Báo Anh: Vợ cựu Tổng thống Syria nghi bị ốm nặng
Theo báo Telegraph, bệnh bạch cầu của bà Asma al-Assad, vợ của cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tái phát sau một thời gian thuyên giảm.
Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad (phải) và vợ mình, bà Asma al-Assad (trái) (Ảnh: i24NEWS).
Bà Asma al-Assad, vợ của nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ Bashar al-Assad, được cho là đang bị ốm nặng do mắc bệnh bạch cầu.
Theo báo Telegraph, bà Asma đang được cách ly để phòng ngừa nhiễ.m trùn.g và không thể ở cùng phòng với những người khác.
Ông Assad bị lật đổ hồi đầu tháng 12 trong một cuộc tấ.n côn.g của lực lượng đối lập do phong trào Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) đứng đầu. Sau đó, ông đã được Nga cấp quy chế tị nạn và đang sống lưu vong ở Moscow.
Bà Asma và các con của họ đã đến Nga trước cựu tổng thống Assad. Hiện tại, bà đang được cha mình là ông Fawaz Akhras, một bác sĩ tim mạch chăm sóc điều trị.
Tháng 5 vừa qua, Văn phòng cựu Tổng thống Syria công bố bà Asma al-Assad, khi đó đang là đệ nhất phu nhân, đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính, một dạng ung thư tủy xương và má.u.
Trước đó, bà đã được điều trị ung thư vú vào năm 2019 nhưng tuyên bố khỏi bệnh sau một năm điều trị.
Báo Telegraph cho biết bệnh bạch cầu của bà Asma được cho là đã tái phát sau một thời gian thuyên giảm.
Ngày 22/12, báo Jerusalem Post dẫn các nguồn tin từ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út cho biết, bà Asma al-Assad đã đệ đơn l.y hô.n sau khi bày tỏ sự không hài lòng với cuộc sống ở Moscow. Bà Asma được cho là muốn chuyển đến London sinh sống.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 23/12 đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên, coi đó là “những đồn đoán sai sự thật”.
Theo BBC, bà Asma mang hai quốc tịch Anh và Syria, sinh ra và lớn lên tại London, có cha mẹ là người Syria. Bà Asma chuyển đến Syria năm 2000 rồi sau đó kết hôn với ông Assad trong cùng năm ở tuổ.i 25.
Mặc dù đơn xin tị nạn đã được Nga chấp thuận nhưng Tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad được cho là vẫn phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt. Ông Assad không được phép rời khỏi Moscow hoặc tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào.
Các nhà chức trách Nga cũng đã đóng băng tài sản và tiề.n bạc của ông Assad, gồm 270 kg vàng, 2 tỷ USD và 18 căn hộ ở Moscow.
Truyền thông Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, anh trai của cựu Tổng thống Assad, ông Maher al-Assad, chưa được cấp quyền tị nạn tại Nga và yêu cầu của ông vẫn đang trong quá trình xem xét. Ông Maher và gia đình hiện đang bị quản thúc tại gia ở Nga.
Syria tiến tới hợp nhất các lực lượng dân quân
Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ, tân lãnh đạo Ahmed al-Sharaa đưa ra những ưu tiên của chính quyền mới ở Damascus.
Cuộc họp báo được tổ chức nhân lần đầu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đến Damascus sau khi chính quyền mới do tổ chức Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu được thành lập ở Syria.
Tham vọng kiểm soát toàn bộ vũ khí
Tại cuộc họp báo ở Damascus hôm 22.12 với ông Fidan, lãnh đạo trên thực tế của Syria Ahmed al-Sharaa cho biết các tổ chức vũ trang ở nước này sẽ bắt đầu tuyên bố giải tán và gia nhập quân đội chính quy Syria. "Chúng tôi tuyệt đối không cho phép bất kỳ vũ khí nào nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ", AFP hôm qua dẫn lời ông al-Sharaa. Chính quyền mới ở Damascus sẽ sớm công bố cấu trúc mới của bộ quốc phòng và quân đội trong những ngày tới.
Mỹ ngừng "treo giá" 10 triệu USD truy nã lãnh đạo lực lượng đối lập Syria
Quy định trên bao gồm cả Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu. Với thành phần chủ yếu là lực lượng người Kurd YPG, SDF là đồng minh Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong giai đoạn 2014 - 2017, và hiện vẫn canh gác những nhà tù nhốt các tay sún.g IS. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại xem YPG là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức bị cấm bởi Ankara, Washington và cả EU.
