Báo chí Đức lên án Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng trên Biển Đông
Các báo điện tử lớn nhất của Đức như báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ), báo Sóng Đức (Deutsche Welle) và báo Thế giới (die Welt) mới đây đã đồng loạt có các bài viết lên án Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng các đảo trên Biển Đông.
Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông. (Nguồn:nytimes.com)
Báo điện tử “Toàn cảnh Frankfurt” ngày 10/4 có bài viết với tiêu đề “Những hòn đảo của quyền lực” chỉ trích Trung Quốc muốn tạo sự đã rồi trên Biển Đông, đồng thời dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Trung Quốc không nên có các hành động “hiếu chiến” trên Biển Đông và nhấn mạnh trong quá trình xử lý tranh chấp lãnh thổ, Bắc Kinh đã không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn và quy định của luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Trong khi đó, báo điện tử Sóng Đức cùng ngày cũng có bài viết tiêu đề “Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông” phản ánh về việc Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo trên Biển Đông, với chùm 10 ảnh cập nhật về những hoạt động cải tạo này cùng các bình luận đi kèm ở mỗi ảnh.
Còn tờ Thế giới cùng ngày có bài “Trung Quốc khó chịu trước sự can dự của Mỹ” kèm loạt ảnh mới nhất do Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) công bố về hoạt động cải tạo đá Vành Khăn của Trung Quốc. Bài báo cho rằng những hành động cải tạo đảo của Trung Quốc đã làm cho Mỹ “không thể ngồi yên” và buộc phải thể hiện thái độ phản đối rõ ràng./.
Theo (Vietnam )
Báo chí Đức kiện đòi Google... chia tiền lợi nhuận!
Một số nhà xuất bản và một vài tờ báo lớn của Đức đang tiến hành các thủ tục kiện tụng Google. Họ cho rằng máy tìm kiếm của hãng này đã lấy nhiều thông tin từ Đức và kiếm lợi từ những thông tin này. Ngành báo chí xuất bản Đức đòi Google phải chia 11% lợi nhuận cho họ.
Trong hồ sơ mà ngành báo chí xuất bản Đức dự định sẽ đệ lên tòa án, bên nguyên đơn yêu cầu Google "trích ra 11% tổng doanh thu, bao gồm cả doanh thu ở nước ngoài để trả cho những thông tin trích dẫn mà họ đã lấy một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ báo điện tử hoặc tạp chí của Đức".
Bước đi này là một nỗ lực tiếp theo của ngành báo chí xuất bản Đức nhằm đưa Google ra tòa, điều mà họ đã không đạt được vào năm ngoái. Trong năm ngoái, Hạ viện Đức đã chấp thuận một điều luật trong đó yêu cầu Google trả một khoản phí bản quyền cho nội dung tái xuất bản trên Internet. Tuy nhiên để điều luật này có hiệu lực nó phải được Thượng viện phê chuẩn.
Các tờ báo lớn và nhà xuất bản tham gia vào chiến dịch chống Google năm nay có Axel Springer, Burda, WAZ và Muncher Merkur. Một số tờ báo điện tử quyết định không tham gia, bao gồm Spiegel Online, Handelsblatt, Sueddeutsche.de, Stern.de và Focus.
Nói chung người Đức đã có lịch sử không ưa các sản phẩm của Google. Chính phủ Đức đã cấm Google Street View được triển khai nếu không cung cấp tùy chọn không tham gia. Google có vẻ cũng không được các thẩm phán và các nhà lập pháp châu Âu ưa thích. Tháng trước, tòa án châu Âu đã ra một phán quyết rằng, công dân của họ "có quyền được lãng quên" và có quyền yêu cầu Google xóa các liên kết liên quan đến họ trong kết quả mà máy tìm kiếm đưa ra.
Các nhà xuất bản ở châu Âu đã có một quá khứ "gây gổ" với Google. Copiepresse - nhóm đại diện thương mại cho giới báo chí Bỉ đã tiến hành một cuộc chiến pháp lý với Google về "các trích dẫn và liên kết" từ năm 2007. Copiepresse đã giành "chiến thắng" và buộc Google phải sửa lại các kết quả tìm kiếm của mình. Tuy nhiên, cuộc chiến này đã chấm dứt sau 4 năm khi ngành báo chí xuất bản Bỉ nhận ra rằng, họ thực sự muốn được có mặt trong kết quả tìm kiếm của Google Search.
Theo Arstechnica