Bánh ống lá dứa, món ăn vặt hấp dẫn của miền Tây
Được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với nước cốt dừa, lá dứa, đường, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc ở nhiều tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long…
(Ảnh qua Migola Travel)
Bánh ống có nguồn gốc từ người Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh và ngày nay đã trở nên phổ biến khắp các tỉnh khác, bạn có thể dễ dàng tìm thấy món bánh dân dã này tại Sài Gòn và cả Hà Nội.
Gọi là bánh ống vì đơn giản là món bánh này được làm trong ống, ngày trước người ta sử dụng ống tre để làm khuôn bánh, ở giữa là que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn để dùng khi hấp bánh. Thường thì một khuôn bánh sẽ có 4 ống đựng bánh, bên trong các ống là một que dài bên dưới có gắn một vòng nhỏ, que này dùng để lấy bánh ra sau khi bánh chín. Bánh chín nhờ vào hơi nước nóng bốc lên từ chiếc nồi nước lúc nào cũng sôi nghi ngút bên dưới.
(Ảnh qua Yeuamthuc)
Hiện nay để tiện lợi hơn, bánh ống đã được làm trong những ống bằng nhôm hoặc inox. Dù những ống tre đã được thay thế bằng những ống inox nhưng hình ảnh bánh ống lá dứa với que tre, ống tre luôn ở trong tim những thực khách đã từng gắn bó tuổi thơ với món bánh hấp dẫn này. Ngày nay ở Sài gòn thỉnh thoảng vẫn còn tìm được nơi bán bánh ống với khuôn ống tre ở khu vực quận 5.
(Ảnh: Sky)
Mặc dù nguyên liệu làm bánh ống rất đơn giản, nhưng bí quyết để bánh ngon chính là bột làm bánh phải là loại gạo thơm dẻo, xay mịn và trộn với đường, nước cốt dừa sao cho không quá ngọt, hơi béo, vừa dẻo mà vừa xốp tơi.
Video đang HOT
(Ảnh qua Amthuc365)
Sau khi đã cho nguyên liệu vào khuôn va đặt khuôn lên nắp nồi, bên dưới là nồi nước sôi sung sục bốc khói nghi ngút. Bắt đầu mẻ bánh, người ta vốc nắm bột gạo vào trong lòng bàn tay hơi nắm lại, mấy ngón bàn tay kia đưa đẩy cho bột vào vừa ống. Ở giữa que tre vẫn ló lên, sau đó đậy nắp lại. Hai đến ba phút sau bột nở ra mùi thơm nghi ngút là bánh chín. Lúc này, người làm phải nhanh tay kéo que tre lên và rút bánh ra đặt lên lá chuối xanh, ở một số đia phương khac, người ta còn cho bánh lên bánh tráng.
(Ảnh qua Dulichtravinh)
Khi ăn, người ta rạch nhẹ một bên bánh và cho thêm dừa nạo, hoặc muối vừng rồi gói lại bằng lá chuối cho nhân khỏi vương ra. Cầm bánh ống trên tay, miếng lá chuối còn nóng hổi, cắn nhẹ miếng bánh mà cảm giác xốp xộp, vị béo của nước cốt dừa, thơm dẻo của hương gạo nếp. Có chỗ, người ta cho thêm muối mè, đậu phộng đâm nát, dừa non bào sợi lên mặt bánh. Khi chín, bánh có màu xanh mát của lá dứa cùng mùi thơm dịu mát phảng phất của dừa non.
(Ảnh qua Foody)
Ăn bánh ngay khi còn nóng để cảm nhận hết vị ngọt thanh và béo ngậy của dừa, hương thơm của mè hòa quyện trong hương lá dứa thơm thơm và khi cắn vào miệng bạn sẽ cảm nhận được bánh rất mềm, xốp, tan trong miệng. Với những ai lần đầu thử bánh ống lá dứa thì chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm cái thứ hai.
