Bão ‘chẻ đôi’ đảo đá vôi
Một phần đảo Koh Talu bị bão chẻ đôi và rơi xuống biển, làm hỏng 20% diện tích san hô dưới mặt nước.
Mưa bão tuần trước đã làm vỡ đảo đá vôi Koh Talu ở ngoài khơi tỉnh Krabi, miền nam Thái Lan, hôm 20/10, khiến 15-20% diện tích đá tách khỏi đảo. Giám đốc công viên Prayoon Pongphan cho hay đảo xuất hiện nhiều vết nứt, có thể do xói mòn trong nhiều năm.
“Mưa lớn liên tục và gió giật mạnh do bão đã làm suy yếu đảo đá, khiến nó sụp xuống. Tôi muốn nhắc nhở khách du lịch chớ đến gần vì rất nguy hiểm”, ông nói. “Phần đá vỡ nặng khoảng 30.000 – 50.000 tấn, làm hỏng 20% diện tích san hô dưới bề mặt”.
Phần đá tách khỏ i đảo Koh Talu bị chẻ làm đôi. Video: Reuters/Newsflare
Giới chức công viên đã phong tỏa khu vực giữa đảo Phi Phi và đất liền Krabi trong lúc hướng dẫn du khách tránh xa hiện trường. Họ đang điều tra vụ sập và lên kế hoạch bảo vệ hòn đá.
Đảo Koh Talu thuộc Công viên Hải dương Quốc gia Mu Ko Angthong, nằm ở Vịnh Thái Lan, có diện tích 102 km2 gồm 42 hòn đảo. Các đảo ở đây đều là đá vôi, có niên đại khoảng 260 triệu năm.
5 người kẹt lại đảo hoang 2 tháng do dịch Covid-19
Vốn lên kế hoạch tới đảo Kyun Pila (Myanmar) trong một tháng, nhóm 5 tình nguyện viên bị kẹt lại trên hòn đảo gấp đôi thời gian này khi dịch bệnh bùng phát.
Nữ tình nguyện viên Natalie Poole (35 tuổi, người Anh) tới hòn đảo Kyun Pila ở Myanmar cùng 4 người khác từ 19/3 để thực hiện một số công việc bảo vệ rặng san hô ở khu vực này. Công việc dự kiến keo dài trong một tháng.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát, Myanmar thực hiện phong tỏa và ngừng các phương tiện giao thông, khiến 5 người bị kẹt lại trên hòn đảo cách đất liền 6 tiếng đi thuyền.
5 tình nguyện viên bị kẹt lại đảo hoang 2 tháng.
Trong gần 2 tháng qua, cả nhóm cố gắng cầm cự bằng số thức ăn ít ỏi được tiếp tế từ một resort cách hòn đảo khoảng 15 phút đi thuyền.
Nhóm cũng chia ra đi tìm kiếm thêm thức ăn trên đảo, như trái cây hay các loại khoai, sắn.
Bên cạnh đó, 5 người còn tận dụng các loại rác thải nhựa thu gom được để dựng một chiếc lều tạm.
"Điều khó khăn nhất đối với chúng tôi là không biết sẽ phải ở đây bao lâu. Chúng tôi phải sinh tồn trên một không gian hạn hẹp. Tình hình thêm căng thẳng khi ai cũng nhớ gia đình, muốn được về nhà", Poole nói với BBC.
Dù 5 người được tiếp tế thức ăn nhưng số lần nhận được lẻ tẻ và thực phẩm cũng rời rạc. Cả nhóm chỉ dám ăn lượng thức ăn cơ bản, "đủ để tồn tại" vì không biết khi nào mới đến lần nhận đồ tiếp theo. Bên cạnh đó, họ cũng phải đề phòng các loại côn trùng nguy hiểm, thú hoang có trên đảo như bọ cạp, rắn, lợn rừng...
5 người tận dụng các dụng cụ, rác thải nhựa để làm nơi trú ẩn.
Cả nhóm được giải cứu và dự kiến về nước vào 5/5. Tuy nhiên, hiện họ vẫn chưa thể về hẳn đất liền nếu không có vé máy bay rời đi ngay.
Lúc này, visa của Poole đã hết hạn, không có nơi nào cấp mới. Cô cũng không thể đi bằng đường thủy qua Thái Lan vì nước láng giềng này đã đóng cửa biên giới.
Thành phố Yangon là nơi hàng không còn hoạt động nhưng cô cũng không thể sử dụng con đường này vì để mua được vé, Poole phải đi tàu 6 tiếng vào đất liền rồi phải đi thêm một chuyến bay nội địa nữa mới đến Yangon.
Hiện, cả nhóm vẫn đang đợi cơ hội để trở về nước và hy vọng sẽ được lên máy bay trước khi mùa mưa bắt đầu.
Diễn biến bất thường xung quanh căn cứ Ream phía nam Biển Đông Dù Campuchia nhiều lần lên tiếng bác bỏ nhưng cơ quan nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra diễn biến bất thường tại căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville (Campuchia) - vốn bị cho là đang dần có sự hiện diện của Trung Quốc. Vị trí căn cứ hải quân Ream ĐỒ HỌA: TL Rạng sáng 3.10 (theo giờ VN), Chương...