Báo cáo kiểm toán cho thấy Mỹ không thể trở lại Mặt Trăng trước năm 2026
Theo kết quả một cuộc kiểm toán của Chính phủ Mỹ được công bố ngày 15/11, kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ chỉ có thể thực hiện “sớm nhất là vào năm 2026″.
Mỹ không thể trở đưa người trở lại Mặt Trăng trước năm 2026. Ảnh minh họa: Yahoo/TTXVN
Báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra – cơ quan kiểm toán của NASA – cho biết chương trình Artemis đưa các nhà du hành Mỹ trở lại Mặt Trăng đang gặp phải “những khó khăn về kỹ thuật và sự trì hoãn kéo dài do đại dịch COVID-19 và tình hình thời tiết”.
Báo cáo nêu rõ: “Mục tiêu của NASA về việc đưa các phi hành gia hạ cánh trên Cực Nam của Mặt Trăng vào cuối năm 2024 đang đối mặt nhiều thách thức quan trọng, như các rủi ro lớn về kỹ thuật, tiến độ phát triển phi thực tế và mức tài trợ thấp hơn yêu cầu”.
Theo Văn phòng Tổng thanh tra của NASA, “những trang phục du hành không gian mới, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sẽ chưa thể sẵn sàng” trước tháng 5/2025, do “những yêu cầu về kỹ thuật và thiếu kinh phí”.
Tiếp đó, sự phát triển của “hệ thống hạ cánh do con người điều khiển” hoặc HLS – được ủy thác cho công ty SpaceX – cũng sẽ “có thể” bị trì hoãn.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ Starship sẽ là phương tiện đưa các phi hành gia du hành từ quỹ đạo Mặt Trăng lên bề mặt Mặt Trăng.
Văn phòng Tổng thanh tra khen ngợi “tốc độ nhanh chóng” trong công tác sản xuất của SpaceX, nhờ vào hệ thống “sản xuất nhiều bộ phận động cơ và các thành phần theo quy trình khép kín”.
Trong các cuộc thanh tra hồi tháng 8 vừa qua tại trụ sở chính ở California và các nhà máy ở Texas, Văn phòng Tổng thanh tra cho biết việc phát triển 20 nguyên mẫu Starship và 100 động cơ Raptor đã được hoàn tất.
Trong 15 năm qua, thời gian trung bình giữa thời điểm ký kết hợp đồng và triển khai chuyến bay đầu tiên là 8 năm rưỡi. Tuy nhiên, cơ quan kiểm toán của NASA cho rằng SpaceX sẽ rút ngắn 50% khoảng thời gian này.
Hiện NASA vẫn đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh đầu tiên – sứ mệnh Artemis 1 đưa tàu du hành không người lái bay trong quỹ đạo của Mặt Trăng vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán ước tính rằng sứ mệnh này chỉ có thể diễn ra “vào mùa hè năm 2022″.
Tiếp đó, sứ mệnh Artemis 2 sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng nhưng không hạ cánh. Còn sứ mệnh đưa người trở lại Mặt Trăng được đặt tên là Artemis 3.
Theo báo cáo kiểm toán, chương trình thám hiểm Mặt Trăng là vô cùng tốn kém, với chi phí ước tính lên tới 93 tỷ USD vào tài khóa 2025. Trong 4 lần phóng đầu tiên, mỗi lần phóng có chi phí 4,1 tỷ USD. Theo Văn phòng Tổng thanh tra, NASA cần phải “tìm giải pháp để giảm bớt các chi phí này”.
SpaceX muốn góp tay làm đồ phi hành gia cho NASA
Trước khả năng NASA bị chậm tiến độ trong việc thiết kế và thử nghiệm đồ phi hành gia cho sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt trăng, ngày 10-8, tỉ phú Elon Musk cho rằng SpaceX có thể giúp một tay.
