Bão Ana làm gần 80 người thiệt mạng tại miền Nam châu Phi
Ngày 27/1, số người thiệt mạng do bão Ana hoành hành tại 3 nước miền Nam châu Phi đã tăng lên 77 người, trong khi các đội cứu hộ khẩn cấp đang nỗ lực khắc phục hậu quả của cơn bão.
Bão nhiệt đới Ana hoành hành gây ngập lụt tại Madagascar. Ảnh: AP
Mang theo những cơn mưa xối xả, bão nhiệt đới Ana đã đổ bộ Madagascar ngày 24/1 trước khi tiến vào Mozambique và Malawi. Tối 27/1, Madagascar đã ban bố tình trạng thảm họa thiên tai khi số người thiệt mạng do bão Ana tăng lên 48 người. Mozambique ghi nhận 18 người thiệt mạng và Malawi ghi nhận 11 người người thiệt mạng.
Tại 3 nước trên, hàng chục nghìn ngôi nhà đã bị phá hỏng do bão. Một số nhà bị sập do mưa lớn và các nạn nhân bị mắc kẹt trong những đống đổ nát. Mực nước sông dâng cao do mưa lớn đã cuốn phăng các cây cầu và nhấn chìm các cánh đồng, gia súc và phá hủy sinh kế của các gia đình nông thôn.
Video đang HOT
Tại Madagascar, 130.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa. Ở thủ đô Antananarivo, các trường học và phòng tập thể dục đã được trưng dụng làm nơi trú ẩn khẩn cấp cho những người sơ tán tránh bão. Tại miền Bắc và miền Trung Mozambique, bão Ana đã phá hủy 10.000 ngôi nhà, hàng chục trường học và bệnh viện, đồng thời làm đứt đường dây tải điện. Tại Malawi, chính phủ đã phải ban bố tình trạng thảm họa thiên tai. Tình trạng mất điện xảy ra trên hầu hết cả nước vào đầu tuần này sau khi nước lũ ảnh hưởng tới các trạm phát điện. Nguồn điện đã được khôi phục vào ngày 27/1 ở nhiều nơi của nước này, song nhiều mạng lưới điện đã bị phá hủy.
Giới chức 3 nước trên vẫn đang đánh giá mức độ thiệt hại do bão Ana gây ra. Trong khi đó, Mozambique và các cơ quan thời tiết quốc tế cảnh báo rằng một cơn bão khác, có tên Batsirai, đã hình thành trên Ấn Độ Dương và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền trong những ngày tới. Liên hợp quốc (LHQ) cho biết bão Batsirai “có thể phát triển thành một cơn bão nhiệt đới mạnh trong vài ngày tới”.
Các quốc gia ở miền Nam châu Phi, đặc biệt là Mozambique, đã liên tục hứng chịu những cơn bão có sức tàn phá mạnh trong những năm gần đây.
IMF gia hạn thanh toán nợ cho 25 nước thu nhập thấp
Ngày 20/12, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đã gia hạn thanh toán nợ cho 25 nước thu nhập thấp đủ điều kiện thêm 3 tháng nữa, đến ngày 13/4/2022.
Trụ sở Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN
IMF cho biết việc phê duyệt gia hạn thanh toán nợ lần thứ 5 và cũng là lần cuối cùng này có tổng giá trị lên tới khoảng 115 triệu USD. Các nước được gia hạn đợt này gồm Benin, Burkina Faso, Burundi, CH Trung Phi, Comoros, Djibouti, Ethiopia, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Haiti, Kyrgyzstan, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Nepal, Niger, Rwanda, Sao Tome và Principe, Sierra Leone, Solomon Islands và Tajikistan.
Bốn đợt gia hạn trả nợ trước đó đã được IMF thông qua vào tháng 4 và tháng 10 các năm 2020 và 2021. Đợt thứ 5 này hoàn tất tiến trình gia hạn trả nợ của IMF cho các nước đủ điều kiện với tổng giá trị khoảng 964 triệu USD.
Các đợt hoãn thanh toán nợ nói trên được cung cấp theo chương trình ngăn chặn thảm họa và ủy thác cứu trợ (CCRT). Chương trình này cho phép IMF cung cấp quỹ cho các nước nghèo và dễ bị tổn thương nhất do các sự kiện thiên tai mang tính thảm họa hay các cuộc khủng hoảng về y tế công.
Cùng ngày, Ban điều hành IMF cũng phê duyệt khoản giải ngân 335,2 triệu USD cho Jordan, sau khi hoàn tất xem xét lần thứ ba chương trình vay 1,5 tỉ USD trong vòng 4 năm của nước này.
Theo IMF, với khoản giải ngân trên, tổng số tiền giải ngân cho Jordan kể từ đầu năm 2020 đến nay đã lên tới khoảng 1,23 tỉ USD, trong đó khoảng 407 triệu USD tài trợ khẩn cấp cho nước này ứng phó với đại dịch COVID-19.
Các đợt giải ngân được thực hiện trong khuôn khổ EFF - một cơ chế hỗ trợ của tổ chức tài chính này cho các quốc gia thành viên nhằm giải quyết các vấn đề về cơ cấu trong hệ thống kinh tế vĩ mô.
Theo IMF, đợt giải ngân trên diễn ra trong bối cảnh Jordan tiếp tục đạt được những tiến bộ về cải cách kinh tế.
Trung Quốc đốt nóng cuộc đua với Mỹ - Ấn tại "sân sau" của Ấn Độ Trung Quốc có các động thái được xem sẽ làm tăng nhiệt cuộc cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Ấn Độ và Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương, nơi thường được xem là "sân sau" của New Delhi. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (mang cà vạt xanh) thăm Sri Lanka hôm 9/1 (Ảnh: Reuters). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khởi...