Bánh xèo cá kình làng Chuồn
Bánh xèo ăn bằng tay, cầm con cá tước từng miếng thịt ngọt lịm, chấm với nước mắm ruốc cay xè.
Bánh xèo là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền, nhưng dùng cá kình làm nhân có lẽ là nét độc đáo chỉ có ở làng Chuồn. Chiếc bánh nhỏ bằng bàn tay – đúng chất ăn “chơi”, lấy hương lấy hoa của người Huế.
Làng có tên gọi chính thống là làng An Truyền, còn làng Chuồn là tên gọi thân thuộc của người dân địa phương. Nơi đây thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách TP Huế hơn 10 km. Đường đi đến làng Chuồn rất dễ dàng, chỉ cần theo quốc lộ 49 hướng về An Truyền, qua cầu Tư Hiền sẽ đến nơi.
Cái lạ, cái ngon của món ăn này chính là cá kình, cách ăn và không gian ăn. Đầu tiên, cần đi mua cá, hãy tìm về làng Chuồn vào khoảng 5h30 – 6h sáng. Lúc này, những ngư dân ở đầm Chuồn (thuộc địa phận làng) sau một đêm đánh bắt các loại hải sản tự nhiên và bán lại cho các thương lái.
Các thương lái sẽ ngồi ngay ở bờ để bán hải sản cho khách. Số hải sản còn lại sẽ được chuyển đến cho các nhà hàng ở Huế hoặc đầu mối ở chợ làng Chuồn. Cá còn tươi, những con tôm cựa mình nhảy tanh tách…
Theo chia sẻ của người bán cá kình, cá mới được bắt lên da sẽ có ánh màu đen. Dần dần, da cá xuất hiện lốm đốm bạc rồi chuyển dần sang màu bạc trắng. Lúc cá ươn da sẽ có màu trắng vàng. Thực khách nên mua tại bến đầm Chuồn vào sáng sớm 6:00 để có được cá tươi. Ngoài cá, có thể mua thêm tôm, mực để đa dạng các loại nhân cho món bánh. Mua xong, thực khách di chuyển vào chợ cách đó khoảng 500 m để bắt đầu công đoạn “đổ bánh xèo”.
Vào trong chợ, bạn dễ dàng tìm thấy những gánh “đổ bánh thuê” đơn sơ của các dì (cô), các mệ (bà) bán hàng lâu năm. Đồ nghề bán hàng của họ là những chiếc bếp luôn đỏ lửa với 6 – 7 chiếc chảo, một cái bàn nhỏ và mấy chiếc ghế để khách ngồi quây quần xung quanh. Họ rửa cá, rửa tôm cho khách, sau đó lấy lá chuối chấm quét dầu lên lòng chảo. Dầu sôi, họ bỏ cá kình vào chảo, đổ lớp bột bánh mỏng, sau đó rải thêm giá đỗ và hành bên trên rồi đậy vung lại, tiếp tục làm bánh khác. Trong khoảng 3 phút, người đổ bánh xèo quay lại lật bánh đầu tiên để chín giòn 2 mặt, sau đó đậy nắp lại thêm khoảng 2 phút nữa là có thể thưởng thức bánh.
Video đang HOT
Nghe tiếng xèo xèo và ngửi mùi thơm nức của những nguyên liệu tự chuẩn bị, thực khách lấy điều này làm thú vui trong lúc đợi bánh. Những người đổ bánh thuê sẽ không có sẵn cá, tôm mà thực khách phải tự mua riêng. Họ chỉ lấy riêng tiền bột và tiền công đổ bánh khoảng 2.000 đồng/ cái. Chi phí toàn bộ cho bánh, cá, tôm… khoảng 50.000 – 60.000 đồng/ người, đủ no nê cho một bữa sáng.
Còn với người dân trong vùng, bánh xèo là món ăn sáng quen thuộc, song ăn đơn giản hơn. Họ thường mua vài lát thịt, vài con tôm hoặc thậm chí chỉ ăn bột bánh còn thi thoảng mới ăn cá, vì chi phí khá cao cho buổi sáng của người Huế.
Chiếc bánh mới ra khỏi chảo bốc hơi nghi ngút, bánh nóng, giòn tan làm thỏa mãn vị giác của những người khách đã lái xe đường xa đến đây từ sớm tinh mơ.
Người dân địa phương cho biết, cách ăn chuẩn là phải ăn bánh bằng tay chứ không dùng đũa. Gỡ vây cá, bỏ xương sau đó chấm miếng bánh có nguyên con cá vào nước mắm cay xè. Vừa ăn vừa thổi xuýt xoa, thịt cá kình béo ngậy, đặc biệt là phần ruột, tất cả quyện với lớp bột bánh giòn, giá đỗ và nước mắm khiến thực khách ăn hoài không ngán. Ruột cá kình còn được người dân xem là loại thuốc dân gian rất tốt cho giấc ngủ.
Ngoài bánh xèo cá kình, thực khách cũng thường chọn ăn thêm bánh xèo tôm, bánh xèo mực. “Cái hay của món ăn này là mình phải dậy từ sớm. Trên đường từ thành phố về làng du khách được ngắm bình minh, đường làng, xem ngư dân kéo lưới, họp chợ… Ngoài ra, khách còn tự chuẩn bị nguyên liệu, cá to hay nhỏ, tôm thế nào mình tự chọn là một trải nghiệm khó có được khi ăn ở ngoài hàng”, Tuấn Đoàn, một du khách chia sẻ.
Ảnh: Journeys in Hue
3 ngày khám phá trọn vẹn vẻ đẹp "rừng cao - biển sâu" xứ Nghệ
Nằm ở miền Trung Việt Nam, Nghệ An ngày càng thu hút giới trẻ với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều loại hình du lịch đa dạng. Dưới đây là lịch trình hoàn hảo giúp bạn có thể khám phá hết miền quê tươi đẹp này trong 3 ngày.
