Báo cáo LHQ: Kim Jong-un chi hơn 645 triệu USD cho đồ hiệu trong năm 2012
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un vượt xa người cha quá cố của mình, cố Lãnh đạo Kim Jong-il, về khoản vung tiền mua hàng hiệu, báo cáo của Ủy ban Điều tra Triều Tiên (COI) cho biết.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và vợ là bà Ri Sol-ju trong một buổi lễ mừng sinh nhật người cha quá cố của mình, cố Lãnh đạo Kim Jong-il. Cả hai được cho là đều đang mang đồng hồ siêu sang hiệu Mocado của Thụy Sĩ – Ảnh: Chosun Ilbo
Số tiền lãnh đạo Triều Tiên chi ra để mua xa xỉ phẩm đạt mức 645,8 triệu USD trong năm 2012, tương đương khoảng 1,8 triệu USD/ngày, tờ Telegraph (Anh) ngày 19.2 dẫn số liệu của báo cáo COI khẳng định. Năm 2012 là thời điểm ông Kim Jong-un bắt đầu lên nắm quyền sau khi cha mất.
Thống kê cho thấy cố Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trung bình mỗi năm chi khoảng 300 triệu USD cho đồ hiệu, tức khoảng 822.000 USD/ngày.
Các mặt hàng siêu sang chính quyền Kim Jong-un nhập về bao gồm hàng tá siêu xe Mercedes-Benz và nhạc cụ, chẳng hạn như đàn piano.
Tuy nhiên, báo cáo của COI không nói rõ làm thế nào Triều Tiên nhập những mặt hàng xa xỉ nói trên về nước vì điều này vi phạm lệnh cấm vận Liên Hiệp Quốc áp đặt lên Triều Tiên, Telegraph bình luận.
Ngoài ra, ông Kim Jong-un còn được cho là đã chi một khoản tiền khá lớn để xây dựng một nhà hát riêng cho 1.000 thuộc hạ thân cận nhất.
Video đang HOT
Giới phân tích cho rằng lãnh đạo Triều Tiên đã dùng tiền để mua lòng trung thành của những thành viên chủ chốt trong chính phủ nhằm củng cố quyền lực của mình.
COI đã thu thập được lời khai làm chứng của một cựu quan chức Triều Tiên, người đã đào tẩu khỏi quê nhà, tiết lộ rằng ông Kim đã dùng tiền mặt để mua sắm rượu bán trái phép tại các quốc gia Hồi giáo, cũng như mua ngà voi lậu từ châu Phi và Trung Quốc.
Telegraph cho biết lời khai nói trên được củng cố từ bình luận của cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, người tự nhận là “bạn thân” của ông Kim và đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 10.2013.
Rodman thuật lại rằng ông Kim có cuộc sống sung túc, với rượu, mô tô nước, ngựa và nhiều du thuyền siêu sang tại hòn đảo riêng.
Trong báo cáo mới đây công bố hồi tháng 11.2013, Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc cho biết Triều Tiên là một trong 34 quốc gia trên thế giới cần viện trợ lương thực từ bên ngoài. Tổ chức này ước tính có khoảng 2,8 triệu người Triều Tiên phải đối mặt với “cuộc đấu tranh với tình trạng suy dinh dưỡng và một chế độ ăn thiếu chất đạm và chất béo”. Được biết, COI vào hôm 17.2 đã công bố bản báo cáo dày gần 400 trang miêu tả chi tiết những tội ác diệt chủng của giới lãnh đạo Triều Tiên, bao gồm giết người, tra tấn, bắt cóc, buộc làm nô lệ và bỏ đói.
Theo TNO
LHQ đòi đưa giới lãnh đạo Triều Tiên ra tòa quốc tế
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 17.2 công bố bản báo cáo nói về các tội ác chống lại loài người của giới lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, đồng thời cho rằng đã đến lúc cần đưa các quan chức Triều Tiên, gồm cả Lãnh đạo Kim Jong-un, ra xét xử tại tòa án quốc tế.
Ông Michael Kirby, chủ tịch Ủy ban Điều tra Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc, cầm trên tay báo cáo dày 400 trang tổng hợp lời làm chứng của những người Triều Tiên lưu vong tố cáo chính quyền Bình Nhưỡng phạm các tội ác chống lại loài người - Ảnh: Reuters
Báo cáo dài 400 trang của các điều tra viên Liên Hiệp Quốc chứa đựng lời tường thuật gây sửng sốt của những người Triều Tiên lưu vong, AFP cho biết.
Một trong số những câu chuyện rùng rợn nhất chính là lời kể của người người từng sống tại các trại tù chính trị.
"Có nhân chứng từng sống trong một trại tù chính trị thuật lại công việc thu nhặt thi thể của những người chết đói và bỏ vào một cái bình, rồi đem thiêu", ông Michael Kirby, chủ tịch Ủy ban Điều tra Triều Tiên, cho biết.
Bạn chung trại của những người chết sau đó sẽ lấy tro và phần thi thể còn sót lại để dùng làm phân bón cho các cánh đồng kế bên trại.
"Không may là nó khiến một người ở tuổi như tôi nhớ lại những kỷ niệm đau thương về Thế chiến Thứ hai khi hình dung trong đầu hình ảnh những thi thể bị đốt và những phần thi thể còn sót lại", ông Kirby, 74 tuổi, cho hay.
Báo cáo của Ủy ban Điều tra Triều Tiên dựa trên lời khai của 320 người Triều Tiên sống lưu vong, theo AFP.
Mặc dù chính phủ Triều Tiên phủ nhận về sự tồn tại của những trại tù nói trên, nhưng bản báo cáo cho rằng lời làm chứng từ các cựu tù, lính gác, những người dân địa phương sống gần khu trại, cũng như các hình ảnh từ vệ tinh, đã khẳng định điều ngược lại.
Trẻ em bị buộc xem hành quyết
Khoảng từ 80.000 đến 120.000 người được cho là đang bị giam giữ tại các trại tù ở Triều Tiên.
Đã có hàng trăm ngàn người đã chết trong các trại tù trong hơn 50 năm qua và các tù nhân "bị chết dần vì đói khát, lao động cực khổ, bị hành quyết và tra tấn", báo cáo cho hay.
Ủy ban Điều tra Triều Tiên còn tố cáo rằng tù nhân trong các trại tù Triều Tiên bị mang ra làm "bao cát" cho các đợt tập luyện võ thuật, bị buộc phải phá thai và phải ăn vỏ, lá cây để sống qua ngày.
Còn đối với cuộc sống bên ngoài trại tù, các vụ xử tử công cộng là một trong những công cụ "khủng bố" người dân của chính phủ Triều Tiên, theo báo cáo của Ủy ban Điều tra Triều Tiên.
Ông Kim Hyuk, một người Triều Tiên lưu vong, cho biết ông chứng kiến vụ hành quyết đầu tiên vào năm lên 9, còn ông Choi Young-hwa, một nhân chứng khác, thì bị buộc phải xem cảnh xử tử một quản lý nhà máy vì tội "gián điệp" lúc 16 tuổi.
Theo TNO
Tổng thư ký LHQ 'cực kỳ phiền lòng' về tội ác diệt chủng tại Triều Tiên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon vào hôm 18.2 được cho là đã cảm thấy "cực kỳ phiền lòng" với các vi phạm nhân quyền "nghiêm trọng" tại CHDCND Triều Tiên được phanh phui trong báo cáo của Ủy ban Điều tra Triều Tiên (COI). Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon - Ảnh: Reuters "Ông Ban từ trước đến...