Kristine Davis, kỹ sư về trang phục không gian tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA, mặc bộ đồ thử nghiệm trong cuộc thử nghiệm vào ngày 15-10-2019 - Ảnh: NASA
Theo kênh truyền hình CNBC, tỉ phú Elon Musk đã chia sẻ báo cáo của tổng thanh tra NASA với kết luận việc chậm tiến độ trong phát triển bộ đồ phi hành gia thế hệ mới là một trong các nguyên nhân khiến mục tiêu đưa con người trở lại Mặt trăng không khả thi.
Báo cáo cũng nêu rõ rằng các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang sử dụng các bộ đồ thám hiểm vũ trụ "được thiết kế cách đây 45 năm cho chương trình tàu con thoi". Trong nhiều năm qua, các bộ đồ đó chỉ được "tân trang và thiết kế lại một phần" để tiếp tục sử dụng.
Tỉ phú Musk khẳng định: SpaceX có thể phụ trách việc thiết kế bộ đồ phi hành gia thế hệ mới này. Elon Musk cũng lưu ý rằng có 27 công ty khác nhau đang cung cấp các thành phần cho bộ đồ, và điều này dường như là "có quá nhiều đầu bếp trong nhà bếp".
Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk đã thiết kế và sản xuất đồ thám hiểm vũ trụ cho các phi hành gia lên không gian bằng tàu vũ trụ Crew Dragon. Bộ đồ này được thiết kế để bảo vệ các phi hành gia trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn bên trong thân tàu, hoặc khi cabin bị giảm áp suất.
Tuy nhiên, việc chế tạo các bộ đồ cho các nhà thám hiểm vũ trụ trong không gian phức tạp và thử thách hơn, do nhu cầu tồn tại bên ngoài tàu trong môi trường khắc nghiệt của không gian phi trọng lực.
Người phát ngôn của NASA, bà Monica Witt, cho biết vào tháng trước, NASA đã liên hệ với các công ty trong ngành công nghệ vũ trụ để lấy ý kiến về việc "mua bộ đồ phi hành gia" và các dịch vụ khác.
NASA đã bắt đầu ba chương trình thiết kế đồ vũ trụ khác nhau kể từ năm 2007 và đã chi 420,1 triệu USD cho việc phát triển bộ đồ thế hệ mới này kể từ đó. Ngoài ra, báo cáo cho biết NASA "có kế hoạch đầu tư thêm khoảng 625,2 triệu USD" vào việc phát triển, thử nghiệm và cải tiến để hoàn thành một bộ đồ mới nhằm thử nghiệm trên ISS và hai bộ đồ cho sứ mệnh của đoàn thám hiểm lên Mặt trăng - với tổng chi phí "hơn 1 tỉ USD" đến năm 2025.
Ngoài vấn đề đội chi phí, theo báo cáo, việc chậm tiến độ còn do thiếu kinh phí, tác động của đại dịch COVID-19 và các khó khăn về kỹ thuật. Bộ đồ du hành vũ trụ sẽ không được hoàn thiện ít nhất là đến tháng 4-2025. Trước đó, NASA cho biết có thể hoàn thành bộ đồ để sẵn sàng sử dụng vào tháng 3-2023.
NASA cần những bộ đồ vũ trụ thế hệ mới cho chương trình Artemis, với mục tiêu đưa con người quay lại Mặt trăng vào năm 2024.
Chương trình Artemis khởi động dưới thời chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump và được tiếp tục dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Ngắm 'siêu trăng hồng' trên khắp thế giới "Siêu trăng hồng" hiếm có được ghi nhận nhiều nơi trên khắp thế giới và tối 26/4 9 (múi giờ Bờ Đông Mỹ). "Siêu trăng hồng" tại New York (Mỹ). Ảnh: Daily Mail Tờ Daily Mail (Anh) cho biết "siêu trăng hồng" lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn trung bình. Mặc dù có tên là "siêu trăng hồng"...