“Báo cáo về động đất”: Cẩu thả và liều!
Trong khi những trận động đất tại Bắc Trà My vẫn tiếp diễn thì dư luận lại không khỏi ngỡ ngàng về “Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2″ của EVN. Báo cáo khẳng định, thủy điện Sông Tranh 2 “Không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước”.
Bản “Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2″ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoàn thành vào tháng 12/2006, dày gần 200 trang, do nguyên Phó Tổng Giám đốc EVN là ông Trần Văn Được ký duyệt.
Toàn cảnh bờ đập thủy điện Sông Tranh 2
Trước khi xây thủy điện Sông Tranh 2, báo cáo này đã được gửi đến các bộ ngành, địa phương liên quan để theo dõi.
Tuy nhiên, sau hàng loạt trận động đất xảy ra tại huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, bản báo cáo này đã bị các nhà khoa học, chuyện gia “mổ xẻ” vì sự sơ sài và cầu thả thậm chí có người còn nghi ngờ, bản báo cáo này có sự sao chép từ những báo cáo trước đó.
Sự sơ sài của báo cáo thể hiện ở mục IV.2.1.5 “Đánh giá động đất kích thích khi xây dựng dự án” chỉ dài khoảng 20 dòng.
Theo báo cáo này, thủy điện Sông Tranh 2: “Không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường”. Cơ sở để báo cáo khẳng định “không có động đất kích thích” chỉ dựa vào công trình “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện” năm 2002 của tác giả Lê Trần Chấn (Viện Địa lý).
Video đang HOT
Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu lại cho đó là “động đất kích thích”.
Trên báo Lao Động, ông Dương Chí Công – GĐ Sở TN – MT Quảng Nam, cho biết: “Cái sai trong báo cáo này là chủ đầu tư đánh giá, nhận định sai khi cho rằng tích nước hồ chứa không gây động đất kích thích. Đáng nói là cái sai chồng lên cái sai, sau khi xảy ra động đất liên tục, chủ đầu tư vẫn không quan tâm nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề trong báo cáo, cũng không chịu nhận sai để nghiên cứu lại toàn diện”.
Sự sao chép cẩu thả?
Điều đáng nói là “Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2″ của EVN có những đánh giá và nhận định về động đất, động đất kích thích khá giống với 2 báo cáo tác động môi trường của thủy điện A Vương 1 và Đakmi 4 (tỉnh Quảng Nam).
Trên báo Tiền Phong, ông Dương Chí Công, Giám đốc Sở TN&MT Quảng Nam cho rằng: Đó là tính toán của các nhà khoa học và cần người có chuyên môn xem xét, đánh giá lại các báo cáo. Tuy nhiên, ông Công cũng tỏ ra nghi ngờ có sự sao chép ở bản báo cáo này.
Ngoài ra, trong phần đánh giá động đất kích thích của bản “Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2″, EVN đã có sự “tham khảo” từ báo cáo của chuyên gia… địa lý sinh vật.
Trong bản báo cáo gây nhiều tranh cãi này, cơ sở để khẳng định “không có động đất kích thích tại Sông Tranh 2″, báo cáo đã dựa vào công trình “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện” năm 2002 của tác giả Lê Trần Chấn (Viện Địa lý).
Tuy nhiên, trả lời báo Dân Việt, tác giả Lê Trần Chấn, một nhà địa lý sinh vật, chuyên nghiên cứu về đa dạng sinh học, khẳng định ông không phải là một chuyên gia về động đất và ông cũng không biết đánh giá của mình được EVN đưa vào báo cáo.
“EVN liều thật. Họ đã hợp pháp hóa tài liệu của hội thảo thành nghiên cứu khoa học về động đất kích thích tại thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2). Thậm chí họ liều đến mức còn “bịa” rằng trong báo cáo phân tích… của tôi đánh giá về TĐST2″, ông Chấn cũng chia sẻ trên báo Lao động
Thêm vào đó, EVN còn lấy lại kết quả báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 do Viện Vật lý Địa cầu khảo sát trong tháng 8/2005.
