Bánh vẽ có xương
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đang “tăng kỷ lục”. Người Việt thấy tình hình tài chính cá nhân đang “tốt hơn”. Người Việt Nam lạc quan hơn với TPP. Và tới năm 2050, Việt Nam sẽ lọt vào top 10 các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Và tới năm 2050, Việt Nam sẽ lọt vào top 10 các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?
Đây là những câu chữ dự báo đầy lạc quan đang tràn ngập báo chí trong suốt 48 giờ qua. Và người vẽ ra những cái bánh thơm phức mùi ảo tưởng này là 2 ngân hàng… nước ngoài.
Cũng lạ, trong khi nông nghiệp đang đau đầu khi vai trò trụ đỡ của nền kinh tế bị lung lay dữ dội trước sức ép mở cửa, trong khi ngành chăn nuôi đang tính chuyện phải hy sinh như thế nào khi mà đùi gà Mỹ, sườn cừu Úc, sữa New Zealand sẽ tràn ngập – thì vẫn có người nói được ra hai chữ niềm tin.
Liệu chúng ta có nên lạc quan với một thứ thậm chí còn không đọc nội dung chi tiết bằng tiếng Việt xem nó là cái gì?
Video đang HOT
Liệu nó sẽ trở thành một cơ hội – thành một động lực cạnh tranh – thành sức mạnh và nguồn lợi khi mà hầu hết trong số lực lượng tiên phong là các doanh nghiệp còn vô cùng ấm ớ về TPP?
Liệu chúng ta sẽ sống bằng sự hí hửng, với một danh hiệu sau 35 năm nữa khi nguyên do của dự báo lạc quan ấy lại chỉ là từ “làn sóng thương mại thứ 3″ mới… chuẩn bị bắt đầu?
Với một hiểu biết kiểu “đeo khẩu trang chống virus máy tính lây bệnh”, có lẽ TPP nay mai sẽ trở thành một “thằng phá phách” thật sự khi từ nguy cơ, chúng ta thật sự trở thành bãi rác của thế giới từ việc dịch chuyển công nghệ đầu độc môi trường từ láng giềng cho đến cuộc đổ bộ của các loại phế thải từ xe cộ, trang thiết bị y tế đến cả dược phẩm và thực phẩm từ khắp nơi trong TPP. Trong khi sức ép cạnh tranh khiến số doanh nghiệp phải giải thể, phá sản sẽ không dừng ở mức bình quân 70.000-80.000 mỗi năm và điều đó với sự suy giảm thu nhập và mất việc làm của người lao động.
Dự báo là dự báo. Dự báo kinh tế thậm chí còn thua xa tính chính xác so với dự báo thời tiết, trong khi thực tế cho thấy ngay cả dự báo thời tiết cũng xảy ra chuyện báo nắng thì trời lại mưa. Chúng ta nhìn dự báo để nhìn lại mình, chứ không phải để ảo tưởng với những điều huyễn hoặc, hoặc tự sướng theo kiểu “TPP không có Việt Nam thì không có ý nghĩa gì”.
Cẩn trọng trước mọi dự báo lạc quan. Hoài nghi trước những viễn cảnh để biết mình, biết người. Có lẽ chỉ như thế thì cái top 10 của 35 năm nữa mới không phải là top 10 từ dưới lên. Có lẽ chỉ có thế mới là cách thưởng thức một cái bánh vẽ mà không sợ mắc xương.
Theo Đào Tuấn
Lao động
Người Việt tiết kiệm nhất thế giới?
Theo nghiên cứu của Nielsen, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người "khao khát" để dành tiền tiết kiệm nhất thế giới, với gần hai phần ba (61%) người Việt để dành tiền "nhàn rỗi" của mình vào tiết kiệm, so với mức chỉ 48% trên toàn cầu.
Theo báo cáo mới công bố của ngày 20/5 của Nielsen, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục thấy sự cải thiện đáng kể trong quý I/2015, đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia thứ sáu có mức độ lạc quan nhất trên toàn cầu, với chỉ số 112 điểm, tăng 6 điểm so với quý trước đó. Đây cũng là số điểm cao nhất kể từ quý II/2010, tiếp tục với xu hướng diễn biến tích cực của 2 quý trước.
Ông Vaughan Ryan - Tổng Giám đốc công ty Nielsen Việt Nam, cho biết: "Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam tiếp tục tăng dù thị trường đang diễn biến chậm chạp. Những gì chúng ta đang thấy ở đây không phản ánh đúng thực trạng của thị trường, mà đúng hơn là phản ánh hy vọng và tâm trạng của người tiêu dùng Việt trong tương lai".
