Báo Canada: Mỹ có thể tấn công đảo nhân tạo của TQ trên Biển Đông
Theo nhận định của chuyên gia trên tạp chí quân sự hàng đầu Kanwa Defense Review (Canada), việc Trung Quốc xây đảo trái phép trên Biển Đông sẽ gây kích động với Mỹ và Washington có thể tấn công các đảo này.
Hình ảnh Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại Gạc Ma
Hôm 12/10, tờ Wantchinatimes (Đài Loan) dẫn nguồn từ Kanwa Defense Review cho biết, hành động xây đảo trái phép tại các vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông có thể làm bùng lên xung đột giữa Trung Quốc với Mỹ và các quốc gia trong khu vực, thậm chí có thể kích động một cuộc tấn công từ Washington và Việt Nam.
Trước đó, những hình ảnh vệ tinh thu thập được cho thấy, Bắc Kinh đã âm thầm xây dựng đảo nhân tạo tại Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời gian dài.
Theo kế hoạch do chính phủ Trung Quốc công bố, Bắc Kinh sẽ xây dựng một “tàu sân bay không thể chìm” tại Biển Đông thông qua dự án cải tạo đất lớn trong nhiều khu vực. Kế hoạch chi tiết cho thấy “tàu sân bay không thể chìm” mà Trung Quốc tuyên bố bao gồm hai đường băng và hai cảng hải quân.
Video đang HOT
Sau khi dự án này hoàn tất, Trung Quốc có thể sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và máy bay chiến đấu tớ Biển Đông, Kanwa nhận định. Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh, hai cảng hải quân có thể chứa bất cứ tàu chiến nào của Trung Quốc.
Máy bay ném bom H6 sẽ tăng thêm mối đe dọa cho Mỹ và các đối tác an ninh của họ tại khu vực Đông Nam Á. Với tầm hoạt động 6.000km và phạm vi chiến đấu lên tới 1.800km, H-6 thừa sức tấn công tất cả các mục tiêu quan trọng tại Đông Á. Thậm chí, với tên lửa hành trình 2.000km, H-6 vẫn có thể vươn tầm với đến các căn cứ quân sự của Mỹ tại Australia.
Tên lửa chống tàu của Trung Quốc như YJ-83, YJ-12 cũng có thể được sử dụng để phong tỏa tất cả hoạt động vận chuyển tại eo biển Malacca. Bằng cách kiểm soát không phận Biển Đông, Trung Quốc sẽ có thể ngăn chặn lực lượng Mỹ tại Australia hỗ trợ các đồng minh Đông Á.
Quy mô của dự án đảo nhân tạo vẫn còn chưa rõ ràng. Một dự án tương tự cũng được báo cáo là đang tiến hành tại Mischief Reef (đá Vành Khăn). Khi Gạc Ma hoặc Vành Khăn trở thành “tàu sân bay không thể đánh chìm”, các nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore sẽ nằm trong phạm vi các cuộc không kích chiến thuật của Trung Quốc. Trong đó, Singapore hiện đang là một trong những căn cứ chính cho các tàu chiến ven biển của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, theo Kanwa, một “tàu sân bay không thể đánh chìm” không phải là một “tàu sân bay bất khả chiến bại”. Từ Gạc Ma và Vành Khăn đến thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam Việt Nam chỉ có 850 km. Điều này có nghĩa là hai hòn đảo nhân tạo này nằm trong phạm vi chiến đấu của máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam. Khi có trường hợp xung đột xảy ra, Việt Nam có thể sẽ lựa chọn tấn công phủ đầu vào hai hòn đảo này.
Theo Người đưa tin
Trung Quốc rắp tâm đóng "tàu sân bay không chìm" tại Gạc Ma
Sau khi củng cố căn cứ phi pháp ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) với đường bay dài hơn 2 cây số, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo các công sự tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Want China Times dẫn lời tạp chí Kanwa cho hay Trung Quốc chuẩn bị leo thang tranh chấp bằng việc củng cố sức mạnh tại Gạc Ma.
Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông
Kanwa cảnh báo việc Trung Quốc cải tạo công sự ở Gạc Ma có thể đặt ra một mối đe dọa cho tất cả các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines.
Theo kế hoạch của Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ xây dựng một "tàu sân bay không thể chìm" ở biển Đông thông qua một dự án cải tạo các công sự quy mô trong khu vực. Các kế hoạch chi tiết cho thấy "tàu sân bay không thể chìm" bao gồm hai đường băng và hai cảng hải quân.
Sau khi dự án này hoàn tất, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và máy bay chiến đấu tới khu vực nam Biển Đông. Hai cảng hải quân có thể tiếp nhận bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc, ngoại trừ tàu sân bay như Liêu Ninh.
Máy bay ném bom H-6 sẽ đặt ra thêm mối đe dọa cho Mỹ và các đối tác an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với phạm vi oanh tạc 6.000 km và bán kính chiến đấu 1.800 km, các máy bay ném bom H-6 có khả năng tấn công các mục tiêu lớn ở phía Bắc nước Úc.
Mặc dù Úc cách Gạc Ma khoảng 3.200 km nhưng máy bay chiến lược H-6 có khả năng mang tên lửa hành trình với tầm xa 2.000 km. Điều này có nghĩa là H-6 sẽ có thể tấn công tất cả các cơ sở quân sự của Mỹ tại Úc.
Tên lửa chống tàu như tên lửa YJ-83 và YJ-12 cũng có thể được sử dụng để phong tỏa eo biển Malacca. Bằng cách kiểm soát không phận và hải phận của Biển Đông, Trung Quốc có thể ngăn chặn lực lượng Mỹ tại Úc hỗ trợ các đồng minh ở Đông Á.
Sau khi hoàn tất đường bay tại đảo Phú Lâm của Việt Nam một cách phi pháp thì việc Trung Quốc tạo một căn cứ tương tự tại Gạc Ma chỉ còn là vấn đề thời gian (nếu không bị ngăn chặn). Lúc này, đã có báo cáo cho thấy Trung Quốc đang mở rộng, củng cố căn cứ tại bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).
Tuy nhiên, theo Kanwa, một "tàu sân bay không thể chìm" cũng không phải là một "tàu sân bay bất khả chiến bại". Bãi Vành Khăn hay Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 850 km theo đường chim bay.
Kanwa đánh giá cả hai hòn đảo trên đều nằm trong phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 do Không quân Việt Nam mới nhập từ Nga. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Việt Nam có thể khởi động một cuộc tấn công với cả hai hòn đảo trong trường hợp xấu nhất, Kanwa nhận định.
Theo Tri Thức Trẻ
Philippines nghi Trung Quốc triển khai giàn khoan ở Trường Sa Tổng thống PhilippinesBenigno Aquino III ngày 23/9 tuyên bố đất nước ông sẽ đấu tranh cho quyền chủ quyền của nước này ở Biển Đông và bày tỏ lo ngại rằng một chuyến đi gần đây của 2 tàu khảo sát Trung Quốc có thể mở đường cho việc khoan dầu trong khu vực. Tổng thống PhilippinesBenigno Aquino III. Trong cuộc phỏng vấn...