Báo cáo Quốc hội tiến độ thực hiện cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn La Sơn – Túy Loan. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 dài 654km, được chia thành 11 dự án thành phần, gồm: 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Về giải phóng mặt bằng các dự án thành phần bắt đầu thực hiện từ tháng 6/2019. Tính đến thời điểm đầu tháng 9/2021, chính quyền các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 642,4/652,3km, đạt 98,4%.
Đến nay, cả 8 dự án thành phần thực hiện theo hình thức đầu tư công đều đã khởi công xây dựng, gồm: Cao Bồ – Mai Sơn, Mai Sơn – Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận 2. Sản lượng thi công của 8 dự án đạt hơn 8.933 tỷ đồng, bằng khoảng 25,1% tổng giá trị hợp đồng.
Đối với 3 dự án thành phần triển khai theo hình thức PPP (hợp tác công tư), gồm: Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo, đến tháng 7/2021, cả 3 dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện nay, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án của 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP đang đàm phán với các ngân hàng đã cam kết cho vay vốn để thu xếp tài chính. Tuy nhiên, việc huy động vốn vay gặp khó khăn khi ngân hàng đề nghị được áp dụng điều khoản chia sẻ doanh thu theo quy định tại điều 82 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP).
“Bên cạnh việc tích cực đàm phán với ngân hàng, các nhà đầu tư đang nỗ lực huy động các nguồn vốn hợp pháp khác như: Tăng vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,…”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin.
Đề cập về những vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, việc giải phóng mặt bằng dự án vẫn đang còn vướng mắc gần 11km chưa được giao (chiếm khoảng 1,6% tổng chiều dài các dự án).
Video đang HOT
Các tồn tại, vướng mắc chủ yếu do chậm trễ trong di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư. Bên cạnh đó, một số dự án vướng mắc cục bộ do khiếu kiện, tranh chấp, người dân khiếu nại về đơn giá, chính sách bồi thường…
Báo cáo cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông vừa qua đã gặp vướng mắc về nguồn cung ứng vật liệu xây dựng (đất, cát, đá) do việc triển khai đồng loạt các dự án thành phần, nhu cầu vật liệu đất đắp tăng đột biến, dẫn đến tình trạng khan hiếm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án. Cá biệt, tại dự án Quốc lộ 45 – Nghi Sơn có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị cung cấp, vận chuyển vật liệu xây dựng cho dự án.
Ngoài ra, giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu tăng cao, đặc biệt là giá thép xây dựng tăng đột biến đã gây nhiều khó khăn về tài chính cho các nhà thầu thi công xây dựng. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dẫn đến việc huy động nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công tại hiện trường của các nhà thầu gặp khó khăn; trong đó, một số công trình đã phải dừng thi công do có cán bộ, công nhân lây nhiễm COVID-19 phải cách ly.
Để đảm bảo việc triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 theo đúng yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm, thường xuyên giám sát tình hình thực hiện dự án; chỉ đạo các cơ quan có liên quan kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội có ý kiến với đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương có dự án đi qua thường xuyên quan tâm, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận với chính sách đền bù, hỗ trợ thu hồi đất để giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Giải quyết các khó khăn về nguồn cung ứng vật liệu (đất, cát, đá) đáp ứng khối lượng, tiến độ thi công các dự án cũng như có giải pháp bình ổn giá, tránh đầu cơ nâng giá; ưu tiên tiêm vaccine cho cán bộ, người lao động và tạo thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân lực phục vụ thi công các dự án.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương rà soát tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai 6 dự án thành phần: Cao Bồ – Mai Sơn, Cam Lộ – La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2, Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo để điều chỉnh thời gian xây dựng cho phù hợp, sớm hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ các dự án, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 dài 654km, đi qua 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án khoảng 12.401 tỷ đồng…
Kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
Chiều 7/10, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Toàn cảnh Hội nghị
Nhiều điểm mới nổi bật
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho biết trong thời gian qua Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo tổ chức lập và hoàn thành 05 quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải. Trong đó, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 2 quy hoạch ngành quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sớm nhất.
