Báo cáo Thủ tướng xem xét mức độ an toàn thủy điện Sông Tranh 2
Ngày 19-9, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét mức độ an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 để có quyết định chuẩn xác đối với vấn đề tích nước hồ trong mùa mưa bão.
Tại văn bản này, UBND tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập thủy điện Sông Tranh 2 nếu xảy ra sự cố vỡ đập phối hợp với chính quyền các địa phương vùng hạ du đập tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt.
PGS.TS Cao Đình Triều, Viện Vật lý địa cầu Việt Nam cho rằng, về nguyên tắc không được xây dựng hồ chứa trong khu vực đới đứt gãy đang hoạt động, nhất là đối với các hồ có sức chứa lớn khoảng 1 tỷ m3 nước. Ông cũng cho biết, chuyên gia Harsh K Gupta, người Ấn Độ – một chuyên gia hàng đầu thế giới về động đất kích thích đã được mời sang Việt Nam nghiên cứu giúp về hiện trượng động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Ông Harsh K Gupta hứa sẽ có mặt ở Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Theo ANTD
Tháp đôi EVN có còn an toàn sau hỏa hoạn?
Đa số các nhà cao tầng trên địa bàn Thủ đô xây theo kết cấu bê tông cốt thép, đảm bảo khả năng chịu lực, tính toàn vẹn và cách nhiệt cao. Hỏa hoạn dù xảy ra trên diện rộng, thời gian lâu hơn vụ cháy tháp đôi EVN cũng không thể sập đổ công trình.
Đại diện Cơ quan PCCC Hà Nội đưa ra nhận định sau vụ cháy tòa tháp đôi EVN.
Video đang HOT
Cháy trơ lõi thép tầng hầm
Bốn ngày sau vụ hỏa hoạn tại Trung tâm Điều hành và Thông tin viễn thông Điện lực Việt Nam (11 phố Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội), hiện trường vụ cháy vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt phục vụ công tác điều tra. Thông tin chúng tôi thu thập được, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã hoàn thành việc thu mẫu bước đầu, chờ giám định. Việc thu mẫu khả năng còn tiếp tục trong thời gian tới - đại diện cơ quan PCCC Hà Nội nhận định.
Trần tầng hầm bị lửa nung trơ lõi thép.
Nguồn tin riêng cho biết, vụ hỏa hoạn khiến tầng hầm 1, tháp A - Trung tâm Điều hành và Thông tin viễn thông Điện lực Việt Nam bị hư hại khá nhiều. Toàn bộ hệ thống dây dẫn điện, dây thông tin kết nối mạng điện lực toàn quốc bị cháy rụi, trơ dây đồng. Các giá đỡ kỹ thuật treo trên trần bị nhiệt tác động đổ sập gần như hoàn toàn. Hàng chục cuộn dây thông tin cỡ lớn, tấm cách nhiệt chưa sử dụng cháy rụi nằm lăn lóc khắp nơi.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải lo ngại lớn nhất của chủ đầu tư và nhà thầu thi công tòa nhà 34 tầng này. Quan sát của PV bên trong hiện trường, la liệt các mảng tường ngay cửa hầm 1 đã bị bong tróc, xuất hiện nhiều vệt nứt chằng chịt. Lớp vữa "áo" các trụ bê tông lớn cũng vỡ khá nhiều. Càng vào sâu bên trong, xuất hiện càng dày đặc vết nứt, khói ám đen kịt khắp nơi. Đáng chú ý, bê tông trần hầm 1 bong tróc dài hàng chục mét, để lộ rõ hàng chục thanh thép đan nối chẳng chịt.
Quan sát trong hiện trường, mọi người phần nào lý giải vì sao hỏa hoạn tạo ra khói nhiều đến vậy. Cháy xảy ra tại tòa nhà tập trung toàn bộ dây cáp thông tin của toàn ngành điện lực. Cộng với một lượng lớn chất cháy là bông, xốp cách âm, cách nhiệt. Cửa thoát hiểm thang bộ tại tầng hầm lại mở, đường ống kỹ thuật chưa được ngăn cách chống cháy khiến khói bốc khắp nơi.
