Bánh trung thu “nhà làm”: Thu hút người mua, bỏ ngỏ chất lượng
Những năm gần đây, “ bánh trung thu nhà làm”, “ bánh trung thu handmade”… được nhiều người biết đến bởi sự mới lạ, tạo cảm giác “không công nghiệp”, giá cả hợp lý.
Trên các trang bán hàng online, mạng xã hội, bánh trung thu hiện đã được chào bán rôm rả. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại ít quan tâm đến chất lượng, thành phần nguyên liệu… của mặt hàng này.
So với bánh trung thu truyền thống, bánh “nhà làm”, “handmade” bán trên mạng có nhiều mẫu mã bắt mắt hơn. Ảnh: TRÍ NHÂN
Sôi động “đơn bánh online”
Gần đến mùa trung thu, nhiều chủ sản xuất bắt đầu rục rịch quảng cáo các loại bánh với đủ kiểu tiếp thị. Bên cạnh những chiếc bánh truyền thống, thương hiệu lớn có mức giá vài trăm ngàn đồng, thị trường vẫn sôi động với những chiếc bánh trung thu “handmade” (tự làm) có giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn. Khi dò tìm trên các trang mạng xã hội, không khó để thấy các bài rao bán bánh trung thu “nhà làm”, bánh trung thu “handmade”…
Để thu hút khách hàng, bánh trung thu “handmade” được sáng tạo với nhiều loại độc lạ như: bánh trung thu rau câu, bánh trung thu hoa quả, bánh nhân trứng, vi cá, chà bông… với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là người thu nhập thấp, sinh viên.
Bạn Nguyễn Ngọc Tú (quận 12, TPHCM) quyết định tặng bánh trung thu “handmade” cho gia đình năm nay. “Hai năm nay mình đã đặt bánh trung thu handmade, nhiều chỗ bán bánh vừa ngon, vừa mẫu mã đẹp, hợp túi tiền nên mình rất thích. Và đặc biệt, bánh tự làm thì dễ ăn, ít ngọt, không bị ngán!”, Ngọc Tú chia sẻ.
Khác với mẫu mã bánh trung thu truyền thống (khuôn hình tròn, trên khắc hoa văn, nhân trứng muối), các loại bánh trung thu “handmade” có nhiều hình thù độc đáo hơn như: hình động vật, hoa lá, trái cây… Một số loại sử dụng các nguyên liệu khác hoàn toàn với nguyên liệu truyền thống như: thạch, rau câu, bột trà xanh, sô-cô-la… tăng sự mới lạ của hương vị, màu sắc vui tươi phù hợp không khí ngày hội trung thu.
Nhờ sự mới mẻ này mà những loại bánh trung thu “handmade” đã được nhiều người tiêu dùng biết tới trong những năm gần đây. Giới làm bánh tiết lộ, bánh trung thu “handmade” đang được người tiêu dùng ưa chuộng, mua làm quà biếu rất nhiều. Do vậy nên gần đến Trung thu, các cửa hàng đồng loạt tung ra nhiều mẫu mã đa dạng, chuẩn bị mua nguyên liệu và nhận các đơn bánh online.
Video đang HOT
Nắm được tâm ý người tiêu dùng, chị Nguyễn Huỳnh Anh Thư, quận Gò Vấp, TPHCM là một chủ cửa hàng online chuyên bán các loại bánh “handmade” cho biết: Bánh mình làm không quá ngọt, không gây ngán. Giá cũng chỉ tầm 40.000 đồng/chiếc, với đủ loại đủ vị như đậu xanh, khoai môn, hạt sen, đậu đỏ, cốm, trà xanh…
Bỏ ngỏ an toàn thực phẩm
Dạo một vòng quanh các trang mạng xã hội, hầu hết các cửa hàng bán bánh trung thu online đều khẳng định bánh của mình an toàn thực phẩm. Công thức quảng cáo thường là: “Bánh 100% từ tự nhiên, không màu hóa học, nguyên liệu rõ ràng, không chất bảo quản…”. Tuy nhiên, để kiểm chứng những thông tin trên, chính khách hàng cũng mù mờ khi nhắc tới.
Công thức bánh trung thu được đăng trên mạng
Bạn Nguyễn Ngọc Tú cho biết: Mình hay mua chỗ quen nên ít khi quan tâm đến chuyện an toàn thực phẩm. Mình nhìn thấy nơi chế biến cũng sạch sẽ nên không nghĩ nhiều. Mình hỏi giấy tờ nguồn gốc thì cũng khó cho người bán.
Tại một số trang bán bánh online, nhiều khách hàng cũng đã gặp trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Khách hàng đặt một đường, nhưng hàng giao thì một nẻo. Chất lượng bánh không đủ tiêu chuẩn, mẫu mã không như hình ảnh quảng cáo trên mạng; quảng cáo là 6 vị nhưng bánh giao đến chỉ có 3 vị…
Chị Nguyễn Thị Băng Tâm (35 tuổi, quận 12, TPHCM) cho biết: “Tôi đã đặt bánh trung thu “handmade” một lần và hứa là sẽ không bao giờ đặt lại nữa. Chất lượng bánh khác xa lời quảng cáo. Tính ra 1 hộp bánh 6 cái tôi mua với giá 240.000 đồng. Mỗi cái vị chi 40.000 đồng nhưng ăn không chất lượng tí nào”.
Trao đổi về vấn đề an toàn thực phẩm của bánh trung thu “nhà làm”, chị Huỳnh Ngọc Anh chia sẻ: “Thông thường các loại bánh trung thu “nhà làm” không để được quá lâu. Nếu để quá lâu, thì người làm bánh đã sử dụng chất bảo quản thực phẩm. Chị em có thể hỏi thời gian làm bánh hoặc đến trực tiếp cửa hàng để quan sát. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, mình nên chọn mua tại những địa chỉ bánh uy tín, lâu năm, chỗ quen biết. Ngoài ra, gia đình mình chỉ mua những loại bánh có màu sắc làm từ nguyên liệu tự nhiên như củ dền, lá dứa, bột nghệ…”.
Dạo quanh một số diễn đàn, có nhiều đại lý bỏ mối các nguyên liệu làm nhân bánh trung thu “nhà làm”, “tự làm” với quảng cáo “có cánh”: nhân bánh giữ được lâu như nhân bánh công nghiệp nhưng lại… không chất bảo quản (?). Nhiều loại nhân thập cẩm khối lượng 500 gram nhưng chỉ có giá tầm 80.000 – 90.000 đồng.
Đặc biệt, trên một trang rao bán nguyên liệu làm bánh trung thu có tên phugiaxxx.com rao bán các nguyên liệu làm bánh trung thu “hoàn toàn tự nhiên” nhưng lại có cả hương liệu thực phẩm, chất điều vị, chất bảo quản tự nhiên, màu thực phẩm, phụ gia thực phẩm cao cấp… (?
Những bình luận của khách hàng mua phải bánh trung thu online không như ý
Như vậy, những chiếc bánh trung thu “handmade”, “nhà làm” tưởng chừng vô hại nhưng thực chất cũng mang lại nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Bởi việc tự làm bánh tại nhà có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ về nhiễm vi sinh, vi trùng do không đảm bảo sản xuất trong môi trường vệ sinh. Chưa kể các nguyên liệu cũng không được công bố rõ ràng, thiếu sự kiểm định của cơ quan chức năng.
Mặc dù đáp ứng một phân khúc người tiêu dùng thích sự mới lạ, có vẻ “không mang tính công nghiệp”, “nguyên liệu tự nhiên” lại hợp túi tiền… nhưng chất lượng các loại bánh “handmade” vẫn còn lấp lửng.
Theo Sggp
Bánh trung thu bình dân 'chiếm sóng' tại Hà Nội
Trong khi các thương hiệu bánh trung thu cao cấp tại Hà Nội chưa kịp tung hàng trên thị trường, thì trên các chợ "online", bánh bình dân, handmade đã sôi động "chiếm sóng", phục vụ cư dân cúng rằm tháng 7.
Cửa hàng bánh Trung thu đầu mùa vắng khách
Bánh "công nghiệp" tiêu thụ nhỏ giọt
Có mặt sớm nhất trên thị trường là hãng bánh trung thu Kinh Đô, từ giữa tháng 7, các ki ốt đã được dựng lên trên các tuyến phố đông người qua lại như: Thanh Nhàn, Võ Thị Sáu (Q.Hai Bà Trưng), Chùa Bộc (Q.Đống Đa), Phạm Hùng (Q.Cầu Giấy),... tuy nhiên lượng khách mua còn khá thưa vắng.
Chị Nguyễn Cẩm Hạnh, nhân viên bán hàng tại quầy bánh trên phố Thanh Nhàn, cho hay: "Năm nay chúng tôi bán bánh Trung thu sớm hơn các mùa trước nửa tháng. Cửa hàng mở từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối, nhưng do thời tiết nắng nóng, ban ngày rất ít người mua, khách chủ yếu mua vào cuối giờ chiều, hoặc tối. Tầm này chưa có khách mua sỉ, toàn khách mua lẻ vài ba chiếc về ăn, hoặc biếu. Trung bình mỗi ngày, cửa hàng bán ra 50 chiếc".
Khảo sát trên thị trường, giá bánh Kinh Đô năm nay tăng nhẹ từ 2.000-3.000 đồng/chiếc. Trong đó, giá bánh dẻo từ 48.000 - 75.000 đồng, bánh nướng 62.000 - 170.000 đồng/chiếc. Về mẫu mã và nhân bánh không có sự thay đổi nhiều, ngoại trừ hộp quà chia ra nhiều mức giá, từ 470.000 - 4 triệu đồng. Lý do các nhà sản xuất đưa ra là giá nguyên liệu, giá nhân công, và đặc biệt là giá thuê mặt bằng đều tăng cao.
"Khách hàng vẫn chuộng nhất là dòng bánh truyền thống, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh hoặc lạp xưởng. Ngoài ra, một số khách hỏi mua bánh dành cho người ăn kiêng. Các loại nhân bánh bào ngư, đậu đỏ, sầu riêng, khoai môn... bán khá chậm", chị Hạnh chia sẻ.
Ngoài Kinh Đô, bánh kẹo Hữu Nghị cũng đang rục rịch lắp đặt quầy bánh trung thu khai trương bán hàng từ đầu tháng 8. Theo đại diện của hãng này, đặc trưng của sản phẩm năm nay còn là độ ngọt bánh ở mức nhẹ, phù hợp với khẩu vị của đa số người Việt, hương thuốc bắc và tinh chất hoa bưởi tạo hương thơm tự nhiên, tăng độ hấp dẫn của bánh. Đặc biệt, năm nay, hãng này tiếp tục mở rộng sản xuất với dòng sản phẩm sử dụng đường không năng lượng Isomalt, phù hợp với người ưa thích vị ngọt nhẹ, người tiểu đường, ăn kiêng, tốt cho sức khỏengười tiêu dùng. Hướng tới phân khúc bình dân, giá bánh Hữu Nghị năm nay từ 40.000 - 100.000 đồng/chiếc, hộp quà từ 300.000 - 1,3 triệu đồng/hộp.
Bánh thủ công làm không kịp bán
Trong khi bánh "công nghiệp" bán khá chậm, thì bánh handmade (thủ công) lại thu hút khách hàng trẻ và dân văn phòng. Thông thường, xu hướng bánh trung thu kiểu mới, hiện đại thường xuất hiện từ các cửa hàng online ngay đầu mùa. Tuy nhiên, năm nay, các cửa hàng vẫn chủ yếu bán bánh truyền thống, các loại bánh thủ công đắp nổi 3D, bánh trung thu lạnh, bánh trà sữa... đã không còn hấp dẫn khách hàng.
Chị Thùy Linh, chuyên bán bánh trung thu online ở Q.Hai Bà Trưng, cho biết: "Những năm trước tôi cũng tìm tòi sản xuất nhiều loại bánh trung thu "độc lạ" hiện đại, đắp hoa nổi, nhân phá cách, nhưng chỉ được 2 mùa thì lỗi mốt. Năm nay, tôi lại quay về mẫu bánh truyền thống thập cẩm, đậu xanh, thịt mỡ, lạp xưởng, hạt dưa, lá chanh... tập trung vào làm nhân bánh chất lượng hơn". Theo chị Linh, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi theo từng năm. Sau một thời gian thưởng thức các loại bánh hiện đại, năm nay, người tiêu dùng lại quay về bánh truyền thống. Mỗi ngày, nhà chị bán ra khoảng 200 chiếc, chủ yếu các loại nhân này.
Hiện tại, các cửa hàng bánh online nhận đặt bánh phục vụ người dân cúng rằm tháng 7 khá nhộn nhịp. Giá bánh thủ công cũng tăng nhẹ, từ 40.000 - 45.000 đồng/chiếc loại 150 g, 60.000 -70.000 đồng/chiếc loại 250 g. "Bánh thủ công là bánh tươi không chất bảo quản, thời hạn sử dụng ngắn, chỉ trong 5-7 ngày. Chúng tôi làm đến đâu, bán đến đấy và không làm dư. Vì vậy, thời điểm này, khách muốn mua hàng phải đặt hàng trước 2-3 ngày. Muốn lấy vào những ngày sát rằm tháng bảy, cũng phải đặt từ bây giờ", anh Tín, một trong những người bán bánh trung thu online cho hay.
Theo Thanhnien
Lướt qua biết ngay bún ngon không chứa hàn the: Dành 1 phút đọc để không bị người bán hàng "qua mặt" Bún là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, với mẹo chọn bún ngon dưới đây sẽ khiến bạn mua được sản phẩn chuẩn chất lượng. Phân biệt qua màu sắc Khi đi chợ mua bún bạn hãy để ý xem loại bún ình mua có được an toàn bằng màu sắc của bún. Thông thường bún làm từ gạo sẽ có...