Bánh tam giác mạch
Khi đến Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch nở chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị, nhất là được thưởng thức loại bánh đặc biệt từ loài hoa yêu thích bạt ngàn cao nguyên đá.
Nhắc đến Hà Giang là mọi người thường nghĩ ngay đến hoa tam giác mạch. Loài được bao người yêu thích, bởi mỗi độ thu về hoa phủ tràn sắc tím hồng khắp miền rẻo cao của Hà Giang. Được người dân vùng núi Hà Giang trồng làm lương thực cho gia súc, hạt dùng ủ men rượu và làm thứ bánh tam giác mạch tuyệt ngon.
Chiếc bánh độc đáo miền sơn cước
Khá nhiều người ngạc nhiên khi nghe tới bánh tam giác mạch. Bởi mặc định trong đầu chỉ có hoa tam giác mạch bạt ngàn trên những sườn đồi của vùng cao nguyên đá. Mà không phải ai cũng biết rằng, bên cạnh sắc tím hồng đẹp đến nao lòng ấy, thì tam giác mạch còn quý giá, là cây lương thực, là nguyên liệu làm nên những chiếc bánh tam giác mạch độc đáo có một không hai ở miền sơn cước này.
Mỗi lần chợ phiên đến, hương sắc hoa tam giác mạch theo người dân đến chợ, thấm vào trong từng tấm bánh tam giác mạch tròn xoe một màu tím ngan ngát của những cánh hoa tam giác mạch.
Ngắm hoa tam giác mạch vừa nếm thử chiếc bánh được làm từ chính những tinh túy của loài hoa ấy thì quả là tuyệt vời. Vào cuối mùa hoa tam giác mạch, người dân bắt đầu thu hoạch, hạt của tam giác mạch phơi khô, một phần ủ thành men rượu nổi tiếng, một phần xay bột làm thành món bánh yêu thích của người dân tộc, một phần làm thức ăn gia súc. Điều đó cũng đủ thấy, loài hoa ấy không chỉ làm đẹp cho con người mà còn làm giúp người dân nơi đây làm kinh tế với những đặc sản nổi tiếng chỉ có ở Hà Giang.
Video đang HOT
Hạt tam giác mạch bé gần bằng nửa hạt đậu đen, sau đó cho xay nhỏ thành thứ bột thật mịn. Bột nhào với nước thành hỗn hợp dẻo mềm rồi cho vào khuôn đúc thành từng tấm bánh tròn xoe bằng 2 bàn tay. Tưởng dễ, nhưng hóa ra công đoạn xay bột lại rất vất vả. Hạt tam giác mạch phơi nắng trong một tuần liên tục, để hạt khô dễ xay. Sau đó xay bột bằng tay. Xay bột cũng cần sự khéo léo để ra mẻ bột thật mịn, đều tránh bị lợn cợn sau khi chế biến. Người ta nhào bột đã xay với nước rồi đóng thành khuôn, đem đi nướng. Bánh được nướng chín trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố.
Bánh tam giác mạch mềm mềm, xôm xốp, vị ngọt thanh, càng nhai càng bùi, phảng phất hương thơm riêng của cây rừng. Những chiếc bánh tam giác mạch được xếp từng chồng, tất cả đều chung một màu tim tím rất ấn tượng và hấp dẫn với những du khách phương xa. Dù không cao giá như nhiều món hàng ở những nơi khác nhưng bánh tam giác mạch đang góp phần lớn vào sự phát triển ẩm thực, du lịch và kinh tế của vùng cao nguyên đá.
Nếu một lần có dịp ghé thăm Hà Giang vào mùa thu hoạch tam giác mạch, đừng quên ghé thăm những phiên chợ để thưởng thức loại bánh đặc trưng tam giác mạch này. Món bánh được làm bởi bàn tay khéo léo của người dân tộc địa phương, có sự kết tinh từ thiên nhiên của vùng đất núi đá rất đặc biệt ở vùng Đông Bắc này.
Theo Langvietonline.vn
Khởi nghiệp từ gầm cầu, xe chè khúc bạch thành quán 'sang chảnh' ở Sài Gòn
10 năm, từ cái thời trong túi không có nhiều tiền mà chè khúc bạch lại đang... hot, tôi sung sướng khi "gặp lại" xe chè gầm cầu trong diện mạo mới. Nhưng trên hết, cái vị ngọt thanh của chén chè vẫn như ngày nào.
Được làm từ những nguyên liệu khá "sang", nên giá của chè khúc bạch cũng nhỉnh hơn những món chè khác
Chè khúc bạch ăn béo ngậy, vừa mềm dẻo lại dai giòn, cắn miếng chè thơm mùi sữa cùng vài lát hạnh nhân bùi bùi, thêm miếng vải giòn sựt hòa với vị nước đường thanh mát... mới thấy hết được sự tinh tế của người nấu.
Tôi biết đến món chè khúc bạch cách đây ngót nghét cũng gần 10 năm. Cái thời sinh viên còn đi học, món chè này nổi lên như một "hiện tượng". Giá mỗi chén chè từ 15.000 - 20.000 đồng thì không phải rẻ, để tìm ăn chén chè khúc bạch ngon mà vừa túi tiền thì cứ như mò kim đáy bể.
Tôi cùng đám bạn rủ nhau mày mò làm thử. Làm theo mấy công thức trên mạng đúng mười mươi, nhưng khi ra thành phẩm lại nồng mùi tinh dầu hạnh nhân đến không thể nuốt nổi. Vậy là bỏ cuộc.
Nhớ có một dạo, tôi đi ngang chân cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1), thấy lấp ló dưới chân cầu là một xe chè khúc bạch tên Thanh, tôi gọi đó là "chè gầm cầu".
Chè khúc bạch từng là món ăn "hiện tượng"
Chè khúc bạch là món tráng miệng được làm từ sữa tươi nguyên kem, kem béo và gelatin (nguyên liệu đặc biệt dùng trong các món thạch). Món ăn này thường được phục vụ trong các nhà hàng hoặc khách sạn lớn.
Chè khúc bạch ngày nay được biến tấu với nhiều mùi vị và màu sắc hơn
Chè Khúc Bạch Thanh (đường Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1)
Theo Thanhnien
Đừng luộc, đây mới là cách nấu bắp cải cực ngon Vị ngọt thanh của bắp cải hòa quyện với nhân thịt thơm ngon tạo nên món canh cực hấp dẫn. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 200g thịt lợn xay - 2 củ hành hương - Tiêu, muối, hạt nêm - 4 - 5 lá bắp cải lớn - 4 nhánh hành lá. Cách làm canh bắp cải cuộn thịt - Bước 1:...