Không ảnh hưởng kết cấu công trình
Thiệt hại về kinh tế trong vụ cháy tháp đôi EVN đang tiếp tục được thống kê. Giả thiết nếu hôm đó hỏa hoạn bùng phát dữ dội lên các tầng nhà, kết cấu công trình có bị ảnh hưởng?
Vữa tường bao, trụ đỡ nứt ngang dọc.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi dựa trên những phân tích, vụ khủng bố tòa tháp tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11-9-2001 ở Mỹ, Trung tá Trương Đức Dũng - cán bộ Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội - nói: Tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới được dựng theo kết cấu khung thép, sơn chống cháy.
Nếu chỉ đơn thuần hỏa hoạn, với hệ thống chữa cháy tự động lắp đặt hiện đại, công trình không bao giờ sập đổ. Nhưng do tòa nhà xây dựng đã lâu, đơn vị thi công lúc đó chỉ tính đến khả năng chịu lực, chịu lửa chứ chưa tính toán đến tính toàn vẹn của công trình. Dựng theo kết cấu khung sắt nên khi bị máy bay đâm trực diện, làm tòa nhà đã mất đi lực đứng tâm, lực kéo... gây sập. Sập đổ xảy ra liên tiếp ở các tầng dưới do tăng tải trọng của các vật đổ nát phía trên - Trung tá Dũng phân tích.
Kết cấu tòa nhà EVN xây theo kết cấu bê tông cốt thép, tường gạch. Đối chiếu với tiêu chuẩn PCCC của Việt Nam hiện nay, tòa nhà này có thể chịu hỏa hoạn dữ dội, liên tục trong vòng 150 phút.
Ở Nga, tính toán của chuyên gia ngành xây dựng và PCCC nước này cho thấy, tường gạch dày 22cm có thể chịu lửa 330 phút, dày 11cm chịu lửa 150 phút.
"Những vệt bong tróc vữa tường, bong tróc bê tông ở tầng hầm 1 tháp đôi EVN, dù để lộ ra cốt thép, nhưng cá nhân tôi nhận định không ảnh hưởng đến kết cấu công trình" - Trung tá Dũng nói.
Tuy nhiên, nhiều khả năng chủ đầu tư và nhà thầu sẽ trưng cầu Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng, lấy mẫu để thử nghiệm, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại trước khi tính toán đến việc sửa chữa.
Đại diện cơ quan PCCC Hà Nội cho biết thêm: đa số các nhà cao tầng, chung cư trên địa bàn Thủ đô hiện xây theo kết cấu bê tông cốt thép, đảm bảo khả năng chịu lực, tính toàn vẹn và cách nhiệt tốt. Hỏa hoạn dù xảy ra trên diện rộng, thời gian lâu hơn vụ tòa tháp đôi EVN cũng không thể gây sập đổ công trình.
Cháy ở nhà cao tầng không quá lo ngại, nếu hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động được duy tu, bảo dưỡng hoạt động tốt. Trên địa bàn Thủ đô đã xuất hiện một vài nhà cao tầng dựng theo kết cấu khung sắt thép, tính toàn vẹn thấp - đại diện Cơ quan PCCC Hà Nội thông tin.
Theo Dân Trí
Chuyện chưa kể trong vụ cháy Tháp đôi Điện lực Bình thở oxy, mặt nạ phòng độc - những dụng cũ hỗ trợ chính của lực lượng cứu hộ không có đủ để sử dụng. Nhìn lại toàn cảnh vụ cháy dữ dội tòa tháp đôi EVN (11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình Hà Nội), mọi người thêm chia sẻ, cảm phục sự dũng cảm của lực lượng cứu...