Báo chí Ấn Độ viết gì về vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981?
Việc Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan và hàng chục tàu hộ tống tới khu vực cách bờ biển Việt Nam chỉ 120 hải lý đã được đăng tải tràn ngập trên các mặt báo của Ấn Độ trong 2 ngày qua.
Cận cảnh tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển của Việt Nam gần vị trí hạ đặt giàn khoan Hd 981.
Báo The Economic Times ngày 7/5 đăng bài viết của nhà báo Ấn Độ Dipanjan Roy Chaudhury nhận định việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là nhằm tăng cường yêu sách về lãnh thổ.
Theo tác giả, lâu nay Trung Quốc vẫn cho rằng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông của họ là “cố hữu” và “không thể tranh cãi”, song rõ ràng Bắc Kinh “thiếu chứng cứ pháp lý quốc tế” và đang “vi phạm luật quốc tế”, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển UNCLOS 1982.
“Tuyên bố của Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế và là một trở ngại lớn đối với nỗ lực giải quyết tranh chấp trong khu vực”, tác giả bài báo viết.
Trong số ra ngày 8/5, báo The Economic Times tiếp tục đăng bài viết cho rằng việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam đã đẩy tình hình căng thẳng giữa hai nước lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Video đang HOT
Bài báo nhấn mạnh những hành động này của Trung Quốc ngược với tinh thần UNCLOS 1982, cũng như những thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký với các nước Đông Nam Á. Theo đó kêu gọi các quốc gia không đơn phương tiến hành các họat động làm leo thang căng thẳng.
Mạng tin của SAAG (Nhóm phân tích Nam Á) chiều 8/5 cũng đăng bài viết của Tiến sĩ Subhash Kapila nhận định hành động của Trung Quốc đe dọa an ninh và ổn định hàng hải ở Biển Đông. Tiến sĩ Kapila nhấn mạnh những động thái của Trung Quốc nằm trong chiến lược đã được tính toán kỹ, vì vậy những diễn biến phức tạp sẽ còn tiếp tục nảy sinh trong thời gian tới.
Báo The Indian Express cũng đăng tải bài viết trong đó cảnh báo rằng Ấn Độ sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi liên quan của nước này tại Biển Đông.
Trong khi đó, báo The Time of India đăng bài viết của Tiến sĩ S.D. Pradhan nhận định chính sách của Trung Quốc đối với các nước láng giềng đã làm gia tăng các nguy cơ xung đột nghiêm trọng trong khu vực.
Theo Dân Trí
4 điểm nghiêm trọng khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xem là hành động khiêu khích nghiêm trọng nhất của Bắc Kinh đối với những tranh chấp trên Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki tuyên bố quyết định đưa giàn khoan dầu hiện đại HD-981 trị giá 1 tỷ USD vào sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam và chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý hôm 1/5 là hành động "mang tính khiêu khích và không giúp ích gì cho công tác duy trì hòa bình cũng như ổn định trong khu vực".
Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan dầu về nước song Bắc Kinh lại cảnh báo Việt Nam không được quấy rối hoạt động của HD-981. Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền với vùng đặc quyền rộng 3 dặm bao quanh giàn khoan dầu.
Giàn khoan dầu HD-981 của Trung Quốc trên Biển Đông
Không những vậy, Trung Quốc còn ngang nhiên khẳng định giàn khoan dầu HD-981 hoạt động trong khu vực hải phận quốc gia và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chuỗi đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1974.
Hành động đó của Trung Quốc hoàn toàn sai so với Công ước Luật Biển 1982. Bởi đây không phải là quốc gia quần đảo, và không có một quy định nào cho phép Trung Quốc quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo. Việt Nam luôn xác định Hoàng Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, luôn tuân thủ quy định về quần đảo theo Công ước Luật Biển 1982. Theo đó, hòn đảo nào có đời sống kinh tế riêng, thích hợp với đời sống con người thì có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Còn đối với những đảo nhỏ bé không có đời sống kinh tế riêng, không thích hợp với cuộc sống con người thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Nghiêm trọng hơn là việc Trung Quốc đã tự cho ra đời tấm bản đồ "đường chín đoạn" miêu tả một khu vực rộng lớn hình chữ U chiếm gần trọn Biển Đông bất chấp mọi luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng luôn mập mờ trong việc thể hiện tham vọng bá quyền của mình. Chính sự mập mờ này đã khơi mào căng thẳng tại nhiều khu vực trên Biển Đông. Theo tờ The Economist, có 4 lý do thể hiện mức độ cực kỳ nghiêm trọng khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 tới hải phận của Việt Nam.
Thứ nhất, Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu cá và tàu tìm kiếm dầu tới vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tiến hành khoan dầu tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Thứ hai, trong sự việc lần này, Trung Quốc đã điều tới 80 tàu bao gồm cả tàu hải quân để bảo vệ giàn khoan HD-981.
Thứ ba, giàn khoan HD-981 được đặt trên một vùng biển rộng lớn và Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn khi phải một mình đối phó với hành động trái phép từ Bắc Kinh.
Cuối cùng, sự xuất hiện của giàn khoan dầu HD-981 trên Biển Đông được xem là hành động Trung Quốc muốn phản đối chuyến thăm tới 4 nước châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Obama đã tái khẳng định cam kết hỗ trợ an ninh và duy trì chiến lược "trục châu Á" với các đồng minh trong khu vực.
Thậm chí, tại Nhật Bản, ông Obama còn tuyên bố rằng quần đảo tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo trên biển Hoa Đông - Senkaku/Điếu Ngư, nằm trong hiệp ước an ninh chung giữa hai nước và được Washington bảo vệ. Ngoài ra, Mỹ cũng đã ký một bản hiệp ước an ninh mới có hiệu lực trong 10 năm với đồng minh Philippines ngay trước thời điểm ông Obama đặt chân tới thăm Manila.
Nguồn tin từ phía lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam, các vụ va chạm giữa tàu hộ vệ cho giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã khiến 8 tàu Việt Nam bị hư hỏng và 6 kiểm ngư viên bị thương.
Theo VNN
Những hành động ngang ngược của Trung Quốc với Việt Nam Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan khổng lồ vào hải phận Việt Nam, in và lưu hành bản đồ đường lưỡi bò; tấn công, truy đuổi tàu cá Việt Nam, cướp tài sản ở biển Đông... Ngang nhiên kéo giàn khoan khổng lồ vào lãnh hải Việt Nam Ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh...