Bão cấp 8 đang hướng vào đất liền, Bắc Bộ đề phòng lũ quét
Bão số 2 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, hướng vào đất liền các tỉnh từ Nam Định – Hà Tĩnh. Từ chiều và đêm ngày 16/7 đến ngày 18/7, ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 2 (Ảnh: NCHMF).
Hồi 16h chiều nay (15/7), vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và còn có khả năng mạnh hơn. Đến 16h ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nam Định đến Hà Tĩnh khoảng 230km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió bão mạnh từ cấp 6 trở lên, biển động): vĩ tuyến 16,0 đến 20,0N; phía Tây kinh tuyến 113,0E.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng mai (16/7) ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10; sóng biển cao từ 3-5m; Biển động rất mạnh.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 4h ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển các tỉnh Nam Định đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão, từ tối nay và đêm mai, trên vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10; ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.
Video đang HOT
Mưa lớn diện rộng, đề phòng sạt lở đất
Từ chiều và đêm ngày 16/7 đến ngày 18/7 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to: Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An 250-350mm; các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Hà Tĩnh 150-250mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên 100-200mm; các khu vực khác của Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình-Thừa Thiên Huế 50-150mm.
Từ ngày 17-19/7, một đợt lũ sẽ xuất hiện trên thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình với biên độ lũ lên từ 2-3m, trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh biên độ lũ lên từ 4-6m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái ở mức báo động (BĐ) BĐ2, tại Phú Thọ ở mức BĐ1; trên sông Lô tại Tuyên Quang, sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Hoàng Long tại Bến Đế ở mức BĐ1; trên sông Hiếu (Nghệ An), sông Bưởi và thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) ở mức BĐ1 và trên BĐ1; trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) ở mức BĐ1-BĐ2; hạ lưu sông Mã và sông Cả còn dưới mức BĐ1.
Lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ xuất hiện như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh.
Trong đêm nay và ngày mai, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông mạnh. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, gió mạnh ở vùng biển phía Nam cấp 1-2.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Cấm các phương tiện ra khơi trước diễn biến phức tạp của bão số 2
Dự báo 16h hôm nay 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 240km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-11.
Sáng 16/7, dưới sự chủ trì của ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai Trung ương, Ban chỉ đạo PCTT họp trực tuyến triển khai công tác chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 2. Các đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ huy PCTT tỉnh; Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Nghệ An.
Bão số 2 đang tiến vào Nghệ An.
Tại cuộc họp khẩn cấp, ông Đinh Viết Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, hiện trên địa bàn có 3.912 phương tiện/18.523 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản; tính đến 6 giờ 30 ngày 16/7/2017 có 386 phương tiện với 2.601 lao động đang hoạt động tại vùng ven biển Nghệ An; 132 phương tiện với 1.614 lao động đang hoạt động ở ngoại tỉnh và vùng đánh cá chung; 3.394 phương tiện neo đậu tại bến.
Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của áp thấp nhiệt đới - Bão số 2, đang chủ động tìm nơi trú ẩn.
Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An đề nghị các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh trực tiếp xuống địa phương để tham gia chỉ đạo công tác đối phó với bão, trong đó đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Nghệ An là trọng điểm của bão Talas nhưng hiện nay vẫn còn 500 tàu thuyền với hơn 4.000 lao động chưa về nơi trú ẩn an toàn, do đó, bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi trú tránh trước 17h ngày 16/7.
Các địa phương, ngành liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến bão để chủ động sơ tán, di dời dân cư ở vùng thấp trũng ven biển, cửa sông vùng có nguy cơ xẩy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ du các hồ đập theo các kịch bản đã xây dựng để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Tập trung xử lý ách tắc giao thông do mưa gây sạt lở. Hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn cho người khu vực bị ngập, tràn qua suối, bến đò ngang. Chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, công trình đang thi công để có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản; chỉ đạo, hướng dẫn chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, cắt tỉa cành cây để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ.
Trao đổi nhanh với PV Dân trí sáng 16/7, ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã biên giới Tri Lễ, ông Cường cho biết, hiện trên địa bàn xã có hai bản là Bản Chọn và Bản Đôn có khoảng 130 hộ nằm trong vùng có nhiều khả năng phải di dời nếu như có mưa lớn diễn ra trong những ngày sấp tới.
"Hiện 2 bản này có 130 hộ nằm ở gần đập Kèm Ải và nếu như mưa lớn phức tạp nhiều khả năng phải di dời một số hộ dân ở đó. Hiện chúng tôi đang túc trực 24/24h để có vấn đề gì cần phải báo cáo khẩn cấp lên trên", ông Cường nói.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, hồi 04 giờ ngày 16/07, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Nam Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-11.
Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 16 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 240km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, duy trì cấp bão với gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 10-11 khi đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Đến 04 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-11.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió bão mạnh từ cấp 6 trở lên): vĩ tuyến 16,5 đến 20,00N; phía Tây kinh tuyến 111,50E.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, sau suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và đến 04 giờ ngày 18/7 là vùng áp thấp trên phía Tây Bắc nước Lào.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
* Thời tiết khu vực Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối và đêm nay (16/7), trên vùng ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ có gió bão mạnh cấp 7-9, giật cấp 10-11. Biển động rất mạnh.
Từ chiều nay (16/7) đến ngày 18/7 ở Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến: 200-300mm, có nơi trên 300mm.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Sáng nay, bão vào vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng Đến 10h ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 11-12. Vị trí và hướng di chuyển của bão số 7 (Ảnh: NCHMF). Sau khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), gió...