Bánh mì ‘mực viết thư pháp’ gây sốt ở Nhật
Chiếc bánh mang tên Aisumi – một loại mực viết thư pháp ở Nhật – có màu đen đậm từ trong ra ngoài.
Chiếc bánh mì mang tên một loại mực viết thư pháp.
Một cửa hàng bánh ở trung tâm thương mại Isetan quận Shinjuku, thủ đô Tokyo đang gây chú ý bởi một món ăn rất đặc biệt. Loại bánh mì này có tên gọi là Aisumi – có nghĩa là một loại mực viết thư pháp nổi tiếng ở Nhật. Ngoại hình của chiếc bánh cũng được ví như một thỏi mực với màu đen từ trong ra ngoài, khiến không ít người e ngại không dám thưởng thức.
Tên gọi Aisumi đã làm nhiều thực khách Nhật Bản chần chừ với việc ăn thử. Tuy nhiên, nhà sản xuất khẳng định, loại bánh mì này không hề chứa sáp chàm, mực hay những nguyên liệu gây hại cho sức khỏe. Nó chỉ đơn thuần là có một màu đen tuyền và hình chữ nhật giống một thỏi mực Aisumi khổng lồ mà thôi.
Để so sánh về màu sắc, một số food blogger đã mua thêm một ổ bánh chocolate với màu nâu sậm gần giống nhưng khi cắt ra, phía trong bánh chocolate vẫn có màu sáng hơn. Còn với chiếc bánh “mực tàu”, dù là trong hay ngoài cũng vẫn mang một màu đen sậm độc đáo.
Ổ bánh mì có giá 1.059 yen (khoảng 230.000 đồng), không phải là một mức giá rẻ nhưng vì được xếp loại là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nên số tiền này có thể chấp nhận được. Bánh mì Aisumi không phải loại bánh bán đại trà của cửa tiệm mà chỉ có phiên bản giới bạn. Chúng được quảng cáo làm từ vừng đen và than tre – những yếu tố chính mang lại màu đen như mực của loại bánh mì. Vừng và tinh than tre cũng được xem là thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người và còn có tác dụng làm đẹp da.
Những vị khách đầu tiên ăn thử bánh mì Aisumi đều cho phản hồi tích cực. “Ngay từ khi lấy bánh ra khỏi túi, tôi bị choáng ngợp bởi mùi vừng đen rất thơm, trộn với mùi hương nguyên chất của lúa mì khiến cho bất kỳ ai cũng phải thèm rớt nước miếng”, một thực khách chia sẻ trên Sora News 24h.
Video đang HOT
Không chỉ có mùi hấp dẫn, hương vị của bánh mì “mực thư pháp” cũng chinh phục được khách ăn. Vị vừng đen đậm đà, quyện với vị ngọt của lúa mì tạo nên hương vị ấn tượng. Ruột bánh mì mềm, mịn, đạt yêu cầu. Tuy nhiên, vì là phiên bản giới hạn nên nó chỉ được bán trong tháng 12 để thử nghiệm, sau đó có tiếp tục bán hay không còn tùy vào phản ứng của khách hàng.
Theo Ngôi sao
Quán miến lươn, bánh mướt ngon nức tiếng ở Nghệ An
Miến lươn với những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc đã được gỡ thịt có màu vàng bắt mắt, ăn có vị ngọt và lạ miệng từ lâu đã là đặc sản níu chân du khách mỗi khi có dịp dừng chân tại xứ Nghệ.
Quán lươn ở thành phố Vinh
Nằm trong một con ngõ nhỏ ở đầu đường Dốc Thiết, thành phố Vinh là quán bà Ngọ, nổi tiếng nhờ cách chế biến truyền thống lâu năm.
Bà Ngọ tên thật là Đậu Thị Hiền, đã ngoài 90 tuổi. Con dâu bà là chị Nguyễn Thị Thủy cho biết, chị nhận lại "thương hiệu" của mẹ chồng được gần 20 năm.
Miến lươn là món ăn dễ "đốn tim" bất kỳ du khách nào khi tới xứ Nghệ. Ảnh: Foody
Chị Thủy đã được bà Ngọ truyền đạt lại bí quyết nấu nướng. Hiện chị vẫn giữ nguyên công thức này. Lươn ở quán được lấy từ Yên Thành, cách thành phố Vinh chừng 70 km.
Lươn sau khi lấy về sẽ được ngâm cùng muối đến khi hết nhớt. Sau đó, đầu bếp rửa sạch lươn với nước ấm rồi bóp cùng chanh trước khi đem đun sôi trên nồi. "Lươn được luộc qua cùng nghệ cho bớt mùi tanh", chủ quán tiết lộ bí quyết.
Sau khi hành tăm phi với dầu tỏa mùi thơm, lươn được cho vào chảo, thêm một ít bột điều, ớt cay bột. Gia vị tẩm ướp còn có nghệ, chút ớt xay.
Mỗi ngày chủ quán cùng người nhà thức dậy từ 3h30 sáng để bắt đầu bắt nước nấu cháo. Nếu súp được nấu trực tiếp cùng lươn cho ra hương vị đậm đà thì chuẩn bị cháo có phần công phu hơn. Nhờ hầm cùng xương heo mà cháo có vị ngọt tự nhiên.
Thực đơn của quán có hai món chính là súp và cháo lươn. Khách có thể gọi bát súp ăn kèm với bánh mì, bánh mướt hay tô cháo lươn với giá từ 30.000 đồng một suất. Bỏ thêm 10.000 đồng, bạn sẽ có thêm đôi ba con lươn đã qua chế biến trong bát.
Suất ăn nóng hổi khi bưng ra dậy mùi thịt lươn, cùng các loại rau gia vị sẽ khiến bạn không khỏi xuýt xoa. Khi thưởng thức, thực khách có thể kèm thêm chút ớt ngâm dấm hay ớt tươi để tăng hương vị.
Những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc đã được gỡ thịt có màu vàng bắt mắt, ăn có vị ngọt và lạ miệng. Cháo sóng sánh, thơm mùi gạo, hạt nở bung.
Tuy ở trong ngõ, quán vẫn có không gian thoáng và rộng. Bãi đỗ xe có người trông coi cẩn thận. Khách có thể tùy chọn chỗ ngồi ở hai gian nhà khác nhau.
Bánh mướt - đặc sản ít người biết nhưng ăn là mê
Bên cạnh những món chế biến từ lươn vốn đã nổi tiếng, bánh mướt là một đặc sản khác ở Nghệ An. Người sành ăn ở đây thường đến huyện ven biển Diễn Châu - nơi có nhiều gia đình theo nghề làm bánh đã nhiều thế hệ. Với người vùng này, đây là thức ăn sáng quen thuộc trước khi bắt đầu một ngày mới.
Gần 5h sáng, khi mặt trời chưa ló dạng, con đường làng đi sâu vào những cánh đồng còn ngai ngái mùi đất ruộng, bếp của người Diễn Châu đã nổi lửa.
Để cho ra một chiếc bánh ngon đúng chuẩn, khâu chọn gạo là quan trọng nhất. Trước đây, người Diễn Châu thường lấy gạo Vê trồng ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bây giờ, không mấy nhà còn chuộng loại này, thay vào đó, họ dùng gạo tẻ. