Bánh trôi bánh chay giữa lòng Hà Nội
Vào dịp này, các gia đình đều quây quần, cùng nhau nặn bánh để cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Việc nặn bánh khá đơn giản, vui vẻ nên trẻ con cũng háo hức xúm vào học làm. Nhiều gia đình bận rộn hơn thì lại đi mua bánh để đón Tết.
Từ sáng sớm, trên các con phố Hàng Điếu, Hàng Bồ, chợ Đồng Xuân, Chợ Hôm… của Thủ đô, những hàng quán bày bột nếp, đường phên, đậu xanh quanh nồi nước nghi ngút khói, người vào ra tấp nập.
Bà Thanh (60 tuổi, phố Hàng Bồ) đem theo khay đĩa sang quán cạnh nhà chờ mua bánh từ 7h sáng nhưng bà không vội mua ngay mà xắn tay nặn bánh cùng. Bà Thanh chia sẻ: “Hôm nay là ngày thứ, con cháu đều bận đi làm, đi học cả nên tôi không làm bánh như mọi năm. Tôi làm cùng cho có chút không khí ngày Tết cổ truyền”.
Người bán bánh hầu hết là người không chuyên, mỗi năm chỉ làm dịp để tranh thủ kiếm thêm. Từ người bán hàng hoa, bán chè, bán phở cho đến những người bán hàng xén, hàng nước…Họ tạm nghỉ bán thứ hàng quen thuộc để làm bánh trôi, bánh chay.
Bà Bạch Tuyết Minh (55 tuổi) chủ một hàng bán bánh đầu phố Hàng Điếu luôn tay nặn bánh, chốc chốc lại đảo qua nồi nước luộc. Bà Minh cho hay, thường ngày bà bán quần áo ở chợ Hàng Da hôm nay mới nghỉ việc để làm bánh. Thường ngày này khách mua rất đông, bà Minh chuẩn bị 60kg bột nếp và huy động 5 người thân trong gia đình làm bánh.
“Từ sáng tới giờ, người đến mua bánh lúc nào cũng đông. Mọi người thường mua theo số lẻ từ 3 – 5 đĩa cả bánh trôi lẫn bánh chay, vì thường số lẻ đem lại may mắn”, bà Minh nói.
Ngoài việc làm bánh trôi bánh chay lễ Phật, cúng gia tiên thì ngày mồng 3/3 cũng là ngày chính tiệc lễ của đạo Mẫu. Tại đền Nhân Nội (84 Hàng Bồ), nhiều người bận rộn làm bánh trôi bánh chay cũng Mẫu theo phong tục “Tháng 8 tiệc cha, tháng 3 tiệc mẹ”.
Bà Nguyễn Thị Lan phụ trách việc làm bánh cúng đền Nhân Nội cho biết, ngày 3/3 là ngày chính tiệc cúng Mẫu. Khách về lễ rất đông, nhà đền thường chuẩn bị từ 20-25 mâm bánh trôi bánh chay để cúng và để khách thụ lộc.
Tết Hàn Thực (ngày 3/3 âm lịch) vốn bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc. Ở Việt Nam, đây được coi là ngày Tết lễ Phật, lễ Mẫu, cúng gia tiên dịp cuối xuân và không kiêng lửa. Dù bận rộn đến đâu, mỗi người cũng không quên sửa soạn bánh trôi bánh, bánh chay đón Tết.
Một số hình ảnh ngày Tết Hàn Thực ở Hà Nội:
Video đang HOT
Cuôc sông bân rôn nhiêu ngươi chon mua banh ngoai hang thay vi lam banh tai nha
Nhưng viên banh trôi đươc năn tron đep măt
Nhưng đia banh trôi banh chay không thê thiêu trong dip têt Han Thưc ơ Viêt Nam
Theo: Khampha.vn
[Chế biến] - Bánh trôi hình trái quýt
Nếu muốn chút phá cách cho ngày Tết Hàn thực năm nay, bạn hãy thử trổ tài với bánh trôi hình quả quýt đẹp mắt.
Nguyên liệu:
- 4 trái quýt tươi, vỏ bóng và căng mọng nước
- 100g bột gạo nếp
- 40g bột mì
- 200g đường tinh luyện
- 50g nguyên vật liệu để làm nhân bánh (gồm đậu đỏ luộc hoặc hấp chín rồi tán nhuyễn, đem xào với đường cát trắng)
- Ít dầu ăn, màu thực phẩm đỏ cam, bột matcha (trà xanh)
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế bột mì và bột nếp giống như khi chế biến bánh trôi quả đào tiên, sau đó chia phần bột thành 2 phần: 1 phần làm trái quýt và phần còn lại ít hơn dùng để tạo hình chiếc lá. Quýt lột vỏ, chà lên rây lấy nước, bỏ xác quýt đi. Cho nước quýt vào trong nồi nấu, bỏ bột nếp, bột mì và ít màu đỏ cam vào để bánh nổi màu. Trộn đều nhào kỹ bột thành một khối thật mịn. Vo thành từng viên tròn và cán dẹp ra làm vỏ bánh. Phần còn lại cho thêm bột matcha để tạo màu xanh tự nhiên cho lá.
Bước 2: Nhân đậu đỏ vo thành viên. Lấy vỏ bánh bọc nhân đậu lại rồi vo tròn, chú ý sao cho phần trên hơi nhô lên, phần dưới hơi dẹp như hình trái quýt. Sau đó dùng cây tăm vạt bớt phần nhọn ở đầu rồi ghim nhiều lỗ nhỏ lên bánh, chú ý nhẹ tay đừng ghim sâu quá. Bôi chút nước vào đầu bánh.
Bước 3: Lấy một ít bột đã pha trà xanh dùng dao khắc thành hình ngôi sao bốn cánh rồi gắn lên bánh để tạo thành phần đầu cuống. tiếp theo ngắt chút bột trà xanh tạo thành hình chiếc lá và dùng sống dao khắc đường vân lá cho đẹp mắt rồi dán lên phần đầu bánh. Sau khi đã tạo hình toàn bộ phần bột thành hình quả quýt, sắp xếp các quả này lên khay và đem hấp cách thủy khoảng 8 phút ở nhiệt độ cao.
Bạn có thể thay thế màu thực phẩm bằng các loại nước ép như nước cam, cà rốt, cà chua đã lọc sạch cặn. Trong quá trình hấp bánh nên canh chừng thường xuyên, nếu màu của bánh nhạt quá, có thể lấy cọ nấu ăn quết thêm màu lên bánh. Sau khi bánh chín, nên bôi chút dầu ăn lên giúp chiếc bánh quả quýt căng bóng và hấp dẫn hơn.
Đây là những loại bánh ăn không kèm với nước, nên sau khi chế biến xong bạn có thể thưởng thức ngay, hoặc nếu dùng để cúng lễ thì nên trưng bày thêm vài chiếc lá xanh giúp món ăn được đẹp mắt và cuốn hút hơn.
Theo PNO
[Chế biến] - Bánh trôi hình trái đào tiên Cùng với bánh chay, bánh trôi hay còn được gọi là chè trôi nước đã trở thành món ăn truyền thống ở nước ta trong ngày tết Hàn thực (mùng 3/3 âm lịch). Tuy nhiên, nếu năm nào cũng đón Tết bằng bánh trôi nước đã quá quen thuộc có thể sẽ làm bạn bị ngấy. Bạn hãy thử chế biến món bánh...