Bánh xèo bông điên điển ngon ngất ngây
Bánh xèo bông điên điển của người miền Tây chẳng những giòn rụm, thơm ngon đậm đà nhờ có nước cốt dừa, bột nghệ, hành lá mà còn có vị bùi bùi của bông điên điển…
Để món bánh xèo bông điên điển được giòn ngon thì người miền Tây chỉ dùng một loại bột gạo, không pha thêm bất cứ loại bột nào khác và cũng không dùng bột chiên bánh xèo pha sẵn đóng gói. Bột gạo được bóp nhuyễn, khuấy với nước cốt dừa, bột cà-ri và hành lá đã cắt nhỏ cho đến khi tan đều và có màu vàng cam trông đẹp mắt. Bạn có thể thêm nước hoặc thêm bột sao cho đột sệt vừa phải.
Thịt sau khi đã thái nhỏ và ướp sau 30 phút sẽ cho vào chảo xào. Khi thịt gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung, đảo nhanh tay và tắt lửa. Lưu ý là không nên xào bông điên điển quá lâu vì đây là loại rau rất nhanh chín và có thể ăn sống.
Tỏi và ớt băm nhuyễn, củ cải đỏ thái thành sợi, cho nước mắm, nước dùng, đường và nước tắc hoặc nước chanh vào vừa đủ sao cho vừa ăn. Nếu bạn không thích dùng nước mắm có thể chỉ dùng nước muối, khi đó màu đỏ do ớt băm nhuyễn tạo ra sẽ trông giống như nước mắm thật và hương vị cũng rất hấp dẫn. Tiếp tục trình bày rau sống lên đĩa, chuẩn bị bàn ăn và chờ đợi….
Video đang HOT
Bắc chảo gang lên bếp lửa củi, cho miếng mỡ sa vào chảo và dùng cành lá chuối để di di chuyển miếng mỡ sa tan chảy đều khắp mặt chảo. Điều đặc biệt ở bánh xèo của người miền Tây là dùng cành lá chuối thay cho đôi đũa. Có lẽ đây là nét văn hoá cuộc sống gần gũi với thiên nhiên của người miền Tây. Nếu không thích dùng mỡ sa, bạn có thể dùng dầu ăn thay thế.
Khi mỡ tan chảy vừa đủ hoặc dầu ăn đã nóng, trán đều mặt chảo, để lửa riu riu thì cho khoảng 1 chén bột vào, trán bột mỏng tròn đều trên mặt chảo, cho đậu xanh vào ngay để đậu bám vào bột, đậy nắp lại và xoay chảo nghiên dần theo 3 hướng để phần rìa bánh xèo được chín đều và giòn. Khi bánh xèo gần chín thì cho thịt xào với bông điên điển, tôm, củ sắn thái sợi đã xào và giá đỗ vào, tiếp tục đậy nắp đến vừa lúc chín thì dùng xẻng gấp đôi bánh lại và lấy ra trưng bày lên đĩa.
Và cứ thế tiếp tục cho đến khi hết bột. Chắc chắn rằng những “sản phẩm ra lò” đầu tiên sẽ được “tiêu thụ” ngay mà không thể chờ đến khi dứt tiếng xèo xèo. Hương vị đậm đà của nước cốt dừa, thơm lừng của bột nghệ và hành lá, vị bùi bùi của bông điên điển, vành bánh thật giòn và sắc màu hấp dẫn sẽ khiến bạn và những người xung quanh không thể chiến thắng được sự kiên nhẫn chờ đợi.
Chúc các bạn dùng bánh xèo bông điên điển thật ngon lành.
Cá linh kho mía ngon 'mê mệt'
Mùa nước nổi miền Tây đem đến một đặc sản không thể nào quên, đó là cá linh.
Mùa nước nổi ở miền Tây là do nước từ thượng nguồn sông Mekong từ Campuchia đổ về, qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp rồi đến các nhánh khác của sông Cửu Long mà đổ ra biển. Từng đàn cá linh xuôi dòng từ thượng nguồn đổ xuống các sông rạch, ruộng lúa ở đồng bằng Nam Bộ để bảo toàn nòi giống.
Những con cá linh to bằng đầu đũa đem kho lạt hoặc làm lẩu ăn cùng với các loại rau đặc trưng miền Tây như bông điên điển, bông súng, bông so đũa ngon nhức nhối. Những chú cá linh lớn hơn thì có thể chiên giòn, kho mặn, kho tiêu cũng vô cùng hấp dẫn. Một trong những món ngon dân dã và nhớ đời phải kể đến cá linh kho mía.
Cây mía lau thưa mắt, róc vỏ bên ngoài, chẻ miếng nhỏ vừa ăn, thêm trái dừa xiêm, đập lấy nước để kho với cá. Cá linh sau khi rửa sạch, để ráo nước, chỉ moi ruột, giữ nguyên đầu, đây là bí quyết có món cá linh kho mía mềm ngon tuyệt hảo. Nếu bạn ưa cái đắng nhân nhẩn của mật cá linh thì để nguyên ruột, ăn vậy mới gọi là "phê".
Cho một lớp mía vào đáy xoong, sau đó cho cá đã ướp đường, muối, nước mắm, đầu hành lá băm nhuyễn vào kho 15 phút cho gia vị thấm đều, sau đó cho nước dừa xiêm ngập xâm xấp vào nấu lửa riu riu tới khi nước cạn, cá chín, xương mềm rục là được, chừng 4- 5 tiếng. Món ăn sẽ càng bắt vị nếu có thêm ít tiêu xay và vài khoanh ớt hiểm.
Chỉ cần ăn cơm nóng với cá linh kho mía thì chao ôi đã ngon mê mệt rồi, đâu dám mơ gì có thêm bát canh chua cá linh nấu bông điên điển nữa. Nhưng có thì càng sướng thần khẩu.
Món cá linh kho mía hoàn chỉnh
Vị ngọt tiết ra từ cây mía sẽ khác hẳn vị ngọt của đường. Những miếng mía ở dưới đáy nồi cháy cạnh tỏa ra một mùi thơm dịu dàng và thanh tao quá đỗi. Hít hà nồi cá kho, dù sống ở phương trời nào, bạn cũng cảm thấy hương vị quê hương vô cùng thân thuộc.
Đặc sản miền Tây ngon tuyệt nhất định không thể bỏ qua Bún cá thanh ngọt, lẩu mắm thơm nồng hay cháo cá lóc đậm đà... là những món đặc sản miền Tây Nam bộ mà bạn không nên bỏ qua. Bún cá Bún cá: Đây là một món đặc sản miền Tây với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,... Không giống món...