Theo ông Vaughan Ryan, Việt Nam vẫn là một quốc gia rất trẻ và lạc quan, với 57% dân số dưới 35 tuổi và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tăng 60% trong thập niên cuối cùng. Hơn nữa, sự lạc quan này còn phản ánh từ một thực tế là người tiêu dùng Việt trung bình có nhiều tiền hơn để chi tiêu cho bản thân, cải thiện đời sống và có nhiều khát vọng để được tốt hơn mỗi ngày.
Báo cáo cũng cho hay, ý định thay đổi chi tiêu để tiết kiệm chi phí gia đình của người tiêu dùng Việt vẫn ổn định ở mức cao kể từ quý II/2014. Tương tự như quý trước, hơn 8 trong 10 người tiêu dùng Việt Nam (86%) đã điều chỉnh thói quen chi tiêu của họ trong vòng 12 tháng qua để tiết kiệm chi phí gia đình bởi vì có hơn 50% người tiêu dùng nghĩ rằng đất nước đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế tại thời điểm này.
Hơn 3 trong 5 người tiêu dùng Việt Nam đã cắt giảm chi tiêu của họ vào việc mua quần áo mới (62%) và đã cố gắng tiết kiệm chi phí điện và ga (61%). Hơn một nửa số người tiêu dùng đã cắt giảm các chi phí giải trí gia đình (57%). Bên cạnh đó, hai trong số năm người tiêu dùng đã trì hoãn việc nâng cấp các thiết bị công nghệ (46%) và việc thay thế các mặt hàng gia dụng lớn (44%).
Nhìn chung, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người "khao khát" để dành tiền tiết kiệm nhất thế giới, với gần hai phần ba (61%) người Việt để dành tiền "nhàn rỗi" của mình vào tiết kiệm, so với mức chỉ 48% trên toàn cầu. Khi nói đến mức độ tiết kiệm, Việt Nam giữ mức cao nhất trên toàn cầu (78%), tiếp theo là Indonesia (74%), Philippines (68%), Singapore (66%), Malaysia (65%) và Thái Lan (64%).
"Mặc dù hầu hết người tiêu dùng Việt đang ưu tiên cho để dành tiền tiết kiệm, nhưng khảo sát này cũng cho thấy rằng, sau khi trang trải hết các chi phí sinh hoạt, gần một nửa số người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi cho các mục lớn như du lịch dịp lễ và nghỉ hè (44%) và mua các sản phẩm công nghệ mới (40%, tăng 6% so với quý trước)", Nielsen cho hay.
Cũng theo Nielsen, tương tự như quý trước, hiện trạng của nền kinh tế vẫn là một mối quan tâm chính cho người tiêu dùng trong sáu tháng tiếp theo trong khu vực Đông Nam Á (15%), đặc biệt nhiều hơn ở Malaysia (31%) và Thái Lan (26%). Lo ngại lớn khác trong khu vực bao gồm sự cân bằng giữa công việc & cuộc sống, sự đảm bảo công việc và sức khỏe. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại xu hướng chung của toàn khu vực, trong sáu tháng tới, một trong năm người tiêu dùng Việt lo ngại về sức khỏe của họ (19%) thay vì hiện trạng nền kinh tế (15%) và sự bảo đảm công việc (16%).
Báo cáo cũng cho thấy rằng người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là một trong những người tiêu dùng có niềm tin cao nhất toàn cầu. Với chỉ số 123 điểm (tăng 3 điểm so với quý trước), người Indonesia vẫn là người tiêu dùng lạc quan đứng thứ hai toàn cầu, sau Ấn Độ với 129 điểm. Philippines đứng thứ ba với số điểm là 115 điểm (giảm 5 điểm), trong khi Thái Lan vẫn đứng ở vị trí thứ năm với điểm số 114 (tăng 3 điểm). Người tiêu dùng tại Singapore vẫn lạc quan với 100 điểm. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Malaysia tăng lên 94 điểm (tăng 5 điểm so với quý trước).
Phương Dung
Theo Dantri
ANZ: Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam lên cao nhất trong vòng 4 tháng Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam (CCI) tăng 5,8 điểm trong tháng 10 - ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2015. Báo cáo công bố ngày 28/10 của Ngân hàng ANZ cho thấy Chỉ số CCI của Việt Nam, do ANZ-Roy Morgan tổng hợp, vọt lên mức 141,1 điểm trong tháng này, số điểm cao nhất trong...