Báo Ấn Độ: 8.500 quân vẫn sẵn sàng ở gần biên giới
Ân Độ không hề rút quân khỏi điểm nóng tranh chấp như lời Trung Quốc nói và vẫn duy trì 8.500 binh sĩ ở Sikkim, giáp với Doklam.
Binh sí Ấn Độ so tài võ thuật với lính Trung Quốc.
Theo Times of India, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2.8 công bố tài liệu dài 15 trang, bao gồm bản đồ, ảnh chụp nhằm củng cố tuyên bố rằng Ấn Độ đã phần lớn quân khỏi khu vực tranh chấp.
Phía Trung Quốc tuyên bố Ấn Độ đã rút từ 400 lính xuống còn 40 lính trên cao nguyên Doklam sau 45 ngày căng thẳng. Bắc Kinh nhấn mạnh cuộc gặp giữa cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cơ sở để New Delhi rút quân.
Trung Quốc tái khẳng định quan điểm rằng, những hành động “vượt biên giới” của binh sĩ Ấn Độ không chỉ vi phạm chủ quyền Trung Quốc mà còn thách thức “quyền độc lập của Bhutan”.
Times of India dẫn nguồn tin giấu tên từ chính phủ Ấn Độ bác bỏ những tuyên bố này. Quan chức Ấn Độ khẳng định khoảng 300-350 binh sĩ với 2 xe ủi đất vẫn tiếp tục hiện diện “không gây hấn” ở cao nguyên Doklam, nơi có địa hình cao hơn 3.000 mét so với mực nước biển.
Video đang HOT
“Chúng tôi không hề cắt giảm binh sĩ trên mặt đất như Trung Quốc tuyên bố. Quân số Ấn Độ ở Doklam tương đương với số binh sĩ Trung Quốc có mặt tại khu vực này. Họ nhìn thẳng vào nhau cách 120-150 mét nhưng không được phép giương súng”, quan chức Ấn Độ nói trên Times of India.
Ấn Độ nói luôn duy trì quân số tương đương với lực lượng Trung Quốc ở Doklam.
Bên cạnh đó, Ấn Độ vẫn duy trì 6.000 binh sĩ đóng quân ở phía đông và đông bắc Sikkim, thuộc lữ đoàn số 63 và 112. Ngoài ra, quân đội Ấn Độ đã điều thêm 2.500 binh sĩ từ tiểu đoàn 164 đến tiếp viện.
Sikkim là bang tiếp giáp cao nguyên Doklam và từng là nơi xảy ra cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1967.
Tháng trước, Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải bài xã luận viết: “Trung Quốc cần cân nhắc lại lập trường về Sikkim. Mặc dù công nhận việc Ấn Độ sáp nhập Sikkim vào năm 2003, nhưng Bắc Kinh hoàn toàn có thể thay đổi lập trường”.
Times of India cho rằng, tuyên bố và tài liệu dài 15 trang của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhằm trấn an phe diều hâu trong nước cũng như chuẩn bị cho một kế hoạch rút quân. Bắc Kinh dường như cũng muốn tung hỏa mù để phác họa với cộng đồng quốc tế rằng Ấn Độ mới là kẻ gây hấn trong tranh chấp Doklam.
“Binh sĩ Ấn Độ có mặt ở Doklam theo đề nghị của Bhutan, nhằm ngăn Trung Quốc &’bắt nạt’ quốc gia bé nhỏ này”, Times of India khẳng định.
Theo Danviet
Lính TQ tiến sâu 1km vào lãnh thổ tranh chấp Trung-Ấn?
Binh sĩ Trung Quốc được cho là đã tiến sâu 1km vào lãnh thổ Ấn Độ từ đường kiểm soát thực tế (LAC) ít nhất hai lần trong tuần qua.
Binh sĩ Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Theo Times of India, 10-15 binh sĩ Trung Quốc tiến vào sâu 1km ở Barahoti, bang Uttarakhand vào ngày 25.7. Nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho biết, nhóm binh sĩ này rời đi khoảng 2 giờ sau đó nhưng vụ xâm nhập tương tự diễn ra vào ngày 30.7.
Nguồn tin nói các binh sĩ Trung Quốc đe dọa người chăn cừu Ấn Độ đang chăn thả gia súc vào lúc 9 giờ sáng. Sau khi quân đội Ấn Độ xuất hiện tại khu vực, binh sĩ Trung Quốc đã âm thầm rút đi mà không gây ra "bất kỳ xung đột nào".
Trung Quốc và Ấn Độ năm 1958 coi Barahoti là vùng lãnh thổ tranh chấp mà không bên nào được phép đưa quân đến.
Chính phủ Ấn Độ không phủ nhận thông tin trên nhưng nói vấn đề không đáng lo ngại vì Trung Quốc đã từng xâm nhập vào khu vực này trong quá khứ.
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra biên giới.
"Quân Trung Quốc vẫn thường xâm phạm biên giới, trong khu vực trải dài từ Ladakh cho đến Arunachal Pradesh. Chúng tôi ghi nhận ít nhất 300 lần xâm nhập như vậy mỗi năm", quan chức Ấn Độ nói.
Nhưng Trung Quốc dường như đã tính toán kỹ lưỡng thời điểm xâm nhập vùng tranh chấp. Vụ việc lần này xảy ra chỉ 3 ngày trước khi cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đến Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác. Lần thứ hai quân Trung Quốc xâm nhập diễn ra ngay sau khi ông Ajit trở về.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn lớn tiếng yêu cầu quân Ấn Độ phải rút khỏi khu vực tranh chấp ở Doklam, thuộc lãnh thổ Bhutan. Ấn Độ đem quân đến khu vực này theo yêu cầu của Bhutan nhằm đảm bảo an ninh.
Theo Danviet
Báo Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Ấn Độ Căng thẳng biên giới Trung-Ấn có dấu hiệu gia tăng và truyền thông Trung Quốc mới đây tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng cho một cuộc xung đột lâu dài với Ấn Độ. Binh sĩ quân đội Trung Quốc. Theo Hindustan Times, Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu nhau ở khu vực Dokalam từ tháng trước. Đây là vùng biên giới...