Báo cáo tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020
Trong 9 tháng năm nay, Chính phủ đã tập trung huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) với kỳ hạn dài để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của NSNN và tái cơ cấu danh muc nợ TPCP, đông thơi gắn khôi lương phat hanh TPCP với việc tra nơ gôc đên han và tiến độ giải ngân.
Trong 9 tháng năm 2019, Chính phủ đã giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoang 1.416 triệu USD.
Tính đến cuối tháng 9/2019, khối lượng phát hành TPCP đạt 160.991,5 tỷ đồng (đạt 52,5% kế hoạch cả năm), trong đó 100% khôi lương phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, 92,9% khối lượng phát hành có kỳ hạn 10 năm trở lên, kỳ hạn phát hành bình quân 9 tháng duy trì ở mức cao, đạt 13,51 năm.
Tỷ lệ huy động vốn 9 tháng đầu năm đạt thấp do thu ngân sách những tháng đầu năm tương đối tốt, tồn ngân quỹ kho bạc cao, vì vậy Chính phủ đã rà soát tình hình thu, chi, trả nợ gốc ngân sách trung ương để điều chỉnh khối lượng phát hành TPCP cho phù hợp, đồng thời sử dụng một phần ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương vay để giảm phát hành TPCP, giảm chi phí vay nợ.
Video đang HOT
Trong 9 tháng năm 2019, Chính phủ đã giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoang 1.416 triệu USD, tương đương khoảng 32.737 tỷ đồng, chiếm 30,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã duyệt.
Được biết, lý do giải ngân vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài chậm chủ yếu do kế hoạch đầu tư công trung hạn bố trí thiếu so với nhu cầu; kế hoạch vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn vốn nước ngoài 2019 phân bổ chậm; vướng mắc về thủ tục đầu tư; chất lượng thiết kế và tính sẵn sàng triển khai dự án; vướng mắc về thủ tục đầu tư, mua sắm đấu thầu, bố trí vốn đối ứng, thủ tục cho vay lại.
Theo Vietnamfinance.vn
Năm 2020: Chính phủ cần vay hơn 450.000 tỉ đồng để cân đối ngân sách
Năm 2020 tới, Chính phủ cần huy động vốn vay 459.400 tỉ đồng cho cân đối ngân sách trung ương. Trong đó, riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ phải huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng.
Riêng bù đắp bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ cần huy động vay thêm 217.800 tỉ đồng - Ảnh: Internet
Trong một báo cáo mới đây về tình hình nợ công, Chính phủ cho biết năm 2020, nhiệm vụ huy động vốn vay cho cân đối ngân sách trung ương là 459.400 tỉ đồng. Trong đó, vay bù đắp bội chi ngân sách 217.800 tỉ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách 217.800 tỉ đồng; vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội 9.100 tỉ đồng.
Báo cáo cho biết vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đã ký kết, dự kiến cơ cấu nguồn huy động năm 2020 như sau: phát hành trái phiếu chính phủ trong nước khoảng 300.000 tỉ đồng; giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài khoảng 107.400 tỉ đồng; huy động từ nguồn ngân quỹ nhà nước và các nguồn nhàn rỗi khác khoảng 95.400 tỉ đồng.
Về nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ dự kiến trả trong năm 2020 khoảng 379.100 tỉ đồng. Chính phủ cũng dự kiến không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và nước ngoài, rút vốn được Chính phủ bảo lãnh của các dự án đang triển khai thực hiện tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc đến hạn.
Theo đánh giá của Chính phủ thì các chỉ tiêu chi phí-rủi ro danh mục nợ chính phủ, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây. Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (10,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách.
Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, nghĩa vụ trả nợ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021. Ngoài ra còn các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1.700 triệu USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021, phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2020 khoảng 23%, tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.
"Vì vậy, việc sử dụng quy mô GDP đánh giá lại để xác định các trần và ngưỡng an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp cần được xem xét thận trọng để đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ thông qua chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước", báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, báo cáo của Chính phủ cũng cho biết rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,4% năm 2019).
Tuyết Nhung
Theo Motthegioi.vn
Năm 2020, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là 379.100 tỷ đồng Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2020, dự kiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ khoảng 379.100 tỷ đồng. Ảnh minh họa Năm 2020, nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ cho cân đối ngân sách trung ương là 459,4 tỷ đồng, gồm: vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương là 217,8 nghìn tỷ đồng; vay để...