Bank of America: Năm 2023 sẽ là năm khó khăn với thị trường dầu mỏ
Ngân hàng Bank of America ( BoA) dự báo năm 2023 sẽ là năm khó khăn với thị trường dầu mỏ, với nhiều vấn đề lớn dự kiến sẽ xảy ra cả với cầu nguyên liệu thô này và giá đề xuất.
Một trạm bơm dầu ở làng Yamashi thuộc huyệnh Almetyevsk, CH Tatarstan (Liên bang Nga). Ảnh: AP/TTXVN
BoA dự báo năm 2023, giá dầu có thể biến động đặc biệt mạnh, trạng thái cân bằng không ổn định sẽ được thiết lập trên thị trường, điều mà bất kỳ người chơi lớn nào cũng có thể dễ dàng phá vỡ. Sự suy thoái đang nổi lên trong nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dầu khí.
Theo các nhà chiến lược của BoA, những lo ngại về tăng trưởng yếu hơn đã kéo giá dầu cũng như các giá hàng hóa khác xuống thấp hơn, nhưng một sự xoay trục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể mang cầu trở lại và đẩy giá dầu lên cao hơn.
Yếu tố quan trọng thứ hai có thể đẩy dầu Brent lên cao hơn là nỗ lực mở cửa trở lại của Trung Quốc. Rủi ro về cầu do Trung Quốc trì hoãn mở cửa trở có thể khiến giá dầu giảm, song nếu Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình này, điều đó sẽ tạo ra xu hướng tăng đối với loại hàng hóa này.
Theo BoA, năm 2023, nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ giảm xuống còn 1,55 triệu thùng/ngày. Giá trung bình một thùng dầu năm 2023 sẽ vào khoảng 100 USD.
Chỉ số giá bán buôn ở Nhật Bản tăng cao kỷ lục vì đồng yen suy yếu
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 12/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo trong tháng 11/2022, chỉ số giá bán buôn (WPI) của nước này một lần nữa tăng cao kỷ lục, chủ yếu do giá năng lượng tăng cao và đồng yen suy yếu.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, WPI của Nhật Bản trong tháng 11 ở mức 118,5, mức cao nhất kể từ khi BOJ bắt đầu tính toán chỉ số này vào năm 1960. Giá bán buôn - giá cả hàng hóa giao dịch giữa các công ty - tăng tới 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 21 liên tiếp chỉ số này của Nhật Bản tăng, nhưng là tháng thứ 11 liên tiếp tăng ở mức trên 9%. Tuy nhiên, theo BOJ, tốc độ tăng giá bán buôn đã phần nào chậm lại, theo đó giảm 0,1 điểm phần trăm so với tháng trước đó.
Nguyên nhân chủ yếu khiến WPI tăng là do đồng yen suy yếu so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác làm tăng chi phí nhập khẩu nhiều mặt hàng, từ năng lượng, nguyên liệu thô cho tới các mặt hàng thực phẩm. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng tới 28,2% so với một năm trước đó, trong khi giá hàng hóa xuất khẩu chỉ tăng 15,1%. Điều này khiến nhiều công ty tăng giá bán lẻ, theo đó chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng, từ đó khiến cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của BOJ trong những tháng gần đây.
Trong số các mặt hàng tăng giá mạnh, giá bán buôn điện, khí đốt và nước tăng tới 49,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 44,1% trong tháng trước đó. Giá sắt thép cũng tăng 20,9%, trong khi giá lương thực tăng 7,2%. Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng giá của các sản phẩm dầu mỏ và than đá, vốn tăng mạnh trong những tháng trước đó do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, đã chậm lại khi chỉ tăng 0,5% do việc các ngân hàng trung ương lớn thắt chặt tiền tệ đang làm dấy lên quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc và Saudi Arabia tái khẳng định việc ổn định thị trường dầu toàn cầu Trung Quốc và Saudi Arabia đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu và vai trò của Riyadh đối với vấn đề này. Đây là nội dung tuyên bố chung nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Chủ...