Báo Anh phân tích bài học từ sự bứt phá của kinh tế Việt
Economist cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đầu người cao thứ hai thế giới từ năm 1990, Việt Nam đang là hình mẫu cho các nước muốn tăng trưởng.
Quốc gia châu Á nào phát triển nhanh trong vòng 25 năm qua, với hàng triệu người thoát nghèo? Và nền kinh tế nào ở châu Á, dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trong lớn nhất, sẽ là động lực tiếp theo cho cả khu vực? Có lẽ phần lớn chúng ta sẽ trả lời “Trung Quốc” cho câu hỏi thứ nhất và “Ấn Độ” cho câu hỏi thứ hai. Song những câu trả lời đó sẽ khiến chúng ta bỏ qua một đất nước đã đạt được thành công trong quá khứ và có triển vọng sáng sủa trong tương lai, Economist nhận định.
Với dân số hơn 90 triệu, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đầu người cao thứ hai thế giới từ năm 1990, chỉ sau Trung Quốc. Nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 7% trong thập kỷ tới, đất nước này sẽ đi theo quỹ đạo tăng trưởng giống như các “con hổ châu Á” như Hàn Quốc và Đài Loan.
Đó là một thành tích ngoạn mục đối với một quốc gia mà trong thập niên 80 vẫn phải vật lộn với hậu quả chiến tranh và còn nghèo như Ethiopia.
Hiện tại mậu dịch chiếm tương đương 150% GDP, nhiều hơn mọi quốc gia có cùng mức thu nhập. Ảnh: VCCI.
Video đang HOT
Khác với Trung Quốc hay Ấn Độ, Việt Nam thiếu nhiều lợi thế để trở thành một nền kinh tế lớn ở châu lục. Vì thế, bài học về sự bứt phá của Việt Nam là thực tế dễ được áp dụng hơn nhiều cho các nước đang phát triển khác, đặc biệt là các quốc gia gần đó.
Sự phát triển của tự động hóa trong nhà máy khiến giới quan sát lo ngại các nước nghèo sẽ không thể tận dụng lợi thế của họ trong các ngành sản xuất cần nhiều sức lao động. Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng minh được rằng mô hình phát triển “thử nghiệm và kiểm chứng” vẫn phát huy tác dụng.
Điều rõ ràng nhất là chính sách hội nhập kinh tế toàn cầu đã phát huy tác dụng. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam nằm sát Trung Quốc là điều may mắn, trong bối cảnh các doanh nghiệp cần tìm nơi sản xuất giá rẻ để thay thế Trung Quốc. Nhưng các quốc gia Đông Nam Á khác, dù cũng có vị trí thuận lợi tương tự, lại không hưởng nhiều lợi ích như Việt Nam.
Việt Nam đã tích cực giảm thiểu hóa các quy tắc thương mại từ thập niên 90. Hiện tại mậu dịch chiếm tương đương 150% GDP, nhiều hơn mọi quốc gia có cùng mức thu nhập. Chính phủ cũng đã cấm quan chức ép buộc công ty nước ngoài mua vật liệu đầu vào trong nước, một chủ trương trái ngược với Indonesia. Thực tế đó khiến các công ty nước ngoài đổ xô đến Việt Nam, đóng góp hai phần ba kim ngạch xuất khẩu mỗi năm.
Không chỉ mở cửa kinh tế, Việt Nam còn áp dụng chính sách linh hoạt. Chính phủ khuyến khích 63 tỉnh, thành cạnh tranh với nhau. Thành phố Hồ Chí Minh là “đầu tàu kinh tế” với các khu công nghiệp, Đà Nẵng lập các khu công nghệ cao và miền bắc đang thu hút các hãng sản xuất muốn rời Trung Quốc. Nhờ đó Việt Nam trở thành một nền kinh tế đa dạng có thể chống chịu các cú sốc, bao gồm đợt vỡ bong bóng bất động sản năm 2011.
Giống như Trung Quốc, Việt Nam ý thức rõ lộ trình họ phải theo và đang tập trung vào giáo dục. Học sinh 15 tuổi của Việt Nam có thể giải toán và hiểu khoa học tương đương học sinh Đức. Chính phủ cũng dành ngân sách lớnhơn cho các trường học so với hầu hết quốc gia cùng trình độ phát triển. Các yếu tố nền tảng – khuyến khích học sư phạm và đào tạo giáo viên – cũng được ưu tiên.
