Bánh Mizu Mochi: Sự tinh khiết từ những giọt nước
Được làm chủ yếu từ nước, món bánh Mizu Mochi lạ mắt và độc đáo này chính là một trong những thực đơn tráng miệng được ưa uộng tại Nhật Bản.
Mizu Mochi hay còn được gọi là Mizu Shingen Mochi xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2013. Ngay sau đó, nó đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được mọi người, không chỉ Nhật Bản mà còn cả các nước khác yêu thích.
Như tên gọi của nó, nguyên liệu chính làm nên món bánh này chính là nước (Mizu trong tiếng Nhật nghĩa là nước). Nhưng nước ở đây không phải là nước lọc thông thường, mà là nguồn nước tinh khiết được lấy từ dãy Alps ở Nhật Bản. Những giọt nước ngọt thơm này sau khi mang về sẽ được cho thêm vài nguyên phụ liệu khác. Sau đó, đổ vào khuôn để nước đông lại và bảo quản trong nhiệt độ thích hợp, tránh làm tan chảy.
Thoạt nhìn, nhiều người còn không tin rằng đây là món tráng miệng bởi nhìn nó trông như một giọt nước khổng lồ. Bánh Mizu Mochi có màu trắng trong suốt mang lại cảm giác tinh khiết và nhẹ nhàng cho thực khách. Khi ăn, thường ăn cùng với bột đậu nành rang Kinako và siro đường.
Nhờ vào độ trong suốt của bánh mà món ăn này được bày trí vô cùng đơn giản mà vẫn giữ được nét tinh tế, sang trọng. Bạn chỉ cần sử dụng đĩa có hoa văn, màu sắc hoặc dùng lá cây, hoa lót bên dưới trước khi cho bánh lên trên là đủ để tạo nên một vẻ ngoài thu hút cho món bánh Mizu Mochi.
Video đang HOT
Những ai đã nếm thử món bánh độc đáo này chắc chắn đều sẽ phải thốt lên ngạc nhiên về hương vị của nó. Bánh có vị ngọt thanh và mát lạnh, tan chảy ngay khi được cho vào trong miệng. Lưu ý, khi bánh được phục vụ, bạn nên tranh thủ ăn ngay lập tức, bởi trong môi trường nhiệt độ phòng, bánh Mizu Mochi sẽ dễ dàng bị tan chảy.
3 món ăn chơi cho buổi chiều Sài Gòn
Mizu Shingen Mochi, đá bào hay bánh cá Taiyaki là những món ăn thích hợp để nhấm nháp giữa tiết trời mát mẻ.
Dưới đây là những món ăn vặt đang được thực khách yêu thích.
Mizu Shingen Mochi
Còn được gọi là bánh giọt nước, Mizu Shingen Mochi là món mới được bán với số lượng rất hạn chế. Món bánh trong suốt hệt như giọt nước lớn, được chế biến theo công thức 95% nước, 5% bột, ủ lạnh ít nhất 30 tiếng, ăn cùng bột đậu nành và siro đường nâu được nhập từ Nhật Bản.
Bạn có thể thưởng thức món này ở quán Sushi và Que trên đường Thành Thái (quận 10). Giá một phần là 35.000 đồng. Ảnh: Bảo Lâm
Đá bào trái cây
Nhắc đến đá bào, nhiều người Sài Gòn sẽ hồi tưởng lại những ký ức tươi đẹp gắn liền với tuổi thơ. Theo thời gian, đá bào cũng được cải tiến nhiều hơn. Món đá bào rất đơn giản, gồm đá bào nhuyễn, đổ siro lên phía trên. Có nhiều vị siro tùy theo khẩu vị của mỗi người như dâu, cam, vải, bạc hà...
Để thưởng thức đá bào, bạn có thể đến Siro đá bào ở 174 Thành Thái (quận 10). Giá mỗi phần đá bào chỉ tầm 10.000 đến 30.000 đồng. Ảnh: Hotdeal.
Bánh cá Taiyaki
Đây là một loại bánh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Vỏ bánh giòn mịn, phảng phất mùi hương, nhân bánh đa dạng gồm phô mai, đậu đỏ, socola, kem sữa, trà xanh, xúc xích... Bánh này thường được nướng khoảng 2,5 phút sau đó sẽ lật mặt. Khi mở ra bánh sẽ chín vàng, có thể ăn nóng hoặc chờ nguội thưởng thức.
Bạn có thể ăn món bánh cá nướng ở The 1985, 223/2K Phạm Viết Chánh (quận 1). Bánh cá có giá từ 5.000 đến 12.000 đồng một cái. Ảnh: The 1985
Công thức hấp thịt ba chỉ với khoai tây đậm đà Thịt ba chỉ băm nhuyễn kết hợp với khoai tây, nấm hương và củ năng giúp bạn có được món ăn lạ mắt nhưng hấp dẫn.