Người dân Syria xuống đường theo lời kêu gọi của ngày 22.12. ẢNH: REUTERS
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định không có chỗ cho các tay sún.g người Kurd YPG trong tương lai sắp tới của Syria. Sau khi trao đổi với lãnh đạo al-Sharaa về sự hiện diện của YPG, ông Fidan tin rằng Damascus sẽ thực thi các bước nhằm đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Syria. "Trong thời gian tới, YPG phải không còn là mối đ.e dọ.a cho sự đoàn kết dân tộc Syria", Reuters dẫn lời nhà ngoại giao, thêm rằng YPG nên bị giải tán.
Ngoại trưởng Fidan cũng kêu gọi thế giới dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Syria càng nhanh càng tốt. Ông thúc giục cộng đồng quốc tế huy động nỗ lực để vực dậy Syria và tạo điều kiện để người tị nạn quay lại quê hương. Reuters dẫn số liệu ước tính cho thấy cuộc nội chiến kéo dài gần 14 năm ở Syria đã khiến hơn nửa triệu người thiệ.t mạn.g và ít nhất phân nửa dân số nước này phải di tản. Nhiều người tháo chạy qua các nước láng giềng, và chỉ tính riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có 3 triệu dân Syria chạy nạn.
Bị ông Trump tố 'tiếp quản' Syria, Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?
Các thế lực khu vực "giữ cầu" với Syria
Hôm qua, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi đến Damascus để gặp đại diện chính quyền mới ở Syria, đán.h dấu chuyến thăm cấp cao mới nhất của Jordan kể từ khi chính quyền cựu Tổng thống al-Assad sụp đổ. Jordan giáp Syria ở phía nam, và theo số liệu của Bộ Nội vụ Jordan, khoảng 1,3 triệu dân Syria đang tị nạn ở nước này.
Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi (giữa, trái) đến Damascus hôm 23.12. ẢNH: AFP
Cùng ngày, Ngoại trưởng Qatar Mohammed Al-Khulaifi cũng đến Syria trong chuyến bay đầu tiên của Hãng Qatar Airways tới Damascus sau 2 tuần gián đoạn. Bên cạnh đó, một thế lực khác của khu vực là Ả Rập Xê Út cũng đã tiếp xúc trực tiếp với chính quyền mới ở Syria. Riyadh xác nhận sẽ sớm gửi phái đoàn đến quốc gia láng giềng.
Iran, đồng minh lâu năm của chính quyền cựu Tổng thống al-Assad, cho biết chưa liên lạc trực tiếp với nhà cầm quyền mới ở Syria, theo AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baqaei hôm qua. Tehran một lần nữa xác nhận nước này ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của láng giềng, đồng thời cảnh báo Syria không nên trở thành nơi chứa chấp chủ nghĩa khủn.g b.ố.
Trước đó, trong cuộc gặp ở Damascus hôm 22.12 với lãnh đạo cộng đồng tôn giáo thiểu số Druze (Li Băng) là nghị sĩ Walid Jumblatt, ông al-Sharaa khẳng định Syria sẽ không còn can thiệp tiêu cực vào tình hình nội bộ Li Băng như lâu nay, theo AFP. Ông Jumblatt cũng là nhân vật Li Băng đầu tiên đến Syria để tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo chính quyền mới. Còn Đài Al Jazeera dẫn cam kết của ông al-Sharaa rằng mọi tôn giáo và nhóm thiểu số sẽ được hưởng sự đại diện một cách công bằng tại Syria.
Điện Kremlin bác bỏ "tin vịt" về gia đình al-Assad
Hôm qua, Điện Kremlin bác bỏ các thông tin do truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải với nội dung bà Asma al-Assad, vợ cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, muốn l.y hô.n và rời Nga. TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đồng thời bình luận về tin tức Moscow đang giam lỏng ông al-Assad và phong tỏa các bất động sản của ông. "Không có thông tin nào đúng sự thật", ông Peskov cho biết.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi Israel ngừng không kích vào lãnh thổ Syria Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 19/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres khẳng định các cuộc không kích của Israel vào Syria là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này và "phải chấm dứt ngay lập tức". Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Damascus, Syria, ngày 14/12/2024....