Không quá cầu kỳ hay phô trương, với nguyên liệu đồng quê, hình dáng lạ mắt, đượm vẻ dân dã và mộc mạc nhưng bánh ống lá dứa cứ lặng lẽ đi vào trí nhớ của mỗi người con xa quê hay của những du khách một lần ghé qua như một cái tình nhẹ nhàng của người Khmer Nam bộ.
Mỗi cái bánh ống luôn gợi lên nhiều kỷ niệm đẹp, từ lúc còn cắp sách đến trường cho đến khi trưởng thành, vẫn không phai mờ trong ký ức.
Theo Tri thức VN
Giải mã "thợ nhuộm" khiến những món bánh miền Tây có màu xanh ngắt như thanh xuân của bạn
Không chỉ cho những món bánh ngọt siêu kinh điển ở miền Tây màu xanh mướt đặc trưng, lá dứa còn có công dụng không thể thiếu để tạo nên mùi vị quyết định "số phận" chiếc bánh!
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những món bánh ngọt có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ đều khoác trên mình màu xanh mướt trông cực kì bắt mắt. Ví dụ như bánh đúc lá dứa, bánh da lợn, bánh ống, bánh tằm khoai mì, bánh xu xê... Tất cả những món bánh kinh điển này tuy "mỗi người mỗi vẻ" nhưng lại có một điểm chung, đó chính là tất cả đều không thể thiếu lá dứa!
Lá dứa đứng sau rất nhiều những loại bánh ngọt dân dã có màu xanh mướt hấp dẫn.
Có thể nói, lá dứa quan trọng với bánh ngọt miền Tây gần như nước cốt dừa vậy. Nếu nói người miền Tây cuồng nước cốt dừa đến độ từ món mặn đến món ngọt đều phải có nước cốt dừa thì lá dứa cũng tương tự. Thử nghĩ đến những món bánh ngọt miền Tây mà bạn hết sức quen thuộc, và tưởng tượng chúng không có màu xanh đặc trưng xem? Bánh da lợn màu trắng sẽ trông nhợt nhạt biết bao, và món bánh đúc không có màu xanh của lá dứa sẽ không còn là loại bánh đúc chúng ta ăn với nước đường và nước cốt dừa, mà trở thành bánh đúc mặn!
Bánh đúc không "nhuộm xanh" bằng lá dứa thường là bánh đúc mặn ăn với nhân tôm khô và đậu.
Có thể nói, trong ẩm thực vùng Tây Nam Bộ, màu xanh của các loại bánh tượng trưng cho một sự phân biệt giữa món ngọt và món mặn. Lá dứa chịu trách nhiệm cho màu xanh ngát đặc trưng ấy, nhưng đó không phải là công dụng duy nhất của nó. Sở dĩ màu xanh có thể dùng để "định vị" món ngọt là vì những món bánh ngọt được nhuộm xanh bằng lá dứa có mùi hương thơm ngọt thanh rất đặc trưng. Và đây cũng là lý do vì sao lá dứa không chỉ đơn giản là "thợ nhuộm" cho các món bánh ngọt mà còn quan trọng hơn thế rất nhiều.
Những món bánh ngọt miền Nam như bánh đúc, bánh lọt, bánh ống... hầu như đều có màu xanh đặc trưng.
Bởi vì sự thật chứng minh, lá dứa nào phải màu thực phẩm tự nhiên duy nhất giúp các món ăn trông bắt mắt hơn. Ngoài lá dứa ra thì còn biết bao các loại "thợ nhuộm" khác như lá cẩm, đậu xanh, củ dền... Thế nhưng, những loại màu thực phẩm từ rau củ nói trên đều không được người làm bánh ưa chuộng vì nhiều lý do.
