Bánh phu thê Đình Bảng: Món đặc sản bình dị
Bánh phu thê là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Bắc Ninh, cũng là đặc sản của vùng quê này. Cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức chuẩn bị những cặp bánh thơm ngon với mong ước cuộc sống sung túc, ấm no.
Nghề làm bánh phu thê nổi tiếng nhất ở phường Đình Bảng của Bắc Ninh, đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm dưới triều đại nhà Lý. Vào dịp Tết âm lịch và ngày hội Đền Đô, người dân trong phường thường tổ chức làm bánh để tế lễ hoặc làm quà biếu. Theo thời gian, nghề làm bánh phu thê ngày một phát triển, người dân làm bánh mọi thời điểm trong năm.
Theo những người dân trong vùng truyền lại, bánh phu thê bắt nguồn từ sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê.
Để làm nên một chiếc bánh phu thê dẻo bột và thơm ngon, vỏ bánh và nhân bánh hòa quyện, người thợ phải khéo léo và có kinh nghiệm trong từng công đoạn.
Video đang HOT
Vỏ bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo được xay thành bột, ủ hơn một tuần rồi đem trộn lẫn với đường cát trắng. Đu đủ xanh nạo thành sợi, nhào kỹ cùng với dầu chuối, va ni, hương cốm, nước quả dành dành theo tỷ lệ riêng của từng cơ sở.
Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đãi sạch vỏ, đồ chín, giã nhuyễn trộn với đường cát trắng, nước cốt dừa và dừa nạo.
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người thợ bánh dàn mỏng bột (vỏ bánh) lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê.
Lá gói bánh được sử dụng là lá dong, lá được rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lớp lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo được luộc chín hong khô. Khi gói, người làm bánh còn quết lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính và có độ ngậy đặc trưng. Sau khi gói xong, bánh được đun chín và vớt ra buộc lại từng cặp bằng 1 chiếc lạt màu hồng với ý nghĩa cầu mong cho tình cảm vợ chồng mãi thắm thiết, bền chặt.
Bánh phu thê Bắc Ninh bởi mùi vị đặc trưng mà bất kỳ ai trên mọi miền Tổ quốc đều thưởng thức được nên đây được xem là món quà biếu ý nghĩa, đặc biệt là dành cho những cặp vợ chồng.
Khi thưởng thức, người ăn sẽ cảm nhận được màu vàng trong của bánh, nhìn thấu những sợi đu đủ bên ngoài lớp vỏ, độ dẻo của bánh được toả ra từ gạo nếp cái hoa vàng, cộng với độ béo bùi của đậu xanh, dừa, và vị ngọt của đường… tất cả hoà quyện với nhau tạo thành hương vị đặc biệt của bánh phu thê Đình Bảng.
Món đặc sản Bến Tre khiến du khách "mê mẩn" vì vừa ngon vừa đã mắt
Cơm dừa là một món ăn độc đáo của "xứ dừa" Bến Tre. Cơm dừa tuy mang nét dân dã, bình dị, đậm chất thôn quê nhưng để có được món cơm dừa ngon thì các công đoạn từ lựa chọn nguyên liệu đến chế biến đòi hỏi một sự tỉ mỉ, cầu kỳ nhất định.
Cơm dừa của người dân Bến Tre không khác nhiều với cơm lam của đồng bào Tây Bắc. Gạo dùng để nấu cơm phải chọn loại gạo dẻo, thơm, ngon được vo kỹ dưới vòi nước rồi để ráo. Nhưng thay vì sử dụng ống tre, thì người dân nơi đây lại dùng trái dừa xiêm để nấu.
Một món đặc sản Bến Tre từ dừa hấp dẫn phải kể đến chính là cơm dừa. Ảnh: now.vn
Sau khi chọn được trái vừa ý, người ta không đả động gì đến phần bên trong quả dừa mà chỉ cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy "nồi cơm dừa". Cuối cùng cho gạo vào trái dừa rồi đổ nước dừa tươi vừa đủ và đậy nắp lại nấu chừng một giờ đồng hồ.
Cơm dừa được nấu bằng cách hấp cách thủy để cơm giữ được độ ngọt
Món đặc sản Bến Tre từ dừa này phải ăn nóng mới ngon. Ảnh: baomoi
Cơm dừa phải ăn nóng mới ngon vì nếu để lâu, hạt cơm trắng bị thấm thêm hơi dầu từ dừa sẽ ngả sang màu vàng nhạt. Cơm dừa có vị béo nên ăn nóng mới ngon, đặc biệt món này ăn cùng tôm đất rang nước cốt dừa mới đúng điệu.
Bánh bèo bì Bình Dương: Món đặc sản từ gánh hàng rong Nếu bạn có cơ hội du lịch Bình Dương mà không thưởng thức món bánh bèo bì thì đúng là một thiếu sót lớn, đây là món ăn ngon, nổi tiếng ở Bình Dương từ rất nhiều năm nay. Món ăn được sử dụng những nguyên liệu đơn giản từ bì và nắm mắm, rồi qua bàn tay chế biến của các đầu...