Báo Anh: Dịch COVID-19 không thể kìm hãm nền kinh tế Việt Nam
Trang mạng economist.com ngày 30/8 nhận định việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam luôn hoạt động trong đại dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” nhằm duy trì không để đứt gãy chuỗi sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN
Từng gây ấn tượng với thế giới khi khống chế được dịch COVID-19 trong năm 2020, Việt Nam hiện đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay. Nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt và một loạt nhà máy, từ nhà máy sản xuất giày cho Nike đến nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cho Samsung, đều hoạt động chậm lại hoặc đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp duy trì nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đại dịch. Năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,9% ngay cả khi hầu hết các nước bị suy thoái sâu. Theo báo trên, bất chấp đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay, năm 2021, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn được dự báo có thể cao hơn.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố vào ngày 24/8, kỳ vọng tăng trưởng năm 2021 ở mức 4,8%.
Video đang HOT
Tác giả bài báo khẳng định thành tích trên chính là lý do thực sự để ấn tượng với Việt Nam. Việc mở cửa với thương mại và đầu tư đã giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng mạnh mẽ và lâu dài. Trong 30 năm qua, Việt Nam là 1 trong 5 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Kỳ tích của Việt Nam không phải nhờ sự lên xuống của nhiều thị trường cận biên khác mà nhờ sự tăng trưởng ổn định. Chính phủ Việt Nam còn tham vọng hơn, muốn đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao, tức là tăng trưởng ở mức 7%/năm. Vậy bí quyết thành công của Việt Nam là gì và liệu có thể duy trì được thành công này không?
Sự kết nối sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu và mức đầu tư nước ngoài cao khiến Việt Nam có vẻ giống Singapore. Kể từ năm 1990, Việt Nam đã tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình 6% GDP mỗi năm, gấp hơn hai lần mức toàn cầu. Khi phần còn lại của Đông Á tăng trưởng và mức lương ở đó tăng, Việt Nam đã hấp dẫn các nhà sản xuất toàn cầu với chi phí lao động thấp và tỷ giá hối đoái ổn định. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu bùng nổ. Trong thập kỷ qua, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã tăng 137% trong khi xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng 422%.
The Economist nhận định dù Việt Nam đang đối mặt với đại dịch COVID-19, nhưng vẫn có thể lạc quan về một đất nước dường như đang trong giai đoạn đầu bước vào chu kỳ phép lạ kinh tế Đông Á.
Hiện hữu nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu Chính phủ cùng các địa phương không có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đứt gãy toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu thủy sản sẽ hiện hữu ngay trước mắt.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Cho tới nay, đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông Nam Bộ đóng cửa. Tất cả doanh nghiệp khảo sát đều cho rằng, tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để doanh nghiệp duy trì sản xuất trong thời gian ngắn, không thể kéo dài hơn 1 tháng. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trung bình từ 40-50%. Ngoài Cà Mau có tỷ lệ tiêm nhanh và cao nhất, các địa phương khác có tỷ lệ tiêm khá thấp và chậm.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu (3 địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước), hiện nay diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở các địa phương vẫn phức tạp. Các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên không chỉ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm, mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến từ 60-70% do thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện tại, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường, nhưng nếu Chính phủ và địa phương nhanh chóng có giải pháp kiểm soát dịch bệnh ngay thì doanh nghiệp vẫn còn cơ hội để phục hồi sản xuất, giá tôm sẽ tăng trở lại. Từ tháng 9 trở đi là thời điểm các nhà máy bước vào cao điểm thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu nhưng với tình hình hiện tại thì chắc chắn nguồn cung tôm sẽ bị đảo lộn, thiếu hụt cho tới cuối năm, thậm chí kéo dài sang năm 2022.
Tương tự, từ cuối tháng 7/2021, khi dịch COVID-19 lây lan nhanh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì các doanh nghiệp chế biến cá tra hứng chịu đầu tiên, có tới 50% doanh nghiệp tại một số địa phương ở vùng trọng điểm phải đóng cửa. Cá tra nuôi tại ao của công ty vượt size do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm tối đa công suất. Một số doanh nghiệp nuôi cá tra có thời gian nuôi bị kéo dài, mật độ lớn khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện nay, ước tính, công suất hoạt động của toàn ngành cá tra chỉ còn từ 10-20% so với trước thời điểm có dịch.
Tại Hậu Giang, hầu hết nhà máy thủy sản đã đóng cửa vì không đáp ứng được điều kiện "3 tại chỗ" do thiếu công nhân, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, nhiều nhà máy chế biến nằm trong "vùng đỏ" nên toàn bộ lao động từ "vùng xanh" không tới làm việc được. Một số nhà máy thời gian đầu cố gắng thực hiện "3 tại chỗ" để duy trì công ăn việc làm cho người lao động, trả hợp đồng các đơn hàng đã ký, tuy nhiên cũng buộc phải ngưng hoạt động sau 1 tháng do phát sinh chi phí như: tiền thuê khách sạn, ký túc xá, nhà ở, lương, tiền ăn, chăm sóc y tế, thuê cán bộ y tế xét nghiệm cho công nhân quá lớn.
Những doanh nghiệp khác ngưng hoạt động thì chuyển hàng từ kho trữ để trả dần đơn hàng cho khách. Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều đã cạn cả về nguyên liệu lẫn thành phẩm trong kho nên phải dừng hoạt động hoàn toàn.
Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra tại Bến Tre đã ngừng chế biến cá tra từ đầu tháng 8/2021 do việc đi lại, vận chuyển, nuôi trồng gặp khó khăn, công nhân lo ngại bị nhiễm bệnh nên cũng xin nghỉ. Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến được chích vaccine hiện vẫn dưới 15%. Để cầm cự sản xuất, một số doanh nghiệp cố gắng chế biến nghêu nhưng giá thấp nên cũng đang xem xét ngưng hoạt động. Thêm nữa, không ít khách hàng nhập khẩu đòi hủy hợp đồng và tìm khách hàng thay thế với lý do chậm tiến độ giao hàng.
Còn tại Đà Nẵng, sau khi thành phố thông báo giãn cách xã hội thì toàn bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng đã đóng cửa. Một số doanh nghiệp dự kiến thực hiện "3 tại chỗ" để sản xuất cầm cự nhưng thiếu công nhân chế biến sâu trầm trọng. Doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã xác định hoạt động cầm chừng bằng cách thu mua tôm nguyên liệu để làm hàng tôm PD đơn giản (tôm lột vỏ, lấy chỉ). Tuy nhiên, giá tôm loại này của Việt Nam không thể cạnh tranh được với tôm Ấn Độ và Ecuador trên nhiều thị trường.
Ngoài ra, tại các địa phương ven biển như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, doanh nghiệp đã giảm tối đa công suất chế biến, hoạt động cầm chừng. Cả người dân và doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn do một số cảng cá bị phong tỏa do có ca nhiễm COVID-19, tỷ lệ công nhân và người lao động được tiêm vaccine rất thấp, chi phí cho hoạt động "3 tại chỗ" quá cao. Nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc tới phương án sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn nếu trước 15/9, tình hình dịch bệnh ở các địa phương chưa được ngăn chặn và các biện pháp giãn cách xã hội còn tiếp tục kéo dài.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, bên cạnh việc hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho các doanh nghiệp theo Nghị quyết 97/NQ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2021 các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Nhà nước xem xét mở Quỹ Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Tai nạn để chung tay cùng các doanh nghiệp trong việc chi trả lương, bảo hiểm cho người lao động.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài Trang mạng entrepreneur.com ngày 19/8 đăng bài viết phản ánh về sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, cùng đó là nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài bất chấp các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty...