Báo Anh: TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Giám đốc châu Á của Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư thuộc Thời báo Tài chính nhận định TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
Giám đốc châu Á của Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư trực thuộc tờ Thời báo Tài chính (Financial Times – Anh) David Robinson nhận định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.
(Ảnh: TTXVN)
Ông Robinson còn nhấn mạnh rằng so với 3 quốc gia thành viên khác ở khu vực Đông Nam Á gồm Malaysia, Brunei và Singapore, Việt Nam có thể là nước hưởng lợi nhiều nhất khi TPP chính thức được triển khai.
Sau khi được phê chuẩn, TPP sẽ giúp các công ty của Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia. Đây được coi là động lực quan trọng kích thích hoạt động xuất khẩu, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm ở trong nước.
Video đang HOT
Vài năm trở lại đây, dệt may, da giày là những lĩnh vực phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng sẽ là những lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất khi TPP chính thức được phê chuẩn.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiện tại Mỹ đang áp thuế nhập khẩu đối với hàng da giày của Việt Nam với mức cao nhất có thể lên đến 48%. Trong khi đó, một số mặt hàng dệt may cụ thể có thể phải chịu mức thuế 20%.
TPP sẽ giảm các loại thuế nhập khẩu này xuống bằng 0% hoặc gần bằng 0%, tùy thuộc vào mỗi mặt hàng. Như vậy, hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có thể sẽ tăng đột biến.
Năm 2015, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ đã đạt mức tăng 23%. Tuy nhiên, ông Robinson cũng cho rằng việc giảm thuế nhập khẩu trong khuôn khổ TPP có thể sẽ khiến các nhà sản xuất da giày và dệt may Trung Quốc chuyển dịch hoặc mở rộng hoạt động sản xuất sang thị trường Việt Nam.
Bộ phận Nghiên cứu Đầu tư của tờ Thời báo Tài chính dự báo rằng TPP sẽ giúp Việt Nam tăng gấp đôi thị phần hàng dệt may và da giày tại Mỹ, và có thể đạt mức 30% vào năm 2020. Bên cạnh đó, TPP cũng mang lại lợi ích đáng kể cho ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Việt Nam.
Khi nguồn vốn đầu tư được tăng cường, ngành sản xuất ôtô của Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan. Rõ ràng, Việt Nam sẽ trở thành một thị trường hấp dẫn hơn, thu hút giới đầu tư bên ngoài.
TPP có 12 thành viên và chiếm tới 40% nền kinh tế toàn cầu. Dự kiến, Việt Nam sẽ phê chuẩn TPP trong năm 2016. TPP cũng cần được Quốc hội Mỹ thông qua./.
Theo NTD
Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc vào hàng tệ nhất thế giới
Tờ Thời báo Tài chính của Anh (Financial Times) nhận định, khoảng cách giàu - nghèo ở Trung Quốc vào hàng tệ nhất thế giới.
Financial Times cho hay, Trung Quốc là quốc gia có mức chênh lệch thu nhập lớn nhất thế giới khi 1% người giàu nhất nước sở hữu tới 1/3 tài sản của quốc gia có số dân đông nhất thế giới này (trên 5 tỷ người), theo báo cáo của trường đại học Peking.
Báo cáo cũng cho thấy, 25% số người nghèo nhất Trung Quốc chỉ nắm trong tay 1% số tài sản của cả nước.
Hệ số Gini - thước đo sự bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc - ở mức khá cao (0,49 vào năm 2012). Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nếu hệ số Gini đạt 0,40 đã chạm mức cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng thu nhập nghiêm trọng.
Một người đàn ông đạp xe ngang qua cửa hàng bán đồ hiệu thời trang xa xỉ Gianni Versace ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Trong số 25 quốc gia có số dân đông nhất thế giới mà WB khảo sát, chỉ có 2 quốc gia nghi nhận hệ số Gini cao hơn Trung Quốc, đó là Nam Phi (0,63) và Brazil (0,53). Trong khi đó, hệ số Gini của Mỹ chỉ dừng lại ở 0,41, còn của Đức là 0,3.
Kể từ những năm 1980, hệ số Gini của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, từ mức 0,3 lên đến 0,49. Giáo sư Zhou Xiaozheng ở trường đại học Renmin tại Bắc Kinh nhận định, bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc sẽ gia tăng trong tương lai khi người giàu ngày càng giàu thêm còn người nghèo càng nghèo đi.
Theo danh sách tỷ phú do Hurun thống kê, năm 2015 Trung Quốc có 596 tỷ phú tiền đô, cao hơn nhiều so với Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới./.
Theo_VOV
VKFTA có hiệu lực, xuất khẩu hàng dệt may chưa dễ tăng tốc Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, mở ra một cơ hội cho các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam tăng kim ngạch nhờ ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, ngành hàng được kỳ vọng có tốc độ tăng xuất khẩu lớn nhất sang Hàn Quốc là dệt may...