Lý do thứ nhất là vì những loại rau củ có thể nhuộm màu được kể trên thường sẽ "đính kèm" mùi vị đặc trưng của các loại rau củ ấy, và sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hương vị của bánh thành phẩm. Tương tự, lá dứa cũng mang mùi vị riêng, thế nhưng khác với những loại "thuốc nhuộm" thiên nhiên, lá dứa có mùi hương ngọt ngào thơm nức đến kinh ngạc. Có khá nhiều người đã so sánh mùi hương lá dứa giống như vanilla và gần như có thể thay thế vani trong nhiều công thức bánh.
Lá dứa được "tin tưởng" nhờ mùi hương thơm bùi như vanilla, được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan...
Lá dứa góp mặt trong rất nhiều công thức bánh trái miền Nam, có nơi dùng để nhuộm xanh, có nơi chỉ để thêm vài lá vào nồi trong quá trình nấu để thức ăn thơm ngon hơn. Mặc dù được sử dụng rộng rãi là vậy, nhưng lá dứa hầu như không được xem là "nhân vật chính" trong công thức các loại bánh, nếu so với nguyên liệu chính như nếp, đậu... Thế nhưng, nếu không có lá dứa, chưa chắc các loại bánh có thể có mùi vị như hiện tại. Có thể nói, nếu thiếu đi lá dứa thì những món bánh trứ danh như bánh da lợn, bánh đúc, bánh bò lá dứa sẽ không chỉ mất đi màu xanh quen thuộc, mà còn nhạt nhẽo và vắng đi mùi thơm ngòn ngọt thanh thanh rất đặc trưng.
Bánh bò là món không thường dùng lá dứa, nhưng bánh bò lá dứa cũng là một biến tấu độc đáo khiến người ta mê mẩn nhờ mùi thơm đặc trưng.
Mặc dù "thần thánh" đến mức xuất hiện trong gần như 70% các món bánh ngọt truyền thống, lá dứa trong ẩm thực vẫn chưa thực sự trở thành "hiện tượng" cho đến thời gian gần đây. Mới đây trong năm 2018, nhà báo ẩm thực Nigella Lawson đã nói rằng, lá dứa có thể sẽ nổi tiếng ngang với các nguyên liệu như bơ hay matcha trong các món tráng miệng, nhờ vào mùi thơm bùi không kém vani cũng như hương vị thơm dai dẳng hiếm thấy. Các nhà hàng lớn cũng đã dần dần bổ sung kem lá dứa, thạch lá dứa và các loại bánh châu Âu với lá dứa vào thực đơn. Thậm chí, trang báo Anh danh tiếng The Guardian còn xếp lá dứa chung hàng với "siêu thực phẩm" là quả bơ, cho rằng lá dứa sẽ thay thế xu hướng chuộng quả bơ trong tương lai.
Lá dứa đã bắt đầu xuất hiện trong các công thức bánh hiện đại như roll cake.
Ngoài ra, lá dứa cũng có rất nhiều công dụng "không ngờ" cho sức khoẻ như chữa bệnh biếng ăn, làm đẹp tóc, an thần và chữa trị các bệnh về xương khớp...
Có lẽ không ai ngờ được một loại lá bình dị hiếm khi được chú ý như vậy lại không chỉ đóng góp trong việc thể hiện một phần "danh tính" của những chiếc bánh ngọt, mà còn là linh hồn cho mùi vị thơm ngát đặc trưng đã gắn bó với những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ từ bé đến lớn nhỉ?
Nguồn: Independent
Loại bánh miền Tây có tên gọi nghe lạ lùng nhưng nếu lỡ trót ăn rồi thì như nào cũng muốn ăn thêm vài lần nữa Bánh chỉ được làm từ bột gạo, hoàn toàn không nhân nhưng sức hấp dẫn thì có thể nói là ngang ngửa với các loại bánh khác ở miền Tây. Miền Tây từ lâu đã rất nổi tiếng với các loại bánh gói bằng lá như lá dừa, lá chuối, lá dừa nước... Chính nhờ sự mộc mạc, bình dị này mà các...