quốc hung hăng”. Tờ báo trích dẫn lời ông Du Tân Thiên, Viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nói: “Giờ đây vừa mới nổi lên như một cường quốc, Trung Quốc đã trở thành nguồn cơn của nhiều mối lo ngại mà ngày càng có nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương bày tỏ một cách công khai điều này. Trung Quốc không còn là một nơi để ai đó muốn gửi gắm số phận của mình. Chính sách ngoại giao này đang là một thách thức lớn cho Trung Quốc và ông Tập Cận Bình cũng ý thức được những phản ứng đang dây lên từ những nước nằm bên vùng biển mà Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền, cho đến sự phản kháng của các nước châu Phi, nơi mà Bắc Kinh đang dùng viện trợ để đổi lấy tài nguyên thiên nhiên”.
Trong bối cảnh nói trên, tại chuyên mục “Diễn đàn vấn đề quốc tế Trung Quốc”, chính tờ Nhân Dân nhật báo của Trung quốc ra ngày 7/1/2015 đã đăng bình luận của giáo sư Kim Sán Vinh từ Đại học Nhân dân Trung quốc về công tác ngoại giao từ Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc đến nay, có đoạn viết: “… Những thách thức chủ yếu với Trung Quốc trong 10 năm tới sẽ có 3 loại chính: Loại thứ nhất là các vấn đề nội bộ. Đây là thách thức thực sự. Loại thứ hai là vấn đề ly khai, chia cắt. Trung Quốc là nước duy nhất trong số các nước lớn chưa thực hiện được thống nhất hoàn toàn. Loại thứ ba là các vấn đề thuần túy từ bên ngoài, nhất là từ việc Trung Quốc sẽ giữ vị trí cường quốc số hai thế giới trong thời gian dài”.
Theo Hồ Đức Minh
baotintuc.vn
Sự hồi sinh của quan hệ Mỹ - Ấn
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Ấn Độ đánh dấu sự hồi sinh của mối quan hệ song phương vốn "xoay như chong chóng" này.
Ngày 25/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến New Delhi bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ trong 3 ngày. Sự kiện này diễn ra chỉ 4 tháng sau cuộc gặp của lãnh đạo 2 nước tại Washington, Mỹ, đã cho thấy tham vọng nhanh chóng thắt chặt các mối liên hệ của hai cường quốc.
Chuyến thăm cũng mở ra nhiều kỳ vọng cho cả 2 bên bởi nó đánh dấu sự hồi sinh của mối quan hệ song phương vốn "xoay như chong chóng" này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi gặp nhau tại sân bay New Delhi (ảnh: AFP)
Ấn Độ đã tăng cường an ninh đặc biệt cho chuyến thăm này của Tổng thống Mỹ Barack Obama với việc triển khai các tay súng bắn tỉa túc trực trên hơn 70 tòa nhà cao tầng xung quanh thủ đô New Delhi. Cảnh sát Ấn Độ tăng cường tuần tra các khu vực nhạy cảm và đầu mối giao thông, đồng thời phong tỏa một vùng rộng lớn xung quanh Phủ Tổng thống trước thềm lễ diễu hành có sự tham gia của Tổng thống Obama và Thủ tướng Môđi. Bên cạnh đó, các cơ quan an ninh Ấn Độ cũng đã thiết lập một vùng cấm bay có bán kính lên đến 400km thay vì 300km như thông thường.
Nếu như năm ngoái ông Modi còn là một người không được chào đón ở Washington thì giờ đây, người ta có thể chứng kiến những cái bắt tay thân tình và cái ôm nồng ấm mà Tổng thống Mỹ Barack Obama dành cho Thủ tướng Ấn Độ Modi ngay khi đáp xuống sân bay quân sự Palam ở New Delhi sáng 25/1.
Nếu như 2 năm trước, cũng dưới thời Tổng thống Obama nhưng quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ được cho là khá lạnh nhạt vì một số tranh cãi ngoại giao, thì giờ đây, 2 nước sẽ nghiêm túc đánh giá lại tầm quan trọng của mối quan hệ song phương chiến lược nhằm đạt được thỏa thuận về hợp tác về năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, thuế quan, hợp tác quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và hạt nhân dân sự.
Trong chuyến thăm New Delhi lần này, ông Obama sẽ vinh dự là Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự cuộc diễu hành Ngày Cộng hòa Ấn Độ, một hoạt động phô diễn sức mạnh quân sự của quốc gia Nam Á này. Tổng thống Obama cũng dự kiến tham gia một chương trình trên đài phát thanh cùng với Thủ tướng Ấn Độ Modi. Tất cả những điều này minh chứng cho sự hồi sinh của quan hệ Mỹ - Ấn.
Chuyên gia Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA) Sanjeev Shrivastav nhận định: "Đây không chỉ là một chuyến thăm mang ý nghĩa tượng trưng. Nó nói lên rất nhiều điều. Nó cho thấy quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn đang ngày càng sâu sắc. Họ đang xây dựng lòng tin đối với nhau, đối với khả năng, giá trị, thách thức và cơ hội của nhau".
Lĩnh vực thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong chương trình nghị sự Mỹ - Ấn có lẽ là hợp tác quốc phòng. Hai nước ký thỏa thuận khung về quốc phòng cách đây 10 năm và rất có thể nhân chuyến thăm New Delhi lần này của ông Obama, 2 bên sẽ ký một thỏa thuận mới trong 10 năm tới.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, thỏa thuận mới có thể sẽ cho phép 2 nước tăng cường hợp tác công nghệ quốc phòng cũng như vũ trụ. Chuyên gia Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ Avinash Godbole cho biết: "Ấn Độ đang tìm cách tăng cường sản xuất quốc phòng trong nước. Vì thế Sáng kiến Thương mại và Công nghệ Quốc phòng (DTTI) và các tiến trình khác mà Ấn Độ đang triển khai sẽ tập trung theo hướng này. Ấn Độ muốn xây dựng một hệ thống quốc phòng bằng chính sản phẩm do họ làm ra. Vì thế hai bên rất có thể sẽ đạt được thỏa thuận về vấn đề này".
Mỹ đang ngày càng đề cao Ấn Độ trên khía cạnh quân sự và thương mại bởi quy mô, địa thế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tiềm năng của quốc gia Nam Á này với tư cách một đối trọng trong khu vực. Kim ngạch thương mại Mỹ - Ấn đang ở mức 100 tỷ USD và cả hai kỳ vọng sẽ tăng gấp 5 lần con số này trong vòng 10 năm tới.
Chuyên gia về Ấn Độ Stephen Cohen cho rằng, Mỹ và Ấn có rất nhiều điểm chung, thể hiện ở các mặt như cùng chia sẻ mối hoài nghi đối với Trung Quốc, quan tâm sâu sắc tới vấn đề Pakistan và cam kết chống khủng bố. Vì thế, rất dễ hiểu khi 2 nước mong muốn đi đến thống nhất trong nhiều vấn đề và hình thành một tầm nhìn chiến lược chung./.
Theo Diệu Hương/VOV- Trung tâm Tin Tổng hợp
Triều Tiên cảnh cáo Hàn Quốc vì thách thức Bình Nhưỡng Triều Tiên hôm 25/1 cảnh báo chính phủ Hàn Quốc không nên bóp méo hay chỉ trích nỗ lực đối thoại của Bình Nhưỡng. Động thái này khiến khả năng của cuộc đàm phán liên Triều, từng được kỳ vọng có thể diễn ra trong tháng này, trở nên rất mong manh. Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang-gon...