“Bánh mì nóng hổi, vừa thổi vừa ăn”
Người ta có thể ăn bánh mì vào mọi thời điểm trong ngày.
Người ta có thể ăn bánh mì vào mọi thời điểm trong ngày. Bánh mì được ăn kèm cùng cà ri, với lagu hay trứng ốp la, chả bò… Hay thậm chí chỉ cần ổ bánh mì không nóng hổi là cũng đủ để người ta “gặm” một cách ngon lành lúc đói lòng.
1.001 kiểu bánh mì
Không phải là món ăn do chính người VN phát minh nhưng giờ đây bánh mì đã trở thành một trong những biểu tượng của nền ẩm thực Việt bên cạnh phở và bún. Bánh mì VN có nguồn gốc từ bánh mì baguette của Pháp. Theo chân người Pháp, bánh mì đến xứ ta từ đầu thế kỷ 19.
Bánh mì Bảy Hổ nằm ở đường Huỳnh Khương Ninh, Q.1 cũng là một tiệm có mặt từ lâu đời và đã là dân Sài Gòn thì dường như không ai không biết.
Ban đầu bánh mì có hình dạng to tròn tựa như bánh màn thầu của người Trung Quốc. Trải qua năm tháng, bánh mì đã biến tấu và trở nên đa dạng về hình thức cũng như mùi vị. Với người phương Tây, bánh mì là món ăn chính. Nhưng qua VN, nó lại trở thành món ăn chơi. Người ta quen ăn bánh mì kèm với pa tê, thịt nguội, dưa leo, rau mùi, nước xốt. Và dần dần, qua bàn tay và óc sáng tạo của những người đầu bếp xứ Việt, nhân bánh mì được thay thế bằng xúc xích, xíu mại, thịt nướng, có khi cả há cảo… Nhân bánh mì bao gồm những thành phần nào, ngon hay không tùy thuộc vào khả năng phối hợp và cách thức gia giảm của người chế biến.
Nói đến bánh mì là người ta lại nhớ đến “bánh mì Sài Gòn”. Vào cái thời mà tàu xe chưa phát triển, bánh mì đã trở thành món ăn “nóng sốt” mà ai có dịp đến Sài Gòn đều muốn mua về nhà làm… quà. Cứ thế, những ổ bánh mì không đã theo chân của lữ khách đến các vùng lân cận. Và các thực khách khắp các vùng miền tiếp tục làm giàu thêm cho hương vị của bánh mì bằng cách phối hợp nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau.
Bởi đa dạng và thể hiện được sự sáng tạo của người chế biến khiến người thưởng thức không thấy chán ngán khi ăn nên việc bánh mì VN vươn tầm ra thế giới cũng không có gì lạ. Tháng 8 vừa qua, tạp chí Huffington Post lại đưa ra danh sách 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới và bánh mì VN lại một lần nữa đứng đầu trong danh sách lần này. Hồi năm 2012, báo The Guardian cũng từng bầu chọn bánh mì Sài Gòn vào top 10 các món ăn đường phố được du khách thích nhất khi đến thăm VN. Cách dây không lâu, nhiếp ảnh gia David Hagerman cũng từng thực hiện phóng sự ảnh về bánh mì VN đăng trên tờ Wall Street Journal.
Nói về nhân bánh mì thì có thể nói từ ngày này sang ngày khác. Nhưng có những loại nhân bánh mì đã đi vào tiềm thức của từng người Việt như bánh mì chả lụa, bánh mì xíu mại, bánh mì chả cá, bánh mì thịt nướng, bánh mì pa tê thịt nguội, bánh mì heo quay, bánh mì nhân bì. Giòn, thơm, vị chua ngọt của rau và dưa chua, cùng hương vị của thịt, pa tê… làm nên đặc trưng đặc biệt của bánh mì trong lòng người thưởng thức.
Video đang HOT
Ghé Sài Gòn thì nhớ ăn bánh mì
Bánh mì được bán ở khắp nơi, trên đường, ngồi đầu ngõ, một góc phố nào đó… giá mềm và phù hợp túi tiền của tất cả mọi người từ công nhân viên chức nhà nước đến bác xe ôm hay chị lao công, bạn sinh viên. Một trong những tiệm bánh bán bánh mì đã có mặt Sài Gòn từ trước năm 1975 là bánh mì Hòa Mã nằm ngay góc ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu (Q.3).
Một ổ bánh mì đầy đủ
Với tuổi đời hơn 50 năm, đến nay tiệm ngày càng nổi tiếng với vị thịt nguội giữ nguyên hương vị Pháp. Đặc biệt hơn khi mỗi phần bánh mì gồm 2 trứng ốp la đổ chín tới cùng với hành tây, trên là jambon, chả hoặc ba rọi muối. Trước khi cắn một miếng bánh mì giòn tan chỉ cần xịt thêm chút xì dầu hay muối tiêu, tương ớt là được.
