Bảo Chấn: ‘Tôi vẫn còn nằm mơ thấy nhạc’
Thừa nhận mình đã đến tuổi nghỉ ngơi và “nằm dưới đáy lâu rồi”, nhạc sĩ lừng danh cho biết tình yêu âm nhạc của mình vẫn không thay đổi, âm nhạc vẫn là cứu cánh của cuộc đời.
Không dễ dàng để nhắc lại vết thương cũ. Bởi dẫu đã lành đi chăng nữa, nhưng trái gió trở trời, hoặc vô tình, hoặc cố ý chạm vào, đều để lại vết nhói. Hiểu sự khắc nghiệt ấy, tôi đã mang sự dè dặt đến cuộc trò truyện cùng Bảo Chấn.
Cà phê thơm và đắng, nụ cười hiền hậu và bao dung, khi đối diện tôi, Bảo Chấn đã xóa tan đi dự cảm lo lắng ban đầu, đến độ tôi phải ngỡ ngàng tự hỏi: “Một người dễ thương như thế này, mà ai nỡ làm đau?”. Và, tình cờ đến thảng thốt khi tiệm cà phê hôm ấy, người ta mở toàn nhạc của… thời Bảo Chấn. Có lẽ bởi cơ duyên ấy mà câu chuyện trở nên cởi mở và thanh thản…
Tôi đã nằm dưới đáy lâu rồi…
- Hơn 60 tuổi, vẫn ngược xuôi đi tỉnh với những kế hoạch nhạc mà nếu không phải dân trong nghề, sẽ ít biết về nó. Cuộc sống đã ổn định, danh tiếng đã từng, nhạc sĩ Bảo Chấn sao lại còn “đày đọa” mình như vậy?
- Ở tuổi tôi, người ta đã nghỉ ngơi hết rồi. Thế hệ chúng tôi cũng đã trở nên lạc lõng và không bắt kịp thời đại. Bây giờ, tôi thấy mình không còn hiểu được giới trẻ nữa, nhưng đó là quy luật, vậy thôi. Không còn biết viết cho ai, không tìm được tiếng nói chung, thì tôi chuyển sang làm việc khác, như dựng nhạc múa, viết nhạc phim…
Tôi vẫn đang cố gắng làm việc, để biết mình còn tồn tại. Và tôi cũng không bỏ được âm nhạc, bởi nó vẫn ở trong đầu, trong giấc mơ của tôi. Nhiều khi nửa đêm thức giấc, tôi ngồi bần thần suốt mấy tiếng đồng hồ vì một giai điệu nào đó trong giấc mơ. Đến tuổi này, tôi vẫn muốn khám phá xem mình là ai? Trong gia đình tôi, âm nhạc như cứu cánh. Bây giờ con cái lớn rồi, không còn nhiều sự liên thân với nhau, tôi cũng không thể trẻ hơn, nên muốn hiểu con thì chỉ bằng con đường âm nhạc. Hai cô con gái hay chơi nhạc, và gọi ba xuống chơi cho chúng nghe. Nhờ âm nhạc, khoảng cách giữa hai thế hệ được rút ngắn.
- Cho đến bây giờ, nhìn lại quãng đường đã qua trong âm nhạc, ông nghĩ mình được gì và mất gì?
- Sống trong môi trường âm nhạc, thú vị lắm, quan sát được mọi cái bi hài của cuộc sống. Âm nhạc giúp tôi giải quyết cuộc đời theo cách dễ nhất. Âm nhạc cũng đã mang đến cho tôi những người bạn, tri kỷ, những người ở bên cạnh tôi, dù cho khó khăn xảy đến.
- Chạm vào vết thương cũ là điều tàn nhẫn, nhưng tôi tin, trong lòng nhạc sĩ bây giờ đã đủ sự bình thản để nói về sự mất?
- (Im lặng và tư lự khá lâu) Nhiều khi tôi nghĩ, nếu không chọn con đường âm nhạc, thì đời tôi đã rẽ sang một trang khác rồi. Toàn bộ thời gian tuổi trẻ tôi đã dành cho âm nhạc và tôi không có gì phải hối hận.
Video đang HOT
Sóng gió năm 2002, tôi không xem đó là cái mất, mà là sự xui xẻo. Cái xui xẻo rơi xuống đời tôi thì tôi phải chấp nhận nó. Tôi nghiệm ra, ở đời, dù mình có cống hiến nhiều cũng ít được nhớ lắm, nhưng khi mình bị “vết” gì đó, người ta sẽ nhớ suốt đời. Khi đó, tôi xác định, mình đang rơi vào một cuộc chơi, đã lỡ nhảy vô thì phải nhảy theo, họ đốn chân thì mình phải chịu, bởi đã là cuộc chơi thì phải chấp nhận.
