Bánh tổ mốc là món ăn truyền thống trong ngày Tết của tỉnh nào?
Bánh tổ thường được làm từ nếp, đường, gừng, mè… Để làm bánh tổ “đúng điệu”, người ta thường dùng đường bát đặc trưng của tỉnh này, cho ra món ăn có màu nâu vàng đẹp mắt. Bánh tổ có vẻ ngoài dân dã, bình dị, được đặt trong lớp lá chuối chồng xéo lên nhau rồi mới đem đi hấp chín.
Bánh tổ mốc là món ăn truyền thống trong ngày Tết
Hỏi:
Bánh tổ mốc là món ăn truyền thống trong ngày Tết của tỉnh nào?
A. Thái Nguyên
B. Cà Mau
C. Đồng Nai
D. Quảng Nam
Đáp án:
D. Quảng Nam
Dù có nhiều tranh luận về nguồn gốc, bánh tổ vẫn là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Nam mỗi dịp Tết đến xuân về, được thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên. Một ưu điểm của bánh tổ là giữ lâu mà không sợ hư, dù xuất hiện mốc vẫn có thể ăn được, chỉ cần gạt bỏ lớp mốc đi. Sau những ngày Tết, người xứ Quảng thường xắt lát bánh tổ, đem chiên rồi mới thưởng thức món ăn ngọt ngào này.
Bánh tổ mốc (Ảnh: Zing).
Bánh đậu xanh Hội An, món ngon Quảng Nam
Hỏi:
Bánh đậu xanh Hội An, món ngon Quảng Nam được ưa chuộng trong dịp Tết có điểm đặc biệt nào sau đây?
A. Bánh được hấp dẻo, mềm
B. Bánh có nhân thịt mỡ ở giữa
C. Bánh chỉ có hình vuông
D. Bánh không nhân
Đáp án:
B. Bánh có nhân thịt mỡ ở giữa
Bánh đậu xanh Hội An là một đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam, rất được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh chỉ đơn giản là đậu xanh, đường… Song, điểm đặc biệt của bánh chính là phần nhân ở giữa, thường làm từ thịt mỡ heo rán vừa lửa, thơm ngậy. Bánh đậu xanh Hội An chắc giòn, có hoa văn đẹp mắt, đem lại đủ cả hai vị ngọt – mặn, vừa bùi vừa béo.
Bánh đậu xanh Hội An (Ảnh: Du lịch).
Video đang HOT
Hỏi:
Vùng đất Đại Lộc ở Quảng Nam nổi danh với món ăn quen thuộc nào được dùng cả trong ngày thường lẫn dịp Tết?
A. Bánh tráng
B. Bánh dầy
C. Bánh chưng
D. Bánh xoài
Đáp án:
A. Bánh tráng
Vùng đất Đại Lộc ở Quảng Nam từ lâu nổi tiếng với đặc sản bánh tráng. Vào những ngày cận Tết, làng nghề bánh tráng Đại Lộc trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bánh tráng ở đây là loại bánh tráng mỏng dùng để cuốn cá hấp, thịt luộc, các loại rau thơm… chấm mắm. Chỉ đơn thuần làm từ gạo, song những miếng bánh tráng Đại Lộc trắng mịn lại đủ sức cuốn hút cả người dân xứ Quảng lẫn nhiều vùng miền khác trong cả nước.
Bánh tráng (Ảnh: Báo Quảng Nam).
Quảng Nam nổi tiếng với thương hiệu bê thui
Hỏi:
Quảng Nam nổi tiếng với thương hiệu bê thui nào sau đây?
A. Bê thui Cầu Quay
B. Bê thui Cầu Khỉ
C. Bê thui Cầu Mống
D. Bên thui Cầu Kê
Đáp án:
C. Bê thui Cầu Mống
Bê thui Cầu Mống là một đặc sản hấp dẫn ở Quảng Nam, được gọi theo tên một ngôi làng ở Điện Bàn. Thịt bê có màu hồng đào đẹp mắt, chín tái, thêm lớp da vàng giòn nhưng không quá khô. Bê thui Cầu Mống thường được phục vụ cùng bánh tráng mỏng, các loại rau thơm Trà Quế, mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất… Kết hợp tất cả các nguyên liệu, bạn đã có ngay một món ngon địa phương khó lòng chối từ.
Bê thui Cầu Mống (Ảnh: Du lịch).
Bánh tráng nướng kết hợp cùng bánh ướt tạo thành món ăn độc đáo
Hỏi:
Ở Quảng Nam, bánh tráng nướng kết hợp cùng bánh ướt tạo thành món ăn độc đáo nào sau đây?
A. Bánh nhảy
B. Bánh đánh
C. Bánh kẹp
D. Bánh đập
Đáp án:
D. Bánh đập
Bánh đập là một món ăn độc đáo ở Quảng Nam, thành phần chính là bột gạo. Món ăn này là sự kết hợp thú vị giữa bánh tráng nướng giòn rụm và bánh ướt nóng hổi, mềm mướt, thêm chút beo béo của mỡ hành. Thường người ta đặt lớp bánh ướt lên mặt bánh tráng rồi nhanh chóng gập đôi, kẹp bánh lại. Bánh đập sẽ kém ngon hẳn nếu thiếu chén mắm cái, mắm nêm đậm đà, điểm ớt cay nồng.
Bánh đập (Ảnh: Du lịch).
Loại gia vị góp phần làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Quảng Nam
Hỏi:
Loại gia vị nào sau đây góp phần làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Quảng Nam?
A. Củ đè
B. Củ nén
C. Củ ép
D. Củ dập
Đáp án:
B. Củ nén
Củ nén, có nơi gọi hành tăm là loại gia vị đặc biệt, góp phần làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Quảng Nam. Thăng Bình là vùng đất trồng nén có tiếng ở tỉnh này. Củ nén nhỏ tròn như đầu ngón tay, thơm, mùi thanh và cay hơn hành, tỏi dù cùng họ. Người ta thường dùng nén để khử dầu phụng làm mì quảng, kho cá, ướp thịt… Thậm chí, củ nén còn được xem như một phương thuốc giải cảm hiệu quả.
Củ nén (Ảnh: Du lịch).
Nguyễn Trang
Theo thoidai.com.vn
7 món ngon phải thử khi đến miền Trung
Nếu đi du lịch các tỉnh miền Trung, bạn nhớ nếm thử những món truyền thống sau mỗi dịp xuân về. Chỉ ăn một lần, đi đâu ta cũng sẽ nhớ vị ngon dân dã ẩm thực xứ Huế.
Thịt heo hâm nước mắm: Người miền Trung sau khi luộc chín thịt heo sẽ ngâm với nước mắm pha đường. Từng hũ thịt to sẽ để ngâm 3 ngày cho thịt ngấm rồi mới đem ra dùng ngày Tết. Ảnh: Bepnhabeo.
Khi bày ra mâm, người nội trợ sẽ thái mỏng thịt heo ra ăn kèm dưa món, rau thơm và hoặc cuốn cùng bánh đa nem như dùng các loại gỏi. Thịt heo thơm vị nước mắm có vị mặn, ngọt vừa ăn rất hấp dẫn. Ảnh: Jamja.
Dưa món: Món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm của người miền Trung. Dưa món làm từ nhiều nguyên liệu như củ cải, dưa chuột, cà rốt, đu đủ, củ kiệu, ớt... ngâm cho đến khi có vị chua mặn, giòn giòn. Ảnh: Congbinhf.
Người miền Trung thường ăn dưa món kèm với bánh tét hay các loại thịt trong bữa cơm ngày thường và các dịp lễ, Tết. Dưa món là đồ ăn kèm chống ngấy hoàn hảo cho những món nhiều đạm ngày Tết cổ truyền. Ảnh: Lananhdiep.
Bánh tét: Tương tự miền Bắc và miền Nam, miền Trung có món bánh tét truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết cổ truyền. Nếu bánh chưng sử dụng lá dong thì bánh tét được cuốn bằng là chuối, cũng với nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt heo. Ảnh: Kodimentking.
Người miền Trung ăn bánh tét kèm dưa món. Một số biến tấu đẹp mắt của hương vị truyền thống còn có bánh tét lá cẩm trứng muối, bánh tét ba màu, bánh tét ngọt... Bánh được gói thành những đòn trụ dài nên khi cắt từng khoanh nhìn đẹp mắt. Ảnh: Aizphong, anvatocsen.
Bánh tổ: Hương vị dân dã của món bánh truyền thống người miền Trung luôn dùng mỗi dịp Tết xuân là vị gừng cay cay, dẻo dẻo từ gạo nếp và đường mật, vừng. Món bánh không hề ngấy này trở thành món tráng miệng hoàn hảo của người miền Trung. Mỗi chiếc bánh tổ được hấp trong khuôn lá chuối có thể để được một tuần. Ảnh: Tran.hannah.
Chả bò: Nếu người miền Bắc có món giò mỡ, giò lụa thì trên bàn tiệc sum họp gia đình và thiết đãi khách của người miền Trung không thể thiếu chả bò truyền thống. Chả bò chuẩn vị có mùi thơm nồng với tiêu đen kèm vị dai, giòn, cay nhẹ. Ảnh: Chabotuancan.
Tôm chua: Món ăn có thể tìm thấy ở các siêu thị và nhiều vùng miền, song ngon trứ danh lại phải kể đến tôm chua xứ Huế. Mọi dịp lễ, Tết, người dân xứ Huế thường ăn tôm chua kèm cơm nóng, các loại gỏi cuốn hoặc chấm thịt heo luộc thái mỏng. Ảnh: Deatranggeum, Món ăn ngon.
Vị chua cay, ngọt bùi của tôm chua, thịt, riềng, tỏi, ớt bột, nước mắm. Người dân xứ Huế không cần chọn những loại tôm to mà sử dụng tôm đồng, tôm nước ngọt vỏ mỏng. Tôm sẽ được sơ chế và ngâm với các loại từ 5-7 ngày trước khi sử dụng. Ảnh: Vietnamesegod.
Bò kho mật mía: Cách nấu của người dân xứ Nghệ đem đến những nồi thịt bò kho thơm giòn ngọt ăn lai rai ngày Tết. Món ăn truyền thống trong bữa cơm Tết này có vị thơm và cay của gừng, quế hoà cùng độ dai giòn sần sật của bắp bò. Ảnh: Nhung cooking.
Vị ngọt tự nhiên của thịt bò thêm phần hoà quyện với hương thơm mật mía tạo nên món ăn hấp dẫn ngày Tết Nguyên đán. Phần thịt bắp bò khi sơ chế xong sẽ được ướp với các loại gia vị sau nhiều giờ đồng hồ trước khi đem kho. Cuối cùng, mỗi gia đình chỉ việc thái mỏng lát thịt bò chấm cùng tương ớt là có món ăn ngon hấp dẫn. Ảnh: Cooky.
Theo Zing news
Du xuân Tây Bắc thưởng thức cỗ Tết bản Mường Nếu ai đó có dịp "phượt" Tết để khám phá vẻ đẹp Tây Bắc, nên dừng chân ở các bản Mường để thưởng thức các món ăn đậm đà dư vị của đồng bào Mường. Từ bao đời nay, đồng bào Mường vùng Tây Bắc gìn giữ những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và được thể hiện sinh động...