Bánh ống lá dứa – đặc sản trứ danh miền Tây giữa lòng Hà Nội
Bánh ống lá dứa là đặc sản nổi tiếng của người Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Nếu chưa có dịp đặt chân đến miền Tây, bạn vẫn có thể thưởng thức món bánh ngay giữa lòng Hà Nội.
Về hình thức, nếu chỉ nhìn thoáng qua, nhiều người nghĩ rằng chiếc bánh ống lá dứa là bánh cốm. Với nguyên liệu và cách làm đặc biệt, loại bánh này là món ăn dân dã nổi tiếng ở miền Tây và món ăn vặt ngon trứ danh ở TP.HCM. Thời gian gần đây, món ăn này được “du nhập” tới Hà Nội và đang trở thành món ăn vặt được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
Bánh ống lá dứa là một trong những món ăn vặt đang thu hút giới trẻ Hà thành.
Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, bao gồm bột lá dứa, bột gạo, bột nếp, bột khoai, cốt dừa, đường cát trắng, đậu phộng, mè rang, dừa khô. Thời gian đợi một chiếc bánh ra lò chỉ khoảng 3-4 phút.
Trong lúc đó, khách mua hàng có thể chiêm ngưỡng toàn bộ quy trình làm bánh rất lôi cuốn, bắt mắt.
Bánh được làm tương tự một số loại kem ống.
Điểm độc đáo của loại bánh này chính là khuôn bánh và nồi hơi. Trước đây, người Khmer thường làm bánh với loại khuôn tre mộc mạc, rỗng ruột có từ 3-4 ống đựng bánh. Mỗi ống có độ dài khoảng 5-7 cm.
Ngày nay, đa số người bán bánh ống sử dụng nồi hơi bằng inox. Nồi hơi này có số lượng ống nhiều hơn tùy theo yêu cầu của người bán hàng.
Video đang HOT
Bàn tay tỉ mỉ của những người làm bánh.
Bên trong mỗi ống gắn một que vuông góc với bề mặt nắp ống. Que này dùng để lấy bánh ra khỏi ống sau khi bánh chín. Nồi hơi đặt phía dưới các ống, bốc hơi nước lên và làm chín đều các bánh.
Mỗi chiếc bánh ống lá dứa sau khi ra lò thường được gói trong tàu lá chuối vừa vặn. Khi mở lá chuối xanh quanh bánh, mùi thơm ngọt ngào tỏa ra, bạn ngắm nhìn màu xanh đẹp mắt của lá dứa và sẽ muốn thưởng thức ngay.
Bánh được cuốn trong lá chuối trước khi thưởng thức.
Nếu muốn thưởng thức món bánh, bạn có thể ghé qua một số nơi như đường Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng… Các xe bánh ống nằm trên các con phố này vào khoảng thời gian 17h-20h hàng ngày.
Mỗi chiếc bánh ống lá dứa có giá bình dân chỉ 5.000 đồng/chiếc, bánh nhỏ nhưng có thể giúp bạn no lâu. Những ai từng một lần thưởng thức bánh ống lá dứa chắc chắn sẽ muốn ăn thêm những lần tiếp theo.
Xuýt xoa nếm thử bún nước lèo "ăn rồi lại muốn ăn thêm" đặc sản ở Sóc Trăng
Về các tỉnh miền Tây Nam bộ, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn ngon. Nếu ở An Giang có món bún cá, Hậu Giang có bún mắm thì Sóc Trăng lại "níu chân" du khách bởi món bún nước lèo.
Anh Thạch Hồng (một người dân Khmer ở Sóc Trăng) chia sẻ, bún nước lèo là món ăn truyền thống của người Khmer, có tên gọi là "num-chooc", còn người Kinh gọi là bún nước lèo.
Bún nước lèo gồm 2 thành phần chính là bún và nước lèo. Trong đó bún là sản phẩm hết sức quen thuộc với nhiều địa phương được chế biến từ gạo, có sợi dài, trắng; còn nước lèo là sản phẩm từ sự khéo tay của người nội trợ.
Nguyên liệu để nấu bún.
