Bảo bối tác chiến điện tử Nga
Nga đang sở hữu một loạt hệ thống tác chiến điện tử tối tân có thể vô hiệu hóa các loại khí tài quân sự sử dụng liên lạc thông tin vô tuyến.
Nga đã “bật đèn xanh” để xuất khẩu hệ thống Rtut’-BMARMY RECOGNITION
“Hệ thống tác chiến điện tử (EWS) sẽ là công cụ đắc lực để ứng phó các dòng máy bay chiến lược, chiến thuật tầm xa, phương tiện điện tử cũng như đánh chặn thiết bị truyền thông vô tuyến của vệ tinh quân sự nước ngoài”, Hãng thông tấn TASS dẫn lời Phó tổng giám đốc Yuri Mayevsky của Hãng công nghệ điện tử – vô tuyến KRET, nhà phát triển EWS chính cho quân đội Nga, tuyên bố.
Theo ông, quân đội Nga đang nắm trong tay 4 hệ thống tác chiến điện tử cực kỳ lợi hại có thể triệt tiêu hoàn toàn liên lạc viễn thông, định vị của tàu chiến cũng như vô hiệu hóa việc lập trình, điều khiển các dòng vũ khí chính xác cao như tên lửa hay bom thông minh.
Theo trang tin Nga Russia beyond the headlines (RBTH), President-S là tổ hợp chế áp quang điện tử tối tân, đóng vai trò bảo vệ mọi máy bay khỏi mối đe dọa từ các loại tên lửa phòng không vác vai (manpad) nhờ gây nhiễu hệ thống dẫn đường. Trong các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia, các chuyên gia sử dụng Igla, loại manpad hiện đại rất phổ biến trên các chiến trường, để nhắm bắn nhiều mẫu máy bay chiến đấu được lắp đặt tổ hợp President-S. Kết quả cho thấy tất cả các tên lửa đều chệch hướng và phát nổ sớm.
Không chỉ chiến đấu cơ, hệ thống này cũng phát huy tác dụng vô cùng hiệu quả cho trực thăng. RBTH tường thuật một cuộc thử nghiệm với một chiếc trực thăng Mi-8 trang bị President-S được gắn cố định vào bệ đỡ và bị bắn trực diện từ khoảng cách 1.000 m. Kết thúc thử nghiệm, không quả Igla nào trúng mục tiêu.
Thiết bị tác chiến điện tử President-SSPUTNIK
Một trong những tài sản quý giá nhất thuộc kho EWS của Nga, tổ hợp radar Moskva-1 có thể quan sát, theo dõi mọi mục tiêu trên không ở khoảng cách 400 km, hơn gấp đôi tầm đeo bám của thế hệ radar tiền nhiệm Avtobaza (khoảng 150 km). Chuyên trang Army recognition dẫn lời các chuyên gia cho biết Moskva-1 hoạt động trên nguyên tắc “radar thụ động”. Điều này có nghĩa là hệ thống không phát ra bất kỳ tín hiệu nào mà chỉ thu và phân tích những tín hiệu bên ngoài. Nhờ đó, Moskva-1 không chỉ phát hiện sớm mọi nguy cơ mà còn hoạt động gần như vô hình trên màn hình radar của đối phương.
Video đang HOT
Công nghệ thu giữ và phân tích thông tin điện tử cực kỳ hiện đại giúp tổ hợp này nhận biết cụ thể hình dáng vật thể lọt vào tầm ngắm và có thể phân biệt chính xác tên lửa hay máy bay. Ngoài ra, nhờ hoạt động ở chế độ radar thụ động, Moskva-1 còn có một tác dụng lợi hại khác là hỗ trợ dẫn đường cho tên lửa phòng không Nga nhắm tới mục tiêu mà không bị phát hiện.
Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến lược Iskander được Nga xem là một trong những vũ khí lợi hại nhất của mình. Theo truyền thông phương Tây, Moscow đã triển khai Iskander đến những khu vực “ nóng” nhất hiện nay như Syria và vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad, vốn bị kẹp giữa bởi 2 thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania. Tuy nhiên, Iskander và các tổ hợp tương tự khác có điểm yếu rất lớn là dễ bị phát hiện trên đường di chuyển. Vì thế, trọng trách bảo vệ cho vũ khí chiến lược này được giao cho hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha, khắc tinh của các chiến đấu cơ trang bị công nghệ điều khiển và cảnh báo sớm trên không (AWACS).
Được gắn trên xe bọc thép di chuyển cùng các tổ hợp tên lửa, Krasukha có khả năng phát tán bức xạ gây nhiễu trong bán kính 250 km để làm rối loạn AWACS của đối phương. Một tính năng khác của Krasukha là tác động lên phần điều khiển trung tâm của các loại tên lửa dẫn đường chính xác, khiến chúng nhận diện sai mục tiêu hoặc thậm chí là thay đổi lộ trình bay, theo RBTH.
Lợi hại Rtut’-BM
Tương tự Krasukha, hệ thống gây nhiễu điện tử Rtut’-BM được thiết kế tổ hợp lên xe bọc thép và có hình dáng bên ngoài rất “ngầu”. Là khí tài tác chiến điện tử vào hàng hiện đại nhất của Nga hiện nay, Rtut’-BM có nhiệm vụ bảo vệ binh lính và trang thiết bị quân sự khỏi hỏa lực pháo binh, nhất là các loại đầu đạn trang bị ngòi nổ cận đích.
Để tiêu diệt mục tiêu, ngòi nổ cận đích sẽ tự động kích nổ đạn khi cách mục tiêu một khoảng cách đã được định trước, nhằm tăng độ chính xác và linh hoạt hơn so với ngòi nổ định giờ. Rtut’-BM tác động lên hệ thống thu phát tín hiệu của các ngòi nổ này để khiến chúng kích nổ sớm, giúp bảo toàn lực lượng. Bên cạnh đó, Rtut’-BM còn có thể trung hòa tần số vô tuyến liên lạc mà đối phương sử dụng.
Chỉ cần nhân sự 2 người để lái xe và điều khiển hệ thống, một tổ hợp Rtut’-BM có khả năng bảo vệ bao trùm khu vực rộng khoảng 50 ha. Trong 3 năm qua, Hãng KRET và các đối tác đã cung cấp 22 hệ thống Rtut’-BM cho quân đội Nga và dự kiến sẽ có thêm 21 chiếc được giao trước cuối năm nay. Đặc biệt, chính phủ Nga cũng đã cấp phép xuất khẩu Rtut’-BM. Theo báo cáo đánh giá đối tác của KRET, sản phẩm này có tiềm năng xuất khẩu rất cao tại các thị trường châu Á và Trung Đông.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Những quốc gia mua nhiều vũ khí Mỹ nhất thế giới
Trong bối cảnh an ninh thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, Mỹ tiếp tục hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu vũ khí.
Các chiến đấu cơ F-35 đỗ trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: AFP
Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí được áp đặt trong nhiều thập kỷ với Việt Nam. Với lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ, Việt Nam có thể sẽ gia nhập danh sách các quốc gia mua sắm vũ khí từ Mỹ, theo CNN.
Mỹ hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm tới 33% doanh thu từ thị trường vũ khí toàn cầu. Vậy những quốc gia nào nhập khẩu khí tài nhiều nhất từ siêu cường này?
Arab Saudi là khách hàng đáng chú ý hơn cả của Mỹ trong giai đoạn 2011-2015, theo nghiên cứu về các giao dịch mua sắm vũ khí kể từ năm 1968 do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thực hiện. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là nước nhập khẩu vũ khí Mỹ lớn thứ hai thế giới.
Các khách hàng còn lại trong top 10 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu vũ khí Mỹ gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Australia, đảo Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Singapore, Iraq và Ai Cập.
Giới chuyên gia cho rằng khu vực Trung Đông với những cuộc chiến chưa có hồi kết sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Mỹ trong thời gian tới. Khu vực này hiện chiếm 40% giá trị xuất khẩu vũ khí Mỹ.