Hướng đầu tư này rất cần thiết để tận dụng các cơ hội thương mại. Nhà máy có thể tự động hóa nhiều hơn, nhưng vẫn cần người vận hành. Vì thế, công nhân phải biết chữ, thạo số và có khả năng nắm vững các chỉ dẫn phức tạp. Việt Nam đang tập trung vào những kỹ năng hợp lý – việc mà Thái Lan, Indonesia và Malaysia chưa làm được.
Là quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam phải vượt qua chặng đường dài nữa để đạt mức nhập cao. Rất nhiêu thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn có thể bị cản trở ở Mỹ. Hiệu quả của khối công ty quốc doanh vẫn thấp. Cạnh tranh giữa các tỉnh thành lại thành gánh nặng khi cơ sở hạ tầng chồng chéo. Gây dựng chuỗi cung ứng nội địa và sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam.
Mặc dù vậy, thành tựu trong 25 năm qua cho thấy Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội. Ít ra, Việt Nam đang cải cách doanh nghiệp nhà nước, đàm phán các hiệp định thương mại với châu Á và châu Âu. Chính phủ cũng muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa trong quy trình sản xuất nhưng không muốn doanh nghiệp nước ngoài lo ngại. Quả thực, Việt Nam đang là hình mẫu cho các nước muốn phát triển. Nếu may mắn, Việt Nam còn có thể là tấm gương cho các quốc gia muốn tăng trưởng.
Theo_Zing News
World Bank kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm nay
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong nửa đầu năm 2016, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới (WB) kỳ vọng GDP năm nay của Việt Nam sẽ tăng 6%.
WB kỳ vọng GDP năm nay của Việt Nam sẽ tăng 6%
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), sau khi tăng trưởng mạnh năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã chậm lại trong nửa đầu năm 2016. GDP 6 tháng đầu năm ước tính tăng 5,5% so với mức 6,3% cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, các chuyên gia của WB cho rằng, viễn cảnh trung hạn của Việt Nam vẫn có nhiều tích cực, WB kỳ vọng GDP năm nay của Việt Nam sẽ tăng 6%. Như vậy, mức tăng trưởng dự báo này thấp hơn so với mức 6,2% mà WB đưa ra cho Việt Nam hồi đầu năm.
Ông Achim Fock, Giám đốc WB tại Việt Nam cho biết, nguyên nhân của việc giảm tốc độ tăng trưởng là do tác động bất lợi của đợt hạn hán và xâm nhập mặn gần đây lên nông nghiệp và sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại.
"Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì Việt Nam cần phải tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu để tăng năng suất lao động", ông Achim Fock khuyến cáo.
Theo_An ninh thủ đô
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/6 Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/6 của các công ty chứng khoán. VNS: Khuyến nghị mua vào CTCK MB (MBS) CTCP Ánh Dương Việt Nam (VNS) là đơn vị Taxi hoạt động mạnh ở TP.HCM - Bình Dương và đang mở rộng sang tỉnh Đồng Nai. Công ty luôn đầu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

"Mẹ chồng" ghê nhất phim Việt: Có hàm đại tá, là nguyên Giám đốc Nhà hát kịch nói
Hậu trường phim
23:41:13 04/04/2025
Tạm giữ hình sự bảo mẫu 26 tuổi đánh, tát liên tục vào đầu bé gái
Pháp luật
23:32:15 04/04/2025
Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp
Tin nổi bật
23:26:39 04/04/2025
Top 10 phim 18+ châu Á kinh điển nhất: Số 4 từng bị cấm chiếu, số 9 gây sốc toàn cầu
Phim châu á
23:25:51 04/04/2025
Mỹ nam có khuôn mặt được thượng đế vuốt ve
Sao châu á
23:23:13 04/04/2025
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
22:56:08 04/04/2025
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
22:53:19 04/04/2025
Ông Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuế
Thế giới
22:44:34 04/04/2025
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
22:42:26 04/04/2025
Những thước phim đầu tiên trong bom tấn 'Avatar: Fire and Ash' của James Cameron
Phim âu mỹ
22:35:34 04/04/2025