Bánh mì Bảy Hổ nằm ở đường Huỳnh Khương Ninh, Q.1 cũng là một tiệm có mặt từ lâu đời và đã là dân Sài Gòn thì dường như không ai không biết. Theo nhiều người truyền miệng lại, tiệm bánh mì đã có ở đây hơn 80 năm nay. Pa tê của tiệm sẽ khiến người ăn nhớ mãi vì vị ngon và mùi hương rất đặc trưng. Nói đến pa tê Bảy Hổ thì khó ai so sánh được và pa tê chính là món gia truyền của tiệm này.
Bánh mì Huỳnh Hoa ở đường Lê Thị Riêng, Q.1 hiện là một trong những tiệm bánh mì đông nhất Sài Gòn cũng nổi tiếng với pa tê ngon khó cưỡng. Ngoài chuyện bánh mì nơi đây giòn, thơm thì lớp pa tê và bơ đã tạo nên hương béo ngậy cho ổ bánh. Sẽ chẳng có gì lạ nếu như du khách có dịp đến Sài Gòn, có cơ hội đi ngang tiệm bánh mì Huỳnh Hoa, nhìn thấy cảnh người ta xếp hàng rồng rắn chỉ để mua một ổ bánh mì ăn… chơi!
Thêm một tiệm bán bánh mì nữa mà nếu đã là người mê món ăn đường phố VN chắc chắn không thể không thưởng thức. Với cái tên rất đơn giản – Bánh mì thịt nướng 37 bán đúng một loại bánh mì kẹp thịt nướng, nằm ở đầu hẻm số 39 Nguyễn Trãi đã được tạp chí Mỹ Condé Nast Traveler bầu chọn là một trong 12 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Thịt băm nhuyễn, trộn gia vị rồi ướp với loại xốt gia truyền, sau đó vo viên và nướng làm dậy mùi khắp con phố khiến ai đi ngang cũng phải “động lòng”. Thế nên, không cần phải bảng hiệu hoành tráng, không cần quảng cáo rầm rộ, xe bánh mì thịt nướng 37 vẫn được du khách nước ngoài tự truyền tai nhau rồi tự tìm đến để thưởng thức một ổ bánh bình dân nhưng cực kỳ hấp dẫn này.
Thèm bánh mì xíu mại, thực khách có thể đến tiệm bánh mì Anh Anh ở Nguyễn Văn Tráng, Q.1. Xíu mại ở tiệm này có vị ngọt tự nhiên của thịt, nước xốt vừa thơm lại vừa lạ miệng khiến người ta ăn một lần là nhớ mãi.
Nếu đã phải lòng món bánh mì thịt heo quay thì nên ghé qua con đường Nơ Trang Long – Q. Bình Thạnh (gần khúc giao nhau với Phan Văn Trị) bởi nguyên con đường này chỉ chuyên bán bánh mì thịt heo quay. Thịt heo quay ở đây vừa ra lò nên lúc nào cũng nóng hổi, chưa kể các chủ tiệm còn treo đầy trong tủ kính rất bắt mắt người đi đường. Ngoài ra, nước xốt của từng cửa tiệm trên con đường này được nêm nếm hoàn toàn khác biệt nhau nên sẽ khiến cho những ai ham mê khám phá ẩm thực thích thú.
Không nằm san sát nhau như các tiệm bánh mì thịt heo quay ở Q. Bình Thạnh, nhưng khu vực Q.4 là điểm đến cho những ai thèm bánh mì xíu mại. Viên xíu mại ở đây to nhưng ăn không hề ngán, nước xốt nêm nếm vừa miệng hầu hết các thực khách lại được cộng hưởng thêm giòn cái giòn của gỏi đu đủ. Thèm bánh mì xíu mại, thực khách còn có thể đến tiệm bánh mì Anh Anh ở Nguyễn Văn Tráng, Q.1. Xíu mại ở tiệm này có vị ngọt tự nhiên của thịt, nước xốt vừa thơm lại vừa lạ miệng khiến người ta ăn một lần là nhớ mãi. Tiệm bánh mì này cũng giao hàng tận nơi nếu thực khách có nhu cầu.
Theo Thanhnien
Bún bò Huế ngon ở gần chợ Nguyễn Tri Phương
Món ăn sáng phổ biến nhất ở Sài Gòn sau cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... phải kể đến tô bún bò Huế nghi ngút khói. Thật đặc biệt cho một món "di cư" như bún bò Huế là người ta lại chấp nhận một thứ mắm khá nặng mùi và rất địa phương như mắm ruốc.