Cụ thể, chấn động cực đại có thể xảy ra ở khu vực công trình là 5,5 độ Richter và gia tốc cực đại là 150 m/s2. Chấn động này là do động đất kiến tạo phát sinh trên đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vi và Trà Bồng gây ra.
Thế nhưng, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) lại cho biết trên báo Pháp luật TP.HCM: Trong năm 2003 và 2005, Viện Vật lý Địa cầu có báo cáo tiền khả thi độ nguy hiểm động đất đối với khu vực Sông Tranh 2.
Trong các báo cáo không đề cập gì đến động đất kích thích cũng như kiến tạo phát sinh mà chỉ nói độ rung động cực đại áp vào thân đập trong bối cảnh nghiên cứu tại thời điểm đó là bao nhiêu.
Liên quan tới một số thông tin nghi ngờ về chất lượng “Báo cáo tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2″, chiều 27/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, sẽ giao cho các cơ quan chức năng xem xét.
“Về báo cáo đánh giá tác động môi trường, Chính phủ sẽ giao cho các cơ quan chức năng xem xét vì các cơ quan tư vấn hoạt động theo quy định pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc họ làm”, ông Đam khẳng định.
Theo Dantri
Động đất mạnh lại rung động thủy điện Sông Tranh 2
Khoảng hơn 13h40 ngày 27/9, một trận động đất nữa lại làm rung chuyển một số nơi trên địa bàn huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Dù chỉ diễn ra một vài giây, lần rung chấn này có cường độ khá mạnh.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - cho biết, trận động đất có cường độ mạnh làm nhiều nhà dân rung chuyển. Trận động đất kéo dài khoảng 5 giây. Ông Tuấn cũng cho biết chưa xác định được trận động đất này bao nhiêu độ richter vì còn phải chờ Viện Vật lý địa cầu báo cáo con số chính xác.
Người dân thôn Tân Hiệp (xã Trà Sơn, Bắc Trà My) bỏ chạy ra ngoài vì động đất.
Ông Vũ Đức Toàn - Phó trưởng BQL dự án thủy điện 3 cho hay, máy gia tốc tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đo được mức cao nhất 38,64cm/s2. Đập thủy điện vẫn an toàn.
Bí thư xã Trà Sơn - ông Lê Đình Trung cho biết, trận động đất xảy ra lúc khoảng 13h40, người dân trong địa bàn xã cảm nhận rung lắc mạnh gần bằng trận xảy ra lúc gần 11h ngày 23/9 vừa qua. Ông Trung cũng thông tin thêm, cơ quan chức năng đang cho cán bộ đi kiểm tra nhà dân bị hư hại để báo cáo với huyện.
Chủ tịch xã Trà Đốc - ông Hồ Văn Lợi cho biết, lúc xảy ra động đất người dân trên địa bàn xã cũng rất lo lắng. "Người dân chúng tôi đã quá mệt mỏi vì động đất rồi. Bây giờ nó có nổ hay rung lắc gì cũng kệ nó" -ông Lợi than thở.
Đã có 211 công trình công cộng và nhà dân bị hư hại do động đất. Trong ảnh, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xã Trà Sơn bị nứt tường do động đất
Ngay sau động đất xảy ra, lãnh đạo huyện Bắc Trà My cử cán bộ xuống các xã như Trà Đốc, Trà Bui, Trà Sơn... kiểm tra tình hình thiệt hại của nhà dân và các công trình công cộng.
Theo thống kê mới nhất của huyện Bắc Trà My, những trận động đất vừa qua trên địa bàn huyện đã làm cho 211 nhà dân và công trình công cộng bị hư hại.
Theo Dantri
Động đất sẽ tiếp diễn tại Bắc Trà My Hôm 21.9, Viện Vật lý địa cầu đã công bố báo cáo chính thức về kết quả khảo sát động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, H.Bắc Trà My (Quảng Nam). Sơ đồ đường đẳng chấn động mạnh 4,2 độ Richter xảy ra tối 3.9.2012 - Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần Theo TS...