Tôi có một triết lý: Ở đời, hãy là bức tường, để khi trái banh ném vào, nó sẽ bị dội lại. Còn nếu không thể là bức tường, hãy là bông gòn, để những cú đấm ít gây tổn hại cho mình nhất.
- Thưa nhạc sĩ, ông là bức tường hay bông gòn trong quãng thời gian khó khăn ấy?
- Đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao sự cố lại xảy ra đến với mình? Tôi chủ quan lắm, chưa bao giờ nghĩ mình có kẻ thù, vì từ nhỏ tới lớn, tôi có nói xấu ai đâu? Tôi cũng tự quan sát và thấy chưa bao giờ mình là người xấc xược, khiến ta ghét. Nhưng rồi tôi tự lý giải với mình: Tất cả con người trên đời này đều có mặt tốt và xấu. Nhiều người có thú vui thích gây căng thẳng cho người khác. Đừng để lọt vào trò chơi của người ta. Người ta đã đánh tôi nhiều roi rồi, nên đánh thêm roi nữa, cũng không tăng lên là mấy.
Sau này, có nhiều người tìm ra lý do để chứng minh thế này, thế kia, rồi nhiều nhà báo tìm đến tôi bằng cách này, cách khác, nhưng tôi đều từ chối. Anh đâm người ta một nhát, rồi sau đó anh chứng minh rằng nhát đâm đó là sai, thì có ích gì? Nhục mạ một con người là vấn đề không nhỏ, nhưng sẽ trở thành vô vị khi mình không quan trọng đến nó. Hồi đó, nhiều nhạc sĩ phản ứng bằng cách đòi trải chiếu trước tòa báo, đòi minh oan, chứ không họ sẽ tự tử, và có người không chịu được, đã tự kỷ. Khi ấy, tôi nghĩ, đời tôi đã nằm dưới đáy rồi, không còn cái gì thấp hơn được nữa. Tôi nằm dưới bùn cũng không sao. Tôi chỉ nghĩ đến các con. Chúng có diện mạo, dòng họ, tội chúng… Khi ấy, ngày nào tôi cũng chơi đàn. Khi dời cây đàn từ tầng 3 xuống tầng 1 là lòng tôi đã thanh thản, vết thương đã lành.
- Xin nhạc sĩ thứ lỗi, nếu câu hỏi này có gì đụng chạm đến ông, nhưng có phải chính vết thương ngày cũ khiến ông có cảm giác có lỗi với gia đình, nên bây giờ ông ra sức làm việc để giữ gìn hình ảnh người cha trong mắt con cái?
- Thật sự là trong gia đình không ai muốn tôi hoạt động nghệ thuật nữa. Điều đó cũng chẳng có gì là lạ, bởi dưới góc nhìn của người bình thường, công việc của tôi vừa quá…, vừa không đem lại nhiều tiền. Ở tuổi này, tôi muốn gì thì có con cái lo lắng, nên chúng xót khi thấy tôi làm việc. Mỗi khi tôi tập trung sáng tác thì tầng 3 của tôi không ai lên xuống được. Hoạt động nghệ thuật của tôi cá biệt, khi nào muốn đi thì tôi chui ra khỏi cái ngách của mình, rong chơi. Đến khi chán, lại “chiêu hồi” gia đình (cười). Gia đình chưa bao giờ oán trách gì tôi. Vết thương trong gia đình tôi, giờ cũng đã lành rồi. Tôi ổn thì mọi người cũng ổn theo tôi.
Có hào quang đâu mà níu giữ?
- Là người góp phần đưa những tên tuổi Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Hà Trần, Bằng Kiều lên bục danh vọng, rồi một ngày bị tước đi mọi thứ. Làm sao để từ bỏ vầng hào quang, dẫu biết nó đã trở thành “một thời đã cũ”?
- Tôi xem những ca sĩ mình dự phần vào kế hoạch âm nhạc của họ là những mầm cây. Nếu mình trồng đúng thì cây sẽ phát triển. Trồng hết đợt này thì trồng đợt khác, chứ ai lại trầm trồ mình bao giờ? Cũng làm gì có hào quang? Mình trồng được thì người khác cũng trồng được thôi.
- Vậy những “cây” ông đã trồng, vẫn ở bên khi nhạc sĩ gặp nạn chứ?