Có hai dòng bún bò Huế chính ở Sài Gòn, một là trung thành với nguyên bản - từ cọng bún đến nồi nước lèo đậm đà mùi mắm ruốc; hai là phiên bản "Nam tiến": cho nhiều đường, ít ruốc, và có một hai trái thơm trong nước lèo.
Cả hai dòng đều có thực khách riêng của mình. Mà cũng thiệt lạ, cứ có quán bún bò Huế mới mở ra là nườm nượp người tới ăn, dù là quán bình dân hay cửa tiệm bàn ghế sạch sẽ sáng choang. Nấu được nồi bún bò Huế ngon là đủ làm giàu ở đất Sài Gòn rồi.
Món ăn sáng phổ biến nhất ở Sài Gòn sau cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... phải kể đến tô bún bò Huế nghi ngút khói. Thật đặc biệt cho một món "di cư" như bún bò Huế là người ta lại chấp nhận một thứ mắm khá nặng mùi và rất địa phương như mắm ruốc.
Có hai dòng bún bò Huế chính ở Sài Gòn, một là trung thành với nguyên bản - từ cọng bún đến nồi nước lèo đậm đà mùi mắm ruốc; hai là phiên bản "Nam tiến": cho nhiều đường, ít ruốc, và có một hai trái thơm trong nước lèo.
Cả hai dòng đều có thực khách riêng của mình. Mà cũng thiệt lạ, cứ có quán bún bò Huế mới mở ra là nườm nượp người tới ăn, dù là quán bình dân hay cửa tiệm bàn ghế sạch sẽ sáng choang. Nấu được nồi bún bò Huế ngon là đủ làm giàu ở đất Sài Gòn rồi.
Chủ quán bún bò Huế Ba Số Một ở đường Nguyễn Lâm, gần chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10 (trước đây ở địa chỉ 457 Nhật Tảo, quận 10) vốn là người gốc Huế vào Sài Gòn sau năm 1975 bật mí, muốn có nồi bún bò ngon thì cơ bản nhất phải chọn được loại mắm ruốc ngon, đem từ Huế vào mới đạt yêu cầu.
Mỗi lần chuyển hàng, quán phải mua 100 ký ruốc xài dần. Thực khách muốn biết chủ quán có hà tiện hay rộng rãi thì cứ nhìn vào nước lèo thì rõ. Nước lèo đục màu mắm ruốc là quán hà tiện, khoắng mắm ruốc lên không để trong mà đổ vào nồi nước lèo luôn cho tiết kiệm. Còn sang hơn, phải lắng lấy nước trong, nước lèo vẫn thơm mùi ruốc và hương chỉ thoang thoảng thôi, không bị hôi và nước ngọt thanh, cách này tốn ruốc hơn. Mua tại Huế, mắm ruốc ngon cũng phải 80.000đ/ký giá sỉ.
Thịt bò, thịt heo thì quán nào cũng như nhau. Quán Ba Số Một có lối cắt bò chín thành từng lát mỏng trông thật đẹp mắt, lại có thêm giò heo thái lát trông thật ngon mắt bên cạnh giò heo cục như thường thấy. Quán tự làm chả cua bằng cách quết giò sống với thịt cua xé nhỏ. Đặc biệt chả cua ở đây được hấp riêng chứ không nấu lẫn vào nồi nước lèo như nhiều quán bún bò khác.
Nồi nước lèo sôi sùng sục, nổi lập lờ bó sả tỏa ra mùi thơm phức. Chỉ cần đi ngang qua đã hít hà thấy mùi thơm. Người gốc Huế đến ăn cũng gật gù tặng 7-8 điểm cho tô bún bò ở đây.
Bún bò Huế đã đi vào đời sống ẩm thực của Sài Gòn như là một phần không thể thiếu được, vừa giữ được bản sắc Huế, vừa "hợp ý" với cư dân của thành phố đa văn hóa này. Có lẽ, không có cách nào khởi đầu ngày mới thú vị hơn một tô bún bò nghi ngút khói, thơm lừng mùi ruốc Huế.
Theo Thanhnien
11 món quen nhưng bị cấm ở nhiều quốc gia Nhiều thực phẩm quen thuộc hàng ngày nhưng bị nhiễm một số chất có hại cho sức khỏe đã bị cấm ở nhiều quốc gia. Gà Không phải tất cả các loại gà mà chỉ loại thịt gà được xử lý bằng clo là bị cấm ở châu Âu. Lệnh này được áp dụng từ năm 1997 vì nghi ngại hàm lượng clo...