Bánh tráng trộn Vạn Kiếp có gì khiến người Sài Gòn mê mẩn
Nằm ở số 104 Vạn Kiếp (P. 3, Q. Bình Thạnh, TP HCM), quán bánh tráng Vạn Kiếp gồm bánh tráng trộn – cuốn – tỏi khiến không ít người dù ở xa vẫn tìm mua vì lỡ nghiện.
Một phần bánh tráng Vạn Kiếp chỉ giao động trong khoảng từ 10.000 đến 20.000 đồng
Đường Vạn Kiếp được biết đến là con đường ăn uống ở Sài Gòn, thực khách có thể thưởng thức rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, món bánh tráng thì chỉ có một. Chạy xe dọc theo đường Vạn Kiếp theo lời chỉ dẫn của bạn, tôi khá dễ dàng tìm thấy tấm biển “Bánh tráng trộn – cuốn – tỏi Vạn Kiếp”.
Quán bánh tráng Vạn kiếp ở trước một tiệm trà sữa nhỏ. Gọi là quán nhưng thực chất chỉ gồm một xe bánh tráng nhỏ và vài cái ghế nhựa cùng cái bàn nhỏ để khách dùng nếu muốn ngồi lại ăn. Ấy vậy mà quán vẫn tấp nập khách ra, vào.
Bánh tráng dùng để trộn được chị chủ quán lấy từ Tây Ninh
Chị Nguyễn Trần Thị Thiên Thanh (39 tuổi) chủ quán bánh tráng chia sẻ: “Chị mở quán này được 5 năm. Học xong lớp 12, sau đó chị làm công nhân được một thời gian rồi cũng có chuyển một số nghề khác. Sau này có gia đình con cái rồi nên muốn dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nên nghỉ việc. Vì quê gốc Tây Ninh nên chị cũng muốn mang món gì đó ở quê nhà lên để buôn bán. Thấy trên đường này cũng chưa có quán bánh tráng nào nên quyết định mở quán này luôn.”
Lý giải nguyên nhân quán thu hút được nhiều khách như vậy, chị Thanh cười: “Khách ăn lần đầu chủ yếu là ăn cho biết, nhưng buôn bán thì vốn nó vậy rồi. Bánh tráng của mình ăn hợp khẩu vị, vừa miệng của người ta thì người ta quay lại, dần thì thành quen mà quen rồi khó bỏ”.
Nhiều thực khách ăn bánh tráng lần đầu xong phải quay lại vì trót nghiện
Anh Hoàng Tô (24 tuổi, ngụ Bình Thạnh) một khách quen của quán chia sẻ trong lúc chờ chủ quán cuốn bánh: “Mình ăn ở đây cũng được 3 năm rồi, biết được quán này cũng là do có người quen chỉ cho. Nhà mình ở đầu đường nên buổi tối thường hay đi bộ lại đây mua bánh, bánh tráng ngon mà giá cả thì bình dân. Mình ít ăn bánh tráng ở quán khác nên không biết so sánh ra sao. Ăn bánh tráng ở đây quen rồi nên cũng không có ý định ăn ở chỗ khác”.
Bán hơn 100 phần trong 4 tiếng rưỡi
Bánh tráng Vạn Kiếp mở cửa từ 18 giờ đến 22 giờ 30, giờ đông khách nhất là khoảng 20 giờ. Vì là món ăn vặt nên giờ cao điểm của quán muộn hơn so với những quán ăn khác. Tuy nhiên, đó cũng là một điểm lợi thế, bánh tráng thường nhẹ bụng nên được nhiều người lựa chọn để ăn sau bữa tối.
Video đang HOT
Thực đơn của quán gồm có bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn và bánh tráng tỏi
Thực đơn của quán bao gồm có bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn và bánh tráng tỏi. Bánh tráng trộn và bánh tráng cuốn thì không còn xa lạ. Bánh tráng tỏi là món lạ miệng nhất và cũng thu hút nhiều thực khách nhất.
Tỏi sau khi mua về sẽ bóc vỏ rồi băm nhỏ. Bắc chảo lên bếp chờ chảo nóng mới cho tỏi và dầu vào phi đến khi nào có màu vàng vừa mắt. Bánh tráng sẽ được xé nhỏ và bỏ đi những phần bánh cứng. Trước khi trộn gia vị thì bánh tráng sẽ được xịt một ít nước để mềm vừa phải. Sau đó cho tỏi và muối để làm bánh tráng tỏi.
Bánh tráng tỏi rất thơm, vị đậm đà mà không bị mặn. Bánh tráng có màu vàng nhạt dịu mắt chứ không đậm, bánh tráng rất dai và tương đối mềm vì đã được xịt qua một ít nước. Bánh tráng tỏi được làm sẵn, đóng bịch và treo sẵn trên xe hàng, khách đến chỉ cần gói đem về là được.
Khác với bánh tráng tỏi, bánh tráng trộn và bánh tráng cuộn lại được cuốn và trộn ngay tại chỗ. Có khách đến thì chị Thanh mới đeo bao tay, cuộn và trộn bánh.
Bánh tráng cuốn gồm có bò khô, ruốc, đậu phộng rang, hành phi, tỏi phi, sa tế, muối tôm và trứng cút. Bánh tráng trộn cũng tương tự nhưng có thêm mực khô, tắc và rau răm. Một vị khách ghé vào mua bánh tráng không ngại ngần khen: “Bánh tráng ở đây hả? Ngon mà sạch”.
Chị Thanh cho hay: “Bánh tráng được lấy từ Tây Ninh. Tắc và rau răm cũng được lựa chọn kỹ càng và rửa bằng nước muối trước. Hành, tỏi do chị tự phi luôn nên khách thích lắm. Có nhiều người ăn một lần thấy ngon rồi đặt mấy chục phần. Những lúc như vậy một mình chị xoay không kịp mà phải nhờ thêm cậu em họ giúp một tay”.
Một phần bánh tráng Vạn Kiếp chỉ dao động trong từ 10.000 đến 20.000 đồng. Ngon, sạch và rẻ nên bánh tráng Vạn Kiếp dần trở thành một hàng quán quen của nhiều thực khách trong lúc vi vu dạo quanh Sài Gòn.
Theo Thanhnien
Món ngon dễ làm: Làm nem lụi nướng giòn dai thơm phức
"Món ngon dễ làm" giới thiệu món nem lụi nướng thơm phức. Món này ăn kèm rau thơm và bánh tráng cuốn.
Nem lụi là món ăn nổi tiếng của người Huế, được nướng trên bếp than hồng. Bạn cũng có thể nướng bằng lò nướng, cũng vẫn đem lại vị ngon tương tự. Nem lụi nướng ngon phải đảm bảo tiêu chí thơm ngọt mùi thịt, nem có độ dẻo dai và ăn không bị khô. Mời bạn làm nem lụi nướng tại nhà theo công thức sau.
Nguyên liệu
Nguyên liệu phần nem lụi
- 400gr giò sống
- 150gr thịt lợn xay
- 250gr mỡ phần (mỡ gáy)
- 150gr tôm tươi
- 50gr bì lợn (nếu có)
- 25gr bột năng
- 20gr tỏi
- 3 củ hành tím
- Gia vị: hạt nêm,đường nâu hoặc đường thốt nốt,mật ong,dầu điều,nước mắm
- Que xiên hoặc cây sả bọc nem (nếu dùng que xiên bạn nên đem tráng qua nước sôi để tránh khi nướng que bị cháy)
Cách làm
- Giò sống mua sẵn (hoặc mua thịt về tự xay, nếu nhà có sẵn máy quết thì nem càng dai và ngon).
- Thịt lợn xay mua sẵn hoặc tự xay (dùng thịt mông hoặc thịt nạc dăm), nếu dùng thịt lợn xay mua sẵn thì khi về xay thêm một lần nữa. Còn tự mua thịt về xay thì phải xay thịt làm hai lần.
- Mỡ gáy mua về rửa sạch, chần qua một lần nước cho sạch và đỡ mùi hôi, đem luộc chín tới, thái hạt lựu nhỏ hoặc băm nhỏ (băm nhỏ vừa, không băm nhuyễn quá), đem ướp với 1 thìa canh đường, để chỗ có gió hong cho mỡ trong ít nhất 30 phút.
- Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín băm nhuyễn.
- Tôm tươi bóc vỏ băm nhuyễn
- Hành tím băm nhuyễn.
- Tỏi xay nhỏ lọc lấy nước cốt.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào một bát to: giò sống, thịt lợn xay, bì lợn, mỡ phần, tôm tươi, hành tím băm nhuyễn, nước ép tỏi, bột năng, 2 thìa canh đường cát vàng Biên Hoà hoặc đường thốt nốt, 2 thìa canh bột nêm, 2 thìa canh dầu điều. Trộn thật đều các nguyên liệu, bọc kín để ngăn mát tủ lạnh cho ngấm gia vị và để khi mang ra tạo hình được dễ hơn.
Nem lụi ngoài hàng thường dai, giòn và ngon hơn vì họ mua được thịt lợn tươi, mới mổ xong thịt còn nóng ấm và đem xay luôn. Vì thế nem có độ dẻo, quánh. Ngoài ra họ có cối hoặc máy để quết thịt. Nếu tự làm nem lụi tại nhà, bạn nên cho thêm bột năng để tạo độ kết dính và tăng thêm độ dai cho nem. Nếu mua được gói gia vị nem nướng, cho thêm 2 thìa canh gia vị nem nướng cũng rất thơm và ngon.
- Các nguyên liệu sau khi để ngăn mát 2-3h, đem ra quấn vào cây sả hoặc que xiên nướng.
- Có hai cách nướng: nướng bằng bếp than hoặc lò nướng (tuỳ vào mỗi nhà nhưng nướng bằng than vẫn ngon nhất).
Nếu nướng bằng lò, bạn đặt nem lên vỉ nướng, bên dưới vỉ có một khay đen, bạn đổ thêm nước. Khi nướng nem sẽ chảy mỡ xuống khay nước đỡ bị cháy khét. Nướng 180 độ trong khoảng 30 phút,cứ 10 phút lại mở cửa lò, quết hỗn hợp và trở mặt cho đến khi chín hẳn đều các mặt.
- Hỗn hợp quết mặt nem: 1 thìa canh mật ong, 2 thìa canh dầu điều, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa cà phê nước ép tỏi.
Theo Thời đại
Quán lụi nướng bà Sáu phố núi khiến người Sài Gòn 'quên lối về' Ở phố núi Gia Lai, có một quán lụi nướng thơm lừng, nức tiếng hàng chục năm nay, gắn bó với tuổi thơ của nhiều người, đó là lụi bà Sáu. Lụi nướng bà Sáu thơm lừng một góc phố núi Bà Sáu tên thật Đinh Thị Chỉnh, 65 tuổi, bà mở quán lụi nướng tại số 122 Cao Bá Quát, P. Yên...