- Dĩ nhiên cũng có người này người kia, nhưng gần như 90% ca sĩ từng làm việc với tôi đều gọi điện thoại lo lắng, hỏi han. Nhưng tôi không nghe máy. Có lẽ, bởi vậy mà có người đồn tôi tự tử,…
Tôi nhớ, khi sự việc xảy ra, anh Trần Tiến rủ tôi ra Đà Nẵng chơi, lo lắng mọi thứ về tiền bạc, tinh thần. Anh nói: “Mày đừng quan trọng việc đó. Cứ như tao đây này, khi người ta nói về tao, tao nói, vâng, em xin rút kinh nghiệm. Vậy là xong”. Một đêm, hai anh em nhậu ở cầu quay Đà Nẵng, anh hỏi tôi: “Này! Thế rốt cuộc việc đó là như thế nào nhỉ?”. Tôi nghe mà chảy nước mắt. Có những người như vậy đó, họ chỉ cần biết mình gặp nạn, là đến ngay bên mình, ở bên cạnh mình. Chẳng cần biết sự việc như thế nào. Cho đến giờ, trong tôi, anh Trần Tiến luôn là người anh vĩ đại.
- Thật tình cờ khi hôm nay quán cà phê chúng ta ngồi lại mở nhạc thời của nhạc sĩ… Ông có thường nghe lại những bản nhạc của mình?
- Lâu rồi, tôi không chủ động nghe lại những bản nhạc của thời tôi. Thỉnh thoảng, chúng cứ vô tình rớt vô tai vậy đó. Khi thì hàng xóm mở, khi thì ngồi trên những chuyến xe đi xa. Khi bài hát cất lên, toàn bộ kỷ niệm của thời đó lại ùa về. Nhiều khi tôi không ngăn được xúc động, phải bốc điện thoại gọi cho người cả chục năm không gọi, khiến họ bất ngờ.
- Bây giờ, dường như nhạc sĩ lạc lõng với chính những người từng thuộc thời của mình?
- Nếu không có việc gì làm, tôi hay nghĩ ngợi về những gì đã qua. Tôi thích sự hồn nhiên, vui vẻ của thời đó. Bây giờ thì hết rồi. Cũng chẳng nên ngạc nhiên hay trách, hay ôm quá khứ làm gì. Mỗi thời một khác, mối bận tâm cũng khác. Làm nghệ sĩ, hãy xem quy luật thời gian là chuyện bình thường.
Bây giờ, khi không làm việc, tôi ở nhà đọc sách, bồi bổ văn hóa hồi xưa mình thiếu. Cuộc đời cũng như cuốn sách, cứ từ từ mà đọc, còn chờ đón xem có gì đang chờ mình nữa chứ…
Theo F
Cha khóc trên tòa vì con gái đâm thím dâu
Người đàn ông trung niên tóc lấm tấm hoa râu với khuôn mặt đăm chiêu chậm chạp bước vào trụ sở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang). Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng rưỡi ông phải đến tòa để nghe xét xử nhưng không phải vì lỗi lầm của ông mà do tội đứa con gái bị "khùng" gây ra.
Càng đau lòng hơn khi người mà nó đã nhắm tới lại là thím của nó, tức là người vợ em trai thứ Năm của ông. Trong lúc chờ đợi Tòa làm việc, ông ngậm ngùi nhớ lại những việc xảy ra...
20 tuổi, ông cưới vợ, sau đó vợ ông sinh 3 người con, 2 gái, 1 trai. Cuộc sống tuy có phần vất vả nhưng vợ chồng ông cũng phần nào hạnh phúc khi nhìn thấy 3 đứa con ngày một khôn lớn, trưởng thành. Bất hạnh chỉ đổ xuống gia đình ông khi cô con gái thứ hai tên Lê Thị Tố Quyên (SN 1979, ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đổ bệnh động kinh vào năm 1999 và trở thành cô gái "điên điên khùng khùng" không còn khả năng lao động, bị người yêu ruồng bỏ khi tuổi còn chưa đầy 20. Thương con, ông đưa Quyên đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Sáng 18/5/2010, ông phải ra ủy ban xã họp dân bàn xét hộ nghèo. Ở nhà, Quyên dùng dao... đâm người thím dâu thứ năm gây thương tích nặng. Nạn nhân chỉ nói được một câu: "Trời ơi, chết tôi rồi!", sau đó ngất xỉu. Nhờ được đi cấp cứu kịp thời, bà Điệp thoát chết nhưng bị tổn hại 21% sức khỏe.
Theo kết quả giám định pháp y tâm thần thì về y học: Trước, trong và sau khi gây án, đương sự Tố Quyên có bệnh động kinh cơn lớn có biến đổi nhân cách về pháp luật: Đương sự gây án ngoài cơn, vẫn có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhưng bị hạn chế do bệnh. Từ cơ sở này, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Quyên về tội "Cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, xét thấy Quyên bị bệnh, đang còn phải uống thuốc điều trị hàng ngày nên không bắt tạm giam mà chỉ ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.
Vậy nếu đương sự gây án khi không ở trong cơn động kinh thì đâu là động cơ thực sự của Quyên khi đâm bà Điệp?. Bà Điệp cho rằng có thể Quyên đã bị ông Tư Minh xúi giục do 2 ngày trước khi xảy ra vụ án, ông Minh hỏi mượn bà 300.000 đồng không được nên nảy sinh lòng thù ghét. Thậm chí, bà Điệp cho rằng lúc đó chính ông Minh đã nói với bà: "Tao kêu nó đâm mày đấy, mày làm gì được tao", tiếc là không có ai làm chứng.
Trong khi đó, Quyên khai cô ta gây án do có sự thù hằn với bà Điệp vì từ hơn 2 năm trước, Quyên đã nghe người khác (không nhớ là ai) nói lại rằng bà Điệp đã đi nói với nhiều người (cũng không xác định được là nói với ai) rằng Quyên đi làm đĩ, cặp kè với nhiều người đàn ông để "kiếm tiền uống cà phê". Vì chuyện này, Quyên thường xuyên chửi bới, hăm dọa bà Điệp: "Bà còn nhiều chuyện là có ngày dao Thái ăn bà đó!". Tuy nhiên, gia đình Quyên xác định đây đều là những điều do cô ta tưởng tượng ra. Thậm chí Quyên còn thường đi rêu rao với người ngoài rằng cô ta "bị mẹ bỏ đói, bỏ khát, không cho ăn uống...".
Trong phiên tòa sơ thẩm lần 1, HĐXX nhận thấy bị cáo Tố Quyên có nhiều biểu hiện tâm thần bất bình thường nên đã tuyên hoãn phiên tòa để yêu cầu Viện giám định pháp y tâm thần trung ương - Phân viện phía Nam giải thích về kết luận giám định của mình để có cơ sở xử lý bị cáo.
Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan giám định pháp y tâm thần khẳng định bị cáo vẫn có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, Tòa tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ hai.
Lần này, do Quyên đang điều trị bệnh lại hay bị kích động nên đã làm đơn xin Tòa xử vắng mặt. Trong khi người bị hại và cũng là thím dâu của bị cáo vẫn cương quyết đề nghị Tòa cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian (xử tù giam) để bị cáo không còn đe dọa gia đình bà nữa vì sau khi gây án Quyên vẫn liên tục đe dọa sẽ tiếp tục hành hung các thành viên trong gia đình bà khiến mọi người lo lắng mất ăn mất ngủ.
Còn nếu xác định bị cáo có bệnh (động kinh) thì yêu cầu đưa bị cáo vào các trung tâm điều trị cho hết bệnh. Riêng về phần trách nhiệm dân sự bà Điệp chỉ yêu cầu cha mẹ bị cáo bồi thường tiền thuốc men điều trị và tiền tàu xe đi lại là 12 triệu đồng.
Đáp lại, cha của bị cáo thừa nhận lỗi lầm của con gái mình và đồng ý sẽ bồi thường toàn bộ số tiền còn lại (6 triệu đồng) cho người em dâu nhưng xin Tòa cho bị cáo hưởng tù treo và ở nhà để gia đình ông chăm sóc, quản lý cho hết bệnh. Nói dứt câu, hai hàng nước mắt đã chảy dài trên hai gò má đen rạm nắng của người đàn ông lam lũ, bất hạnh.
Tòa nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm hại đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, sau khi phạm tội, bị cáo đã thành khẩn khai báo gia đình đã bồi thường khắc phụ một phần hậu quả cho người bị hại khi phạm tội đang bị bệnh hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình...
Vì lẽ đó, Tòa tuyên phạt Tố Quyên 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm, giao cho gia đình và chính quyền địa phương giám sát, giáo dục. Tòa cũng tuyên buộc hai cha con bị cáo phải bồi thường cho người bị hại thêm 6 triệu đồng.
Kết thúc phiên tòa, khuôn mặt của người đàn thương con đã rạng ra một chút. Trong khi đó, người em dâu thì rầu rĩ như đang lo lắng cho những ngày tiếp theo sẽ ra sao nếu Quyên lại lên cơn...
Theo PLVN
Cha rũ bỏ con từ trong 'trứng nước' Trước khi mất, mẹ bảo gặp lại cha hay không là quyền của con nhưng sao con có thể tha thứ cho lỗi lầm ấy. Mẹ bảo, tôi đến với mẹ là một cơ duyên may mắn trời cho, chưa bao giờ mẹ tiếc nuối vì đã có tôi. Hồi đó, mẹ là một phụ nữ 30 tuổi, không xinh đẹp sắc sảo,...