Báo cáo Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Để chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới, Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án Luật. Trong đó, Bộ GD-ĐT có Tờ trình và báo cáo quan trọng.
Theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chuẩn bị, trình Báo cáo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp Quốc hội.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chuẩn bị, trình Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó có chủ trương thực hiện một kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được áp dụng triển khai vào năm 2018.
Video đang HOT
Trước đó, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo một số ý kiến thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và nhất trí về cơ bản với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thay cho Nghị quyết số 40/QH10 năm 2000 về vấn đề này đã được thực hiện từ năm học 2002-2003 đến nay.
Ủy ban cũng cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ xác định mục tiêu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông là nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, bảo đảm thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục là chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức một chiều sang hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; từ nền giáo dục nặng về dạy chữ, ứng thí sang nền giáo dục thực học, thực nghiệp, góp phần quan trọng phát triển con người có năng lực và phẩm chất tốt.
Về các nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình, sách giáo khoa đổi mới, Ủy ban cho rằng: đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trường lớp là hai yếu tố cơ bản cùng với chương trình, sách giáo khoa cấu thành chất lượng giáo dục. Do đó, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông thành công cần bổ sung thêm hai nhiệm vụ: phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chuẩn hóa cơ sở vật chất trường lớp. Ủy ban đề nghị xây dựng các nhiệm vụ này thành các đề án riêng và triển khai sớm, đồng bộ với Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Theo lộ trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2017): Chuẩn bị các điều kiện để xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới; Giai đoạn 2 (từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018): Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tiếp tục biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; tiếp tục tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; thực hiện bán đấu giá bản quyền một bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT tạo tổ chức biên soạn. Giai đoạn 3 (từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2021): Từ năm học 2018 – 2019, triển khai áp dụng chương trình mới; tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới…
Theo Dantri
Tháo gỡ khó khăn trong phòng, chống ma túy, mại dâm
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế ngay trong tháng 9 phải ban hành phác đồ điều trị cai nghiện ma túy tổng hợp - loại ma túy đang "kháng" các phương pháp cai nghiện đang triển khai hiện nay.
Kết luận tại cuộc họp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm giao các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể.
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành trong tháng 9/2014 Thông tư liên tịch quy định khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Trong tháng 9/2014, Bộ Y tế cũng phải ban hành hướng dẫn về tiêu chí xác định người nghiện ma túy tổng hợp, phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp và hướng dẫn cho các cơ sở y tế có biện pháp tiếp nhận, quản lý, điều trị các đối tượng có dấu hiệu tâm thần do sử dụng ma túy tổng hợp. Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện, trình Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế để mở rộng Chương trình điều trị Methadone.
Các loại ma túy tổng hợp đang hoành hành thị trường hiện nay.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy để hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ ban hành văn bản hướng dẫn trước ngày 25/9/2014.
Cụ thể, Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy, chủ trì phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định của Nghị định 221/2013/NĐ-CP, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; Bộ Công an ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định 02/2014/NĐ-CP ngày 10/1/2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc; Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức ngay các biện pháp cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em; hướng dẫn các cơ sở thực hiện quản lý đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em và hướng dẫn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở cơ sở theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu thay đổi kết cấu phiếu tín nhiệm đánh giá cán bộ "Thực tiễn quản lý đang đòi hỏi đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo", "Không mạnh dạn áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, lao động sẽ khó có thể thu hút, sử dụng và phát huy được người giỏi và người tài" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. Sáng 5/8/2014, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã họp...