Bao bì Nhựa Sài Gòn phá sản, khối nợ trăm tỷ tại BIDV và NCB có đòi được không?
Lúc này “đau đầu” nhất có lẽ chính là những chủ nợ của SPP, trong đó hai chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với số nợ hơn 396,5 tỷ đồng và Ngân hàng NCB Chi nhánh Sài Gòn với gần 129,9 tỷ đồng.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định của TAND TP HCM về việc mở thủ tục phá sản đối với CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (Saplastic, HNX: SPP).
Quyết định này được TAND TP.HCM ban hành vào ngày 26/11/2019, sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với SPP (từ tháng 8/2019) và xem xét thấy SPP mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.
Saplastic phá sản khiến nhiều ngân hàng đau đầu với khoản tín dụng trăm tỷ
Lúc này “đau đầu” nhất có lẽ chính là những chủ nợ của SPP, trong đó hai chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với số nợ hơn 396,5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) Chi nhánh Sài Gòn với gần 129,9 tỷ đồng.
Ngoài các ngân hàng trên, SPP còn nợ số tiền “khủng” tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Nhuận (46 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (35 tỷ đồng), PVcombank (69,9 tỷ đồng), Ngân hàng Indovia – Chi nhánh chợ Lớn (30 tỷ đồng)
Được biết, tài sản đảm bảo của CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn đối với khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.
Video đang HOT
BIDV và NCB là hai “chủ nợ” lớn nhất của SPP
Cụ thể, tài sản đảm bảo gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của công ty.
SPP tiền thân là Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn thành lập từ năm 2001. Công ty đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần từ giữa năm 2007. Tới tháng 9/2008, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn HNX.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, bao bì nhựa, bao bì giấy cao cấp và bao bì kim loại và kinh doanh nguyên liệu bao bì nhựa, bao bì giấy, kim loại và thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành in, ngành sản xuất bao bì…
Đến hết năm 2019, vốn điều lệ của SPP là 251,2 tỷ đồng, bà Dương Thị Thu Hương làm Chủ tịch HĐQT và bà Trương Ngọc Khanh làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật (bổ nhiệm hồi tháng 7/2019).
Kể từ khi niêm yết lên sàn, SPP vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng. Tính đến năm 2018, Công ty đặt doanh thu thuần hơn 1,100 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hơn 20% kể từ khi lên HNX. Lãi ròng của Công ty lại không duy trì tăng trưởng mà dao động qua các năm. Lãi ròng năm 2018 của Công ty đạt hơn 12 tỷ đồng, giảm 42.5% so với năm trước.
Tuy vậy, cú sốc lớn nhất đối với SPP phải kể đến năm 2019 với việc báo lỗ hơn 720 tỷ đồng.
Lý giải về điều này, ban lãnh đạo công ty Bao Bì Nhựa Sài Gòn cho biết, lợi nhuận âm do doanh thu năm 2019 giảm (256 tỷ đồng năm 2019 so với con số 1.100 tỷ đồng năm 2018). Bên cạnh đó, trong năm qua, SPP đã bán thanh lý hàng hoá hư hỏng và phân bổ một số khoản mục chi phí vào kết quả kinh doanh.
Tính đến ngày 31/12/2019, báo cáo tài chính đã kiểm toán của Saplastic cho thấy, SPP ghi nhận tổng nợ phải trả lên tới hơn 750 tỷ đồng. Trong đó, các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 736.3 tỷ đồng. Chủ các khoản nợ ngắn hạn này là các ngân hàng thương mại.
Câu hỏi lớn nhất lúc này là với việc CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn phá sản, các khoản nợ hàng trăm tỷ của SPP tại các ngân hàng như BIDV, NCB, Agribank… có thể được thu hồi?
Hiếu Nguyễn
Bao bì nhựa Sài Gòn mở thủ tục phá sản, BIDV và NCB 'lo sốt vó'
Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là BIDV với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và NCB với dư nợ gần 130 tỷ đồng.
CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (HNX: SPP) vừa công bố quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân TP.HCM được phê chuẩn ngày 26/11/2019. Công ty có địa chỉ tại lô II-2B, cụm V, nhóm Công nghiệp II, Khu công nghiệp Tân Bình, đường số 10, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.
Quyết định này được ban hành sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với SPP và xem xét thấy SPP mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.
SPP được thành lập năm 2001 với tên gọi Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn. Giữa năm 2007, SPP đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, bao bì nhựa, bao bì giấy cao cấp và bao bì kim loại và kinh doanh nguyên liệu bao bì nhựa, bao bì giấy, kim loại và thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành in, ngành sản xuất bao bì...
Kể từ khi niêm yết lên sàn (tháng 9/2008) SPP vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng. Tính đến năm 2018, Công ty đặt doanh thu thuần hơn 1.100 tỷ đồng, lãi ròng hơn 12 tỷ đồng, giảm 42% so với năm trước.
SPP bắt đầu cho thấy sự suy sụp khi 9 tháng 2019 báo lỗ hơn 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2019, SPP có tổng tài sản 1.171 tỷ đồng. Vốn điều lệ 251 tỷ đồng, tổng vay nợ tài chính hơn 738 tỷ đồng.
Trong đó, các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 715.4 tỷ đồng. Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với dư nợ gần 130 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo của khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của Công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.
Cụ thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của SPP.
Còn tài sản đảm bảo đối với khoản vay của NCB là khoản tiền thu khách hàng vào tài khoản tương ứng với dư nợ vay và giá trị quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Tân Đô.
Tước đó, trong báo cáo soát xét 6 tháng năm 2019, SPP từng đề cập đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group, Inc của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến bán 51% vốn và thu về khoảng 50 triệu USD. Dự kiến với số tiền thu được, công ty sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, từ đó đến nay SPP vẫn chưa có thông báo mới nào về việc hợp tác này.
Cổ phiếu SPP hiện chỉ còn 1.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức định giá chỉ 30 tỷ đồng.
Minh An
Gửi tiết kiệm kì hạn 6 tháng nên gửi ngân hàng nào để hưởng mức lãi suất cao nhất? So với các kì hạn khác, hiện tại kì hạn 6 tháng mức lãi suất tại một vài ngân hàng xấp xỉ 8%/năm. Cụ thể, mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất hiện nay là 7,9%/năm, được áp dụng tại Ngân hàng Quốc dân (NCB). Bám đuổi sát nút ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng lãi...