Báo cáo thiếu nhất quán, Cục Thống kê TP.HCM bị phê bình
Ngày 25.9, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng về phương thức, số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng 9.2013 của Cục Thống kê thành phố.
CPI nhóm “ăn và dịch vụ ăn uống” tăng thấp trong tháng 8 – Ảnh: Đình Phú
Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng phê bình Cục Thống kê thành phố vì chưa kiểm tra, khảo sát kỹ về số liệu thống kê khi tính toán CPI tháng 9 của thành phố.
Về chỉ số CPI tháng 9 trên địa bàn thành phố, qua báo cáo của Cục Thống kê thành phố dự kiến tăng so với tháng 8 là do tác động từ việc tăng giá của một số mặt hàng (giá xăng, giá điện, giá gas…) và đặc biệt là tác động từ việc tăng mức học phí trong năm học 2013-2014 so với năm học 2012-2013.
Video đang HOT
Tuy nhiên, số liệu thống kê do Cục Thống kê thành phố báo cáo chưa chính xác và thay đổi liên tục.
Cụ thể, cùng là nhóm dịch vụ bảo hiểm y tế nhưng lại phản ánh số liệu thống kê khác nhau tại 3 bản báo cáo.
Đối với nhóm giáo dục, theo báo cáo của Sở GD-ĐT, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thì có 1 số trường đã chuyển đổi mô hình từ bán công sang công lập, do đó học phí phải được điều chỉnh giảm nhưng vẫn chưa được cập nhật vào số liệu thống kê để tính CPI…
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng yêu cầu Cục Thống kê thành phố làm việc với các sở ngành chức năng để nắm chặt chẽ, cụ thể về tình hình biến động giá trên địa bàn; trong đó giải trình về các điểm lấy giá, nhóm hàng lấy giá, phương thức thu thập số liệu để tính CPI và rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp.
Nhiều nhóm có chỉ số CPI tăng
Trước đó, số liệu công bố của UBND TP.HCM cho biết CPI tháng 8 tăng 0,31% so tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ: 4 nhóm có mức giá tương đương với tháng trước; 7 nhóm có chỉ số giá tăng.
Trong đó, có 2 nhóm tăng cao hơn mức bình quân chung là “giao thông” tăng 1,24%; “nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng” tăng 0,58%, đây là 2 nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự điều chỉnh tăng giá bán nhiên liệu (xăng, dầu, chất đốt, điện…) trong các tháng (tính từ 17.7 đến 17.8).
Năm nhóm còn lại có mức tăng thấp: “ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 0,19%; “đồ uống và thuốc lá” tăng 0,28%; “văn hóa – thể thao – giải trí” tăng 0,28%; “may mặc – mũ nón – giày, dép” tăng 0,19%.
Theo TNO
CPI tháng 2 có thể tăng thấp so với cùng kỳ
Ước tính CPI tháng 2 chỉ tăng từ 1,3 - 1,4% so với tháng 1-2013 (tăng 1,25% so với tháng 12-2012), đây là mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân hơn 2% của tháng 2 các năm trước đó.
Theo bà Trần Thị Hằng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, thông thường, tháng có Tết Nguyên đán do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng cao, nhiều hoạt động lễ hội, sử dụng nhiều dịch vụ, CPI sẽ tăng cao.
Nhưng năm nay, với các biện pháp hiệu quả trong bảo đảm nguồn hàng Tết dồi dào, đẩy mạnh chương trình bình ổn giá đã giúp giá cả lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu thụ dịp Tết không tăng cao so với tháng Tết của một số năm trước đây.
Mức tăng giá chủ yếu tập trung vào nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chủ yếu là thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình); một số loại dịch vụ khác.
Theo ANTD
Giá tiêu dùng TP HCM tăng thấp nhất 4 năm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của thành phố chỉ tăng 0,17% so với tháng trước và 4,07% so với cuối năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 2009. Theo số liệu của Cục Thống kê TP HCM công bố ngày 20/12, trong số 11 nhóm hàng tính CPI, hầu hết đều tăng nhẹ so tháng trước, riêng nhóm giao thông...