Ngày 1: Con Cuông - Vườn quốc gia Pù Mát
Cách TP. Vinh khoảng hơn 100km, Con Cuông được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan hùng vĩ cùng nền văn hóa các dân tộc bản địa đặc sắc. Nơi đây có những địa điểm mang vẻ đẹp nguyên sơ như thác Khe Kèm, khe Nước Mọc, đập Phà Lài, du thuyền Sông Giăng hay khám phá rừng nguyên sinh với hệ thống động - thực vật phong phú của Vườn Quốc gia Pù Mát.
Vườn quốc gia Pù Mát được thành lập vào năm 2002, có diện tích tự nhiên 194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000ha. Riêng đỉnh Pù Mát cao 1.841m được xem như chủ sơn cả vùng.
Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn vàn cỏ cây, hoa lá. Từ những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng ngàn năm, cho đến những loại cây cỏ, rêu, địa y và các loại dây leo, cùng nhiều loài thú quý hiếm.
Nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, Thác Khe Kèm đổ xuống từ độ cao hơn 500m, độ dốc khoảng 800m. Nước từ trên cao đổ mạnh xuống qua ba bậc, tung bọt trắng xóa. Mùa hè, nhiệt độ tại khu vực thác khoảng 20 độ C, mang lại không khí trong lành, mát rượi...
Ngày 2: Du lịch cộng đồng - Rừng săng lẻ
Sau khi tham quan Vườn Quốc gia Pù Mát, du khách có thể lựa chọn loại hình du lịch cộng đồng, tham quan những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Khu di tích nhà cụ Vi Văn Khang, hang Ốc, bia Ma Nhai, đi thăm làng nghề dệt thổ cẩm, nghề nấu rượu cần, rượu men lá và trải nghiệm cuộc sống thường nhật với đồng bào Thái bản địa.
Đặc sản của người Thái ở Con Cuông, Nghệ An
Kết thúc hành trình ở Con Cuông, du khách có thể tiếp tục khám phá khu rừng đặc dụng Tương Dương - rừng săng lẻ cổ thụ "độc nhất" vô nhị ở miền Tây xứ Nghệ. Đây là cánh rừng nguyên sinh có tuổi đời hàng trăm năm. Khu rừng có diện tịch 240ha với nhiều quần thể cây săng lẻ.
Săng lẻ có thân cây thẳng đứng, cao khoảng 35m, đường kính từ 30-70cm. Vỏ cây màu vàng nhạt, có vảy trắng. Lá mũi mác dài khoảng 8cm. Cây mọc san sát tỏa tán lá xanh mát vào mùa hè.
Ngoài vai trò là một "cỗ máy điều hòa" khí hậu, rừng đặc dụng săng lẻ Tương Dương còn giúp ngăn chặn những cơn lũ vào mùa mưa lớn.
Ngày 3: Biển Cửa Lò - Đảo Lan Châu
Ngày thứ 3 của chuyến đi là thời gian lý tưởng để tận hưởng sự mát lành của biển Cửa Lò - một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 17km về phía Đông. Với bãi biển dài, những dải cát trắng mịn màng, phong cảnh đẹp, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nước.
Biển Cửa Lò, Nghệ An thu hút khách du lịch
Nằm sát bờ biển Cửa Lò, đảo Lan Châu sở hữu cảnh sắc tuyệt vời với hình dáng một chú cóc khổng lồ đang vươn mình ra khơi.
Đảo Lan Châu mang vẻ đẹp hang hoang sơ, cảnh sắc thiên nhiên bình yên, thư thái. Làn nước biển xanh trong, bãi cát trắng mịn màng sẽ giúp bạn có những giây phút thư giãn, tham gia các hoạt động thú vị như bắt tôm cá... Chắc chắn bạn cũng không thể bỏ lỡ những món hải sản đặc sắc nơi đây như mực nhảy Cửa Lò, cá giò, mắm ruốc,...
Mở rộng mạng bay kết nối Nghệ An
Trước tiềm năng du lịch lớn của Nghệ An về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời, hãng hàng không Bamboo Airways xác định đây là một điểm đến quan trọng kế hoạch khai thác tiềm năng thị trường ngách tại Việt Nam.
Bamboo Airways đã mở nhiều đường bay kết nối Vinh (Nghệ An) với các tỉnh, thành trên cả nước như: Vinh - TP Hồ Chí Minh, Vinh - Hà Nội, Vinh - Buôn Ma Thuột, Vinh - Đà Lạt, Vinh - Pleiku.
Kết hợp với các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng mà Tập đoàn FLC đang đầu tư và phát triển tại tỉnh Nghệ An, Bamboo Airways kỳ vọng sẽ hình thành một hệ sinh thái đồng bộ phục vụ trọn vẹn cả nhu cầu di chuyển, nhu cầu lưu trú của du khách, từ đó khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch địa phương.
"Việc mở nhiều đường bay kết nối Nghệ An sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và hành khách trong đi lại, góp phần phát triển du lịch, thu hút đầu tư và giao lưu hợp tác giữa tỉnh Nghệ An nói riêng, khu vực Bắc Trung Bộ nói chung, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và khu vực", ông Trương Phương Thành, Phó Tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways cho biết.
A. An
Theo vnmedia.vn
Thưởng ngoạn Thiên Cấm Sơn Ở độ cao hơn 700m, núi Cấm được nhiều người ví như một Đà Lạt thu nhỏ ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Ngoài những danh lam thắng cảnh "non nước hữu tình", núi Cấm còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với cỏ cây, hoa lá 4 mùa. Thiên Cấm Sơn từ lâu trở thành địa điểm du lịch sinh...