"Những quan ngại sâu sắc về an ninh và một tương lai bất ổn mà khu vực có thể đối diện thậm chí còn lớn hơn nỗi lo về việc giá dầu giảm sâu thời gian qua", ông Andrew Hunter thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế bình luận. "Những quốc gia trong khu vực này ưu tiên chi tiêu cho quốc phòng hơn là các lĩnh vực khác".
Các quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2014. Nguồn: IHS Jane's
Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đang xuất khẩu hàng loạt mặt hàng, từ vũ khí hạng nhẹ đến máy bay chiến đấu, xe tăng hay tên lửa hành trình Patriot.
Việc nhiều quốc gia châu Á có mặt trong top đầu danh sách phản ánh một thực tế là những căng thẳng hiện tại với Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này cùng những hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng đang ám ảnh khu vực, bình luận viên Curtis Brown, Ryan Browne và Zachary Cohen từ CNN đánh giá.
Cho vay tiền mua vũ khí
Trong khi hầu hết các quốc gia tự sử dụng nguồn tiền của mình để mua vũ khí thì một số nước được Washington cho vay tiền hoặc hưởng các ưu đãi khi mua khí tài Mỹ theo chương trình "Hỗ trợ Tài chính cho Quân đội Nước ngoài".
Ngân sách cho chương trình nằm dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao Mỹ này trong năm tới có thể lên đến 5,7 tỷ USD.
Cân đối ngân sách năm 2017 cho thấy 5 quốc gia nhận hỗ trợ quân sự lớn nhất từ Mỹ gồm Israel (3,1 tỷ USD), Ai Cập (1,3 tỷ USD), Jordan (350 triệu USD), Pakistan (265 triệu USD) và Iraq (150 triệu USD).
Israel là một trong những quốc gia nhận hỗ trợ tài chính nhiều nhất của Mỹ để mua sắm vũ khí. Ảnh: Haaretz
Nguồn hỗ trợ quân sự cho châu Phi năm 2017 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2016 do những mối lo ngại về các hoạt động khủng bố tại châu lục này, điển hình là ở các nước như Mali, Somalia và Nigeria.
Theo ông Hunter, các công ty quốc phòng Mỹ đã thể hiện rõ mong muốn tăng cường bán vũ khí trong bối cảnh Washington liên tục cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng.
Ông Marillyn Hewson, giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin, phát biểu trong một sự kiện truyền thông hồi tháng ba, nhấn mạnh: "Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng xuất khẩu vũ khí trong những năm tới sẽ đến từ các thị trường nước ngoài".
Bên cạnh Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp hay Đức cũng là những nhà xuất khẩu vũ khí lớn và cạnh tranh ngày càng gay gắt với Mỹ.
Trung Quốc đã gia tăng thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu với tốc độ tăng trưởng trên 60% trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, theo nghiên cứu của SIPRI.
Lĩnh vực Bắc Kinh đầu tư mạnh là công nghệ không người lái. Trung Quốc đã bán máy bay không người lái tới Nigeria, Iraq và Pakistan. Ngoài ra, các loại vũ khí giá rẻ của Trung Quốc cũng là lợi thế lớn của nước này khi chào hàng tại những quốc gia không có nguồn ngân sách quốc phòng dồi dào.
"Càng ngày sẽ càng có nhiều vũ khí Trung Quốc xuất hiện tại các cuộc triển lãm nhằm cạnh tranh với Mỹ", chuyên gia Hunter đánh giá.
Trần Việt
Theo VNE
Thừa nhận sự thật sát thủ tàu sân bay Nga thua Mỹ Lại xin được giới thiệu tiếp một bài của TS Khoa học quân sự Nga Konstan tin Sivkov về một vấn đề nữa không mấy vui vẻ của Hải quân Nga. Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đã "phong tặng" danh hiệu "sát thủ tàu sân bay Mỹ" cho một số tàu của Hải quân Nga. Biệt...