Bà chủ quán bún nước lèo Ba Te nổi tiếng ở thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) cho biết: Trước đây, nguyên liệu chính để nấu nước lèo là mắm bò hóc (người Khmer gọi là "prohok") đặc thù của người Khmer.
Nhưng do món mắm này quá nồng khiến thực khách "khó chịu" nên được thay bằng loại mắm cá sặc hay cá linh vì những loại mắm này có mùi nhẹ hơn. Cũng có nơi người nấu bún có sự kết hợp 3 loại mắm là mắm bò hóc, mắm cá sặc và mắm nêm khi nấu nước lèo.
Nồi nước lèo.
Để nấu món bún nước lèo, người nấu bún sẽ chuẩn bị các nguyên liệu là bún, ngải bún, cá lóc (cá quả, cá chuối, cá tràu), tôm, thịt heo quay, sả, rau thơm, giá, hẹ, bắp chuối bào, rau muống bào, ớt,... và nước lèo.
Về bún, người nấu bún nước lèo chọn loại bún sợi nhỏ, dài, có màu trắng, thơm. Loại bún này rất dễ ngấm vào gia vị và nước lèo, làm dậy lên mùi thơm đậm đà đặc trưng của món bún. Còn các thành phần khác như cá lóc, tôm, thịt heo quay được sơ chế và nấu chín sẵn để ăn kèm cùng với bún.
Nước lèo được nấu hoàn toàn từ xương, thịt và nước cốt dừa nên khi ăn vào thấy rất thơm và ngọt nước. Xương được hầm trong 4 đến 6 tiếng để cho ra loại nước thơm ngon, ngọt, giàu chất dinh dưỡng.
Món bún nước lèo thường được ăn kèm cùng với rau sống hay hoa chuối xắt nhỏ để tăng thêm hương vị thanh mát của nó.
Chuẩn bị sẵn sàng phục vụ khách.
Nhiều người gọi bún nước lèo Sóc Trăng là "món ăn đoàn kết", bởi nó là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, thể hiện ở mỗi thành phần món ăn là đặc trưng của 3 dân tộc.
Ở Sóc Trăng ngày nay hầu như ở tất cả các địa phương đều có rất nhiều quán bún nước lèo, nhưng nhiều người vẫn tìm đến các quán bún nước lèo có bề dày thâm niên như quán bún nước lèo Ba Te (ấp Hòa Mỹ), quán 189 (ấp Chợ Cũ) đều thuộc thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên; quán Cây Nhãn (đường Võ Đình Sâm, phường 8, TP Sóc Trăng), quán Thảo Nhi đường Phú Lợi (phường 2), quán Cá Đồng (quốc lộ 1A, phường 2, TP Sóc Trăng),...
Hấp dẫn tô bún nước lèo.
Với người dân Sóc Trăng, đi đâu, làm gì vẫn không quên được hương vị bún nước lèo Sóc Trăng. Nhiều người sinh sống, làm việc ở TPHCM và các tỉnh khác, những nơi đó cũng có "bún nước lèo Sóc Trăng" nhưng đều nhớ về bún nước lèo Sóc Trăng bởi hương vị của tô bún xứ người thua xa hương vị tô bún quê nhà.
Còn những người ở tỉnh khác khi đến Sóc Trăng cũng tìm quán ngon để thưởng thức bún nước lèo đúng gốc Sóc Trăng. Thưởng thức xong, nhiều người cho rằng, "đến Sóc Trăng mà chưa ăn bún nước lèo Sóc Trăng thì coi như chưa đến Sóc Trăng".
Đổi vị với món với đặc sản bánh giá chợ Giồng chuẩn vị miền Tây Bánh giá là một món ăn đặc sản nổi tiếng xuất xứ từ Chợ Giồng (nay là chợ Vĩnh Bình) ở vùng Gò Công, Tiền Giang, cũng vì xuất xứ đó mà người ta thường gọi là bánh giá chợ Giồng. Bánh giá giòn tan vỏ ngoài, thơm béo bùi mùi thịt, gan lẫn đậu xanh đậu phộng, vị thanh mát của giá...