Bánh phồng nếp – hồn cốt trong ẩm thực Bến Tre
Bánh sẽ được đặt giữa hai cái gắp tre rồi lật qua lật lại trên ngọn lửa rơm, nướng đến khi bánh nở to, mùi thơm xộc lên ngào ngạt là được.
Mùi của nếp chín hòa cùng hương thơm béo của nước dừa khiến cho món bánh phồng lôi cuốn đến khó cưỡng.
Bánh phồng là loại bánh phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. Cái tên này xuất phát từ đặc thù hình dáng bánh vì khi nướng lên bánh sẽ phồng to, tròn trịa. Bánh phồng nếp khá dễ làm, một người có thể tự làm bánh vào những lúc rảnh rỗi để ăn vặt cùng bạn bè. Vào những ngày cận Tết, nhiều người thường tụ tập quết bánh phồng sôi nổi, rộn ràng. Tiếng chày, tiếng cười nói cứ thế rộn rã cả ngày.
Khoảng giữa tháng 12 Âm lịch, khắp chợ sẽ tấp nập mua bán nếp. Để làm bánh phồng, người ta thường chọn nếp rặt, loại không lẫn gạo. Sau đó nếp được đem vo sạch, ngâm với men rượu và củ thơm khoảng ba ngày. Cuối cùng mới nổi lửa nấu thành xôi số nếp này.
Video đang HOT
Bánh phồng nếp – món ăn dân dã mà đậm chất hồn quê
Xôi chín còn đang nóng hổi sẽ cho vào cối giã nhịp nhàng. Theo quy tắc làm bánh thì cứ một chày nện xuống là một cái đảo bánh. Người thợ sẽ dùng tay nhúng nước dừa pha đường rồi đảo một cái. Khâu nện – đảo phải có sự phối hợp ăn ý giữa hai người với nhau. Hành động phải tạo được sự đồng điệu cho đến khi ổ bánh quệt thành một khối dẻo, béo thơm.
Kế đó, người thợ mang ổ bánh ra ngắt thành từng viên lớn đặt lên miếng lá chuối có thoa sẵn dầu và tiến hành cán dẹp thành hình tròn như mặt trăng. Trong khi cán thì rắc thêm mè hoặc đậu phộng lên trên. Một ổ bánh phải có ba, bốn người cán và hai, ba người phơi mới kịp nếu không bột sẽ bị cứng.
Khi xong công đoạn này, bánh phồng sẽ được mang đi phơi nắng đến ráo, tiếp tục quết nước đường và đem phơi tiếp. Nướng bánh phồng cũng khá công phu. Bánh sẽ được đặt giữa hai cái gắp tre rồi lật qua lật lại trên ngọn lửa rơm, nướng đến khi bánh nở to, mùi thơm xộc lên ngào ngạt là được. Mùi của nếp chín hòa cùng hương thơm béo của nước dừa khiến cho món bánh phồng lôi cuốn đến khó cưỡng.
Đặc sản Bến Tre bánh phồng Sơn Đốc tuyệt ngon
Bánh phồng Sơn Đốc ngon nhất là khi được nước trên bếp lửa than hồng, khi đó bánh sẽ rất giòn và thơm.
Hơn 100 năm qua, đặc sản này vẫn có giá trị vững chắc và được xem là một trong những thức quà độc đáo nhất ở Bến Tre.
Bánh phòng Sơn Đốc đặc sản Bến Tre
Người miền Tây có câu hát: "Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sông Đốc" để chỉ về 2 loại đặc sản lừng tiếng ở địa phương. Dường như ai đến Bến Tre cũng tìm cho được 2 loại bánh này trong số hàng trăm loại bánh ngon nổi tiếng. Bánh tráng Mỹ Lồng có vị thơm ngon và giòn rụm khi nướng còn bánh phồng Sơn Đốc có vị ngọt của đường phù hợp cho những người thích ngọt. Nhìn chung, bất cứ ai cũng ăn được các loại bánh này, bởi những nguyên liệu dường như đã quá thân quen.
Hơn 100 năm qua, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn giữ nguyên thương hiệu trong lòng khách du lịch gần xa. Trong khi các làng nghề khác dần dần mai một thì bánh phồng Sơn Đốc vẫn ngày ngày sản xuất bánh cung ứng ra thị trường, giải quyết hàng trăm lao động ở địa phương. Thức quà này là sự kết hợp hài hoà giữa vị ngọt của bột, vị béo của trái dừa quê cùng với gia vị khác để tạo thành chiếc bánh phồng đặc sản.
Thời gian gần đây, chiếc bánh phồng ở xã Hưng Nhượng đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia. Đó là tín hiệu đáng tự hào cũng như thành quả xứng đáng cho những người thợ đang từ ngày tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc. Chỉ với bột nếp, nước cốt dừa nắn thành từng mẩu, vậy mà đã trở thành chiếc bánh to sau quá trình cán bánh. Nhiều thực khách gần xa từng thưởng thức bánh phồng Sơn Đốc nhận xét rằng, đó là những chiếc bánh xốp dẻo, beo béo, ngọt lành đậm vị không trộn lẫn với bất cứ thức quà nào khác.
Tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất chiếc bánh mới thấu hiểu được người làm bánh đã kỳ công thế nào. Nếu đã từng ăn thức quà này, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị độc đáo của bột bánh. Nếp để làm bột là loại nếp sáp nổi tiếng ở Bến Tre. Trước khi cán bánh, gạo nếp phải được đồ thành xôi rồi giã nhuyễn cùng với các phụ liệu khác như đường cát, nước cốt dừa... Trước đây, khi chưa có máy móc, người dân ở làng nghề Sơn Đốc dùng chày giã gạo. Âm thanh ấy vốn đã trờ thành một điều gì đó gần gũi và quá đỗi thân quen.
Ngoài công đoạn xay bột, phơi nắng bánh phồng cũng đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ của dân quê. Phải đợi trời nắng để phơi để cho chiếc bánh được khô giòn. Chiếc bánh phồng sau khi nướng sẽ to gấp 3 lần chiếc bánh bình thường. Bánh phồng nước dưới bếp lửa than củi có vì giòn giòn, beo béo. Trước đây, khi chiếc Sơn Đốc chưa được công nhận làng nghề thì chiếc bánh phồng chỉ được xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, Tết. Hiện tại, bánh phồng được các nghệ nhân làng nghề sản xuất quanh năm và ngày ngày cung ứng số lượng lớn ra thị trường.
Đối với khách du lịch, bánh phồng không chỉ có riêng ở Bến Tre mà thức quà này còn có ở nhiều vùng miền khác. Thế nhưng, chỉ có xứ Dừa mới có làng nghề Sơn Đốc với những chiếc bánh phồng đặc sản, là niềm tự hào của người dân tự bao đời. Đến Bến Tre, bạn đừng quên mua bánh phồng Sơn Đốc về tặng người thân, bè bạn. Những chiếc bánh ấy không chỉ ngon ngọt ở vị béo vị giòn mà nó còn chứa đựng cả cái tình cái nghĩa của những người thợ đang ngày ngày làm bánh.
Cùng khám phá những đặc sản nổi tiếng xứ dừa Bến Tre Đặc sản Bến Tre có gì ngoài DỪA? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những đặc sản Bến Tre được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp bạn khám phá hết văn hóa ẩm thực xứ dừa Bến Tre nhé. 1.Bánh tráng Mỹ Lồng Bánh tráng ngon phải kể đến bánh tráng Tây Ninh, bánh tráng Mỹ Lồng Bến Tre......