Báo cáo kiểm toán “không trung thực và hợp lý”?
Báo cáo kiểm toán “ không trung thực và hợp lý” là nội dung quan trọng được chuyên gia quốc tế trình bày trong hội thảo lớn do Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tổ chức với chủ đề “Tối đa hoá giá trị doanh nghiệp”.
Hạn chế của chuẩn mực kế toán cũng như kiểm toán là một “cơ hội” cho các hành vi thao túng báo cáo tài chính.
GS. Janek Ratnatunga, CEO của CMA Australia đã trình bày chủ đề với tiêu đề gây tranh cãi nhưng phản ánh một cách thực tế chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính (BCTC) các công ty niêm yết.
“Không trung thực và hợp lý” nhấn mạnh rằng kiểm toán đưa ý kiến về BCTC có trung thực và hợp lý hay không là đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán thay vì phản ánh thông tin tốt nhất về giá trị công ty như mong đợi của thị trường tài chính. Trong khi các hệ thống CMKThiện nay không dễ hiểu đối với phần lớn các thành phần tham gia thị trường và có nhiều lỗ hổng để các công ty lợi dụng thao túng BCTC.
Ngày nay, tài sản tri thức vô hình đóng góp lớn trong giá trị của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các hạn chế cố hữu về định giá, các chuẩn mực kế toán hiện tại không ghi nhận được các tài sản vô hình là tài sản tri thức trên bảng cân đối kế toán. Điều này dẫn tới có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị ghi sổ với giá thị trường của công ty.
Giá trị ghi sổ của Microsoft tại thời điểm cuối năm 2018 là 82,72 tỷ USD, trong khi giá thị trường gấp hơn 10 lần con số này. Ngay cả khi áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRSs), thì việc các tài sản khác nhau trên bảng cân đối kế toán được định giá theo các phương pháp khác nhau sẽ khiến thị trường tài chính khó có thể hiểu được giá trị tài sản thực sự của công ty thông qua BCTC.
Video đang HOT
Kiểm toán “tương lai” thay vì “quá khứ”
Sự kiện lùm xùm và huỷ bỏ IPO của WeWork là một sự kiện điển hình cho thấy sự hạn chế của BCTC. Định giá WeWork sụt giảm nghiêm trọng từ mức 40 tỷ USD xuống còn 8 tỷ USD trong thời gian ngắn và CEO buộc phải từ chức sau khi bị phát giác các hành vi gây thiệt hại cho công ty. BCTC của WeWork vẫn có ý kiến kiểm toán “trung thực và hợp lý” trong khi giá trị công ty sụt giảm nghiêm trọng.
Một nguyên nhân quan trọng là kiểm toán thực hiện kiểm toán số liệu quá khứ và đưa ý kiến xem BCTC có tuân thủ các chuẩn mực kế toán hay không, trong khi bản thân các chuẩn mực kế toán có nhiều hạn chế, và kiểm toán cũng không kiểm toán các vấn đề về gian lận và lỗ hổng trong quản trị công ty.
Theo đó, xu hướng các thị trường tài chính phát triển bắt buộc các công ty khi thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ phải thực hiện kiểm toán các thông tin tương lai gồm các ước tính định giá, các vấn đề về quản trị và kiểm soát thay vì chỉ là các thông tin quá khứ trên BCTC.
Các đại biểu tham dự hội thảo do Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tổ chức với chủ đề “Tối đa hoá giá trị doanh nghiệp” sáng ngày 14/12/2019.
Xu hướng “ngắn hạn” thay vì “phát triển bền vững”
Hạn chế của chuẩn mực kế toán cũng như kiểm toán là một “cơ hội” cho các hành vi thao túng BCTC cho các mục đích ngắn hạn nhưng gây hại cho cổ đông trong dài hạn khi giá trị của công ty bị ảnh hưởng. Các hành vi ngắn hạn còn được thể hiện qua việc cắt giảm các chi phí R&D, chi phí phát triển đội ngũ và thị trường, hay lợi dụng các gói ESOP để làm số liệu lợi nhuận ngắn hạn đẹp hơn,… nhưng ảnh hưởng đến cơ hội phát triển tạo giá trị trong dài hạn, theo GS. Brendon O’Connell, Chủ tịch của CMA Australia.
Chủ đề “Chiến lược kinh doanh thiển cận” được TS. Chris D’Souza trình bày đã nhấn mạnh xu hướng ngắn hạn ngày càng rõ nét của các công ty. Một nguyên nhân quan trọng là thời gian nắm giữ cổ phiếu trung bình trên thị trường tài chính ngày càng ngắn.
Trong những năm 1960 thời gian nắm giữ cổ phiếu trung bình trên sàn chứng khoán New York là 8 năm 4 tháng, nhưng ngày nay con số này chỉ là 4 tháng. Các công ty dường như quên mất giá trị cho khách hàng, đạo đức kinh doanh và phát triển bền vững bao gồm các vấn đề về môi trường (E), xã hội (S) và quản trị minh bạch (G). Xu hướng ESG đang được cổ xuý trên các thị trường tài chính lớn.
Viện Kế toán Quản trị công chứng Úc (CMA Australia) là tổ chức nghề nghiệp quốc tế chuyên nghiệp về quản trị và tài chính chiến lược. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014, hiện CMA Australia đang có hàng trăm hội viên là chủ công ty, quản lý cao cấp tại các tập đoàn và ngân hàng lớn. Tham khảo chương trình CMA Australia tại https://www.afa.edu.vn/cmaaustralia/
Theo Minh Hòa/tinnhanhchungkhoan.vn
Petrolimex phát hành lại BCTC hợp nhất 6 tháng không còn ý kiến ngoại trừ
Ngoài việc không còn ý kiến ngoại trừ, báo cáo cũng ghi nhận mức tăng lợi nhuận sau thuế 108 tỷ đồng, so với con số 2.635,9 tỷ đồng công bố trước đó.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) vừa công bố phát hành lại báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất nửa đầu 2019, ghi nhận mức tăng lợi nhuận sau thuế 108 tỷ đồng, so với con số 2.635,9 tỷ đồng công bố trước đó. Trong BCTC mới được phát hành lại này, ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán KPMG cũng đã được loại bỏ.
Theo giải trình từ đợt công bố BCTC lại lần này của Petrolimex, để đảm bảo tính tuân thủ, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu PLX cũng như hạn chế ảnh hưởng đến tình hình thị trường, tập đoàn quyết định điều chỉnh giảm khoản dự phòng hàng tồn kho theo quy định của chuẩn mức kế toán Việt Nam cùng các ảnh hưởng có liên quan. Tập đoàn đã đề nghị KPMG phát hành lại BCTC hợp nhất cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2019, đồng thời gửi văn bản báo cáo lên UBCKNN và HoSE.
Trước đó, trong báo cáo kiểm toán giữa niên độ 2019 của Petrolimex, KPMG đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc một công ty con của tập đoàn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 135 tỷ đồng dựa trên những ước tính về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho đến cuối năm 2019.
Việc ghi nhận khoản dự phòng này, theo đơn vị kiểm toán, là chưa phù hợp với các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho. Cụ thể, dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần được lập dựa trên ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
Sau khi kiểm toán đưa ra kết luận ngoại trừ, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu PLX vào diện không được giao dịch ký quỹ trong quý IV.
Phản ứng tiêu cực với thông tin này, trong phiên 4/10 vừa qua, cổ phiếu PLX đã giảm tới 3,3%, vốn hóa thị trường "bốc hơi" hơn 2.300 tỷ đồng với giao dịch tăng đột biến, gấp 5 lần trung bình 10 phiên gần nhất.
Sáng nay (14/10), sau thông tin BCTC phát hành lại, cổ phiếu PLX có thời điểm đã tăng lên mức 59.200 đồng/cổ phiếu.
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
Thương mại Thành Thành Công vừa mua hơn 16 triệu cổ phần TTC Land (SCR) Tổng giá trị giao dịch khoảng 98 tỷ đồng. CTCP Thương mại Thành Thành Công vừa báo cáo đã hoàn tất mua vào hơn 16,28 triệu cổ phiếu SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) tương ứng 4,8% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của TTC Land. Giao dịch thực hiện từ 10/12 đến...