Trong quá trình lập quy hoạch, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ và lấy ý kiến các Bộ ngành, địa phương cùng chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo đồng bộ giữa quy hoạch cảng biển với các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, Quy hoạch này đã xác định cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là một trong ba khâu đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại phát huy lợi thế là phương thức chủ đạo vận tải hàng hóa khối lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang chia sẻ những điểm mới nổi bật của Quy hoạch.
Trong 05 loại hình kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển được ưu tiên lựa chọn vị trí, các loại hình khác sẽ được kết nối đồng bộ liên hoàn dựa trên những ưu thế của từng phương thức trong từng hành lang vận tải.
Quy hoạch cũng nhấn mạnh việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong xây dựng, quản lý, khai thác hướng tới xây dựng cảng biển xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đường bờ, mặt nước.
Phát triển cảng biển trên cơ sở kế thừa thành quả đã đạt được trong suốt 20 năm phát triển cảng biển theo quy hoạch, ưu tiên các cảng biển cửa ngõ quốc tế, các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo. Năng lực của hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu thông qua đến năm 2030 từ 1.140 - 1.420 triệu tấn (gấp 1,64 - 2 lần so với sản lượng thông qua cảng biển năm 2020), trong đó hàng container từ 38 - 47 triệu TEU.
"Nguồn lực cho phát triển cảng biển thời kỳ này chủ yếu được huy động từ nguồn ngoài ngân sách chiếm đến 95% trong tổng số 313 ngàn tỷ đồng nhu cầu vốn đầu tư cảng biển. Vốn ngân sách tập trung cho hạ tầng công cộng, khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư", Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết.
"Trải thảm" kêu gọi các nhà đầu tư cảng biển
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết công tác xây dựng quy hoạch tổng thể các lĩnh vực ngành GTVT vô cùng quan trọng, với truyền thống "giao thông đi trước mở đường", khi các quy hoạch của ngành GTVT được ban hành trước sẽ giúp các địa phương phát triển kinh tế tốt hơn. Chính vì vậy trong cả năm 2020, Bộ GTVT đã tập trung xây dựng 5 quy hoạch tổng thể ngành GTVT theo Luật Quy hoạch mới.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị
"Triển khai xây dựng các quy hoạch là công việc quan trọng. Trong lịch sử ngành GTVT, chưa có giai đoạn nào quy hoạch được làm tốt như lần này. Trước đây quy hoạch các lĩnh vực làm ở thời điểm khác nhau nhưng lần này, quy hoạch 5 lĩnh vực ngành GTVT được thực hiện đồng thời giúp cho việc đánh giá tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực được hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện thực tiễn hơn", Bộ trưởng đánh giá.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Quy hoạch là mang tính định hướng nhưng không phải là bất biến mà vẫn có điều chỉnh nên các địa phương cần phối hợp với Bộ để xây dựng các cảng biển, giúp tạo ra đột phá về kinh tế-xã hội đồng thời kêu gọi 'trải thảm' các nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện, địa phương nếu có vướng mắc cần phối hợp với Bộ GTVT để hệ thống hạ tầng cảng biển hoàn thành tốt nhất.
Đồng thời, Bộ GTVT sẽ đề xuất cơ chế đặc thù để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để nhà đầu tư tiếp cận vốn, tạo "sân chơi" cho nguồn vốn xã hội hóa rót tiền đầu tư vào cảng biển, tạo tiền đề phát triển cho đất nước.
Bộ trưởng Giao thông muốn "trải thảm đỏ" mời tư nhân rót tiền vào cảng biển Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT sẽ đề xuất Chính phủ cơ chế đặc thù, đề nghị các địa phương cùng "trải thảm", tạo "sân chơi" thu hút nhà đầu tư rót vốn vào cảng biển Việt Nam. Chiều 7/10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống...