Bánh phồng An Giang món quà quê dân dã và bình dị
Bánh phồng An Giang là món đặc sản nổi tiếng của thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân. Đây cũng là một món quà rất có ý nghĩa để du khách mang về làm quà cho người thân đấy nhé.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu về món bánh phồng An Giang qua bài viết sau nhé!
Bánh phồng An Giang món quà quê dân dã và bình dị
Nguyên liệu làm bánh phồng An Giang:
Nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương.Các công đoạn làm bánh rất công phu. Người làm bánh chọn loại nếp rặt, ngon. Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm, đãi cho sạch nước đục, đem xôi lên rồi bỏ vào cối quết.
Cách làm bánh phồng An Giang:
Video đang HOT
Sau khi nếp được quết nhuyễn, đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói.Các phụ gia như đậu, mè, sữa… được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn.Trước đây, người làm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nên người làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chất lượng lẫn số lượng.
Thưởng thức món bánh phồng Phú Mỹ:
Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan.Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.
Nếu có dịp đến An Giang, bạn hãy ghé thưởng thức món bánh phồng Phú Mỹ và nhớ mua về làm quà cho người thân của mình nhé.
Món bánh phồng làng Vẽ Hà Nội
Món bánh phồng thì nhiều nhưng dễ mấy ai được thưởng thức món bánh quý tiến vua, đó là bánh phồng làng Vẽ (nay thuộc Đông Ngạc) ngoại thành Hà Nội.
Món bánh phồng làng Vẽ Hà Nội:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Bánh phồng làng Vẽ được làm từ gạo nếp quê chính cống, chọn trăm hạt như một, loại bỏ kỹ thóc và sạn rồi đem vo sạch để ráo nước, chờ chế nước "bấc".
Bí quyết làm nước bấc:
Bí quyết chế nước "bấc" quyết định sự thành công của bánh, đó là phải có đủ 5 vị: lá trầu không, quả bồ kết, củ ráy, vỏ cây vông vang và đăng tâm (cây bấc đèn).
Tất cả 5 vị này (được chọn theo tỷ lệ thích hợp, là bí quyết tay nghề) bỏ vào nồi nước đun kỹ, chắt lấy nước "bấc" để nguội bớt, khi nước còn âm ấm thì cho gạo nếp vào ngâm độ nửa giờ rồi vớt ra đem đồ chín thành xôi.
Cách làm món bánh phồng:
Muốn làm món bánh phồng, nếu chỉ có một vài người thì không được. Một hội làm bánh ít nhất cũng phải mười người, trong đó có vài ba trai tráng để dận chày giã xôi cho nhuyễn khác nào giã bánh dày.
Còn đàn bà con trẻ thì nặn bánh, nặn vuông vức quân cờ rồi đem phơi nắng dăm bảy lần cho tới khi bánh khô kiệt mới bỏ vào chum vại sành đậy kín cất giữ đến ngày cần làm bánh, ăn bánh mới đem bánh ra rán.
Cách rán bánh:
Rán bánh cũng là một nghệ thuật, phải chọn lựa loại mỡ lợn mới, trắng ngần. Đầu tiên bắc chảo trũng lòng lên bếp.
Bỏ mỡ vào chảo cho nóng già, thả bánh khô, bánh chìm nghỉm, mỡ nóng sôi dần, bánh bắt đầu nổi lơ lửng và bất ngờ nổ tung thành hàng chục cái bánh tròn như quả trứng vịt, trắng xóa mặt chảo, người ta dùng vợt tre chao đi, chao lại cho bánh thật nở rồi vớt bánh ra cái rổ to.
Lúc này mùi bánh đã thơm nhưng chưa ngọt, phải đợi chảo đường bên cạnh sôi nhè nhẹ, bánh được thả vào để khi vớt ra có một lớp áo đường màu trắng bám đều mặt bánh, đến lúc này mới chọn công đoạn của "bánh phồng làng Vẽ". Cầm một chiếc bánh lên ăn, bánh tan rồi mà cái ngọt, thơm còn đượm mãi trên môi.
Bánh khọt Vũng Tàu làm say lòng du khách Bánh khọt Vũng Tàu là món ăn bình dị bánh có lớp vỏ ngoài giòn rụm, bột bánh thơm béo là sự kết hợp giữa các nguyên liệu là bột gạo, trứng gà, nước cốt dừa. Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món bánh khọt Vũng Tàu qua bài viết sau nhé! Bánh khọt Vũng...