Báo cáo việc làm của Mỹ nhấn chìm chứng khoán toàn cầu
Báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ vững chắc, nhất là tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất 49 năm đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao, cũng như tăng kỳ vọng tăng lãi suất của Fed khiến chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch cuối tuần qua.
Trong phiên thứ Sáu cuối tuần trước, giới đầu tư đều hướng tới báo cáo việc làm của Mỹ để dự đoán về động thái của Fed.
Theo dữ liệu vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Sau, lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tạo thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 9 do ảnh hưởng của bão Florence, nhưng lại sửa đổi dữ liệu tháng 7 và tháng 8 cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7%, mức thấp nhất trong 49 năm.
Dữ liệu việc làm vững chắc trên khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục tăng cao khiến chứng khoán kém hấp dẫn. Dữ liệu này càng củng cố thêm khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay vào tháng 12.
Trong phiên, nhóm cổ phiếu công nghệ, được dẫn dắt bởi nhóm FAANG – Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet (công ty mẹ của Google) đồng loạt giảm mạnh, càng tạo thêm áp lực cho phố Wall, đặc biệt là chỉ số Nasdaq Composite.
Kết thúc phiên 5/10, chỉ số Dow Jones giảm 180,43 điểm (-0,68%), xuống 26.447,05 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,04 điểm (-0,55%), xuống 2.885,57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 91,06 điểm (-1,16%), xuống 7.788,45 điểm.
Hai phiên giảm mạnh cuối tuần tiếp tục khiến phố Wall có tuần giảm điểm với Dow Jones giảm 0,04%, S&P 500 giảm 0,97%, trong khi Nasdaq giảm tới 3,21%.
Tương tự, lo ngại lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao hơn mức dự kiến, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt có phiên giảm mạnh trong ngày giao dịch cuối tuần qua và có tuần giảm mạnh nhất 1 tháng qua.
Kết thúc phiên 5/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 99,80 điểm (-1,35%), xuống 7.318,54 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 132,24 điểm (-1,08%), xuống 12.111,90 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 51,48 điểm (-0,95%), xuống 5.359,36 điểm.
Video đang HOT
Những phiên giảm mạnh do ảnh hưởng thông tin từ bên kia bờ Đại Tây Dương cũng khiến chứng khoán châu Á tiếp tục có tuần giảm điểm với mức giảm mạnh hơn nhiều tuần trước đó. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 quay đầu giảm 2,55%, chỉ số DAX tiếp tục giảm 1,10% sau khi mất 1,48% tuần trước và chỉ số CAC 40 giảm 2,44% sau khi giảm nhẹ 0,01% tuần trước đó.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục có phiên giảm thứ 3 liên tiếp do ảnh hưởng từ đà giảm của phố Wall trong phiên thứ Năm. Chứng khoán Hồng Kông cũng tiếp tục có phiên giảm điểm do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ và đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 12/9. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc vẫn trong tuần nghỉ giao dịch nhân lễ quốc khánh.
Kết thúc phiên 5/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 191,90 điểm (-0,80%), xuống 24.783,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 51,3 điểm (-0,19%), xuống 26.572,57 điểm.
Dù giảm 3 phiên liên tiếp trong tuần, nhưng với 2 phiên tăng mạnh đầu tuần, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục tăng 2,75% trong tuần qua, trong khi chỉ số Hang Seng tiếp tục giảm với mức giảm mạnh hơn nhiều 4,38%. Trong khi chứng khoán Trung Quốc đại lục nghỉ giao dịch cả tuần.
Trên thị trường vàng, việc thị trường chứng khoán đồng loạt giảm mạnh đã hỗ trợ cho giá kim loại quý tăng nhẹ trong phiên cuối tuần, bất chấp đồng USD tăng theo kỳ vọng tăng lãi suất của Fed.
Kết thúc phiên 5/10, giá vàng giao ngay tăng 3 USD ( 0,25%), lên 1.202,7 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 4 USD/ounce ( 0,33%), lên 1.205,6 USD/ounce.
Trong tuần qua, giá vàng hồi phục 0,88%, giá vàng tương lai cũng hồi phục 0,79%. Với tuần hồi phục này, cùng nỗi lo của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán gia tăng, cả giới đầu tư và phân tích đều có cái nhìn lạc quan trở lại với xu hướng của giá vàng trong tuần mới.
Cụ thể, trong 16 chuyên gia được hỏi trả lời tuần này, có 9 người dự báo giá vàng sẽ tăng tuần tới, chiếm 56%, cao hơn rất nhiều con số 18% của tuần trước, trong khi chỉ có 2 người dự báo giá vàng sẽ giảm, chiếm 13%, thấp hơn nhiều con số 59% của tuần trước và 5 người còn lại dự báo giá vàng sẽ đi ngang, chiếm 31%.
Tương tự, trong 593 người trả lời trực tuyến, có 302 người dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần mới, chiếm 51%, cao hơn mức 42% so với tuần trước, 196 người dự báo giảm, chiếm 33%, thấp hơn so với con số 42% của tuần trước và 95 người còn lại dự báo giá vàng đi ngang, chiếm 16%.
Giá dầu thô giao dịch ổn định trong phiên cuối tuần trước sau khi leo lên mức cao nhất 4 năm trong giữa tuần do các biện pháp trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Iran.
Kết thúc phiên 5/10, giá dầu thô Mỹ tăng 0,01 USD ( 0,01%), đứng ở mức 74,34 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,42 USD (-0,50%), xuống 84,16 USD/thùng.
Trong tuần, giá dầu thô Mỹ tiếp tục tăng 1,49% và giá dầu thô Brent tiếp tục tăng 1,74% sau khi tăng mạnh 3,49% và 4,97% trong tuần trước đó.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nỗi lo trở lại với giới đầu tư
Sau những phiên tăng điểm tích cực, chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm mạnh trong phiên thứ Năm khi giới đầu tư lo lắng lạm phát gia tăng khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lên mức cao nhất 7 năm.
Dữ liệu kinh tế tích cực được công bố trước đó, cùng phát biểu lạc quan của Chủ tịch Fed Jemore Powell và thêm dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 49 năm vừa được công bố đã khiến lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lê mức 3,232%, mức cao nhất trong 7 năm và mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Lợi tức trái phiêu tăng tiếp tục hỗ trợ cho nhóm tài chính ngân hàng, nhưng khiến các nhóm cổ phiếu khác đồng loạt giảm mạnh do nhà đầu tư lo ngại lạm phát gia tăng. Nỗi lo này đã khiến Dow Jones chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp bằng phiên điều chỉnh khá mạnh hôm thứ Năm, còn S&P 500 và Nasdaq có phiên giảm mạnh nhất kể từ 25/6.
Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall tăng 4,12 điểm, mức tăng cao nhất kể từ ngày 15/8.
Kết thúc phiên 4/10, chỉ số Dow Jones giảm 200,91 điểm (-0,75%), xuống 26.627,48 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,90 điểm (-0,82%), xuống 2.901,61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 145,57 điểm (-1,81%), xuống 7.879,51 điểm.
Tương tự, việc lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh cũng khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu lo sợ, đẩy các chỉ số chính của khu vực giảm mạnh trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 4/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 91,94 điểm (-1,22%), xuống 7.418,34 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 43,44 điểm (-0,35%), xuống 12.244,14 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 80,55 điểm (-1,47%), xuống 5.410,85 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, áp lực chốt lời tiếp tục khiến chứng khoán Nhật Bản có phiên điều chỉnh thứ 2 liên tiếp, nhưng đà giảm được hãm đi phần nào nhờ sự hỗ trợ của Toyota và Softbank. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm mạnh khi nhà đầu tư lo ngại các nhà đầu tư quốc tế sẽ rút vốn khỏi thì trường do đồng USD tăng mạnh. Đây cũng là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chứng khoán Hồng Kông, còn chứng khoán Trung Quốc đại lục tiếp tục nghỉ giao dịch.
Kết thúc phiên 4/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 135,34 điểm (-0,56%), xuống 24.975,62 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 467,39 điểm (-1,73%), xuống 26.623,87 điểm.
Trên thị trường vàng, sau khi nhích lên do những lo ngại về lạm phát, giá vàng đã dần hạ nhiệt vào cuối phiên và đóng cửa ít thay đổi. Các nhà đầu tư đang chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu này.
Kết thúc phiên 4/10, giá vàng giao ngay tăng 2,6 USD ( 0,22%), lên 1.199,7 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 1,3 USD/ounce (-0,11%), xuống 1.201,6 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô quay đầu giảm mạnh trong phiên thứ Năm sau khi xác lập mức cao nhất 4 năm trong phiên trước đó. Giá dầu thô giảm nhờ triển vọng Ả Rập Xê út và Nga sẽ tăng sản lượng, bù đắp cho phần thiếu hụt do Iran bị Mỹ cấm vận.
Kết thúc phiên 4/10, giá dầu thô Mỹ giảm 2,08 USD (-2,80%), xuống 74,33 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,71 USD (-2,02%), xuống 84,58 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư lại đối mặt với nỗi lo mới Nỗi lo chiến tranh thương mại chưa qua, giới đầu tư lại đối mặt với nỗi lo mới với khả năng mâu thuẫn xảy ra giữa Ý và EU khi Chính phủ Ý đặt kế hoạch thâm hụt ngân sách cao hơn dự kiến. Ảnh AFP Trong phiên cuối tuần trước, phố Wall tăng vào buổi sáng khi ngành công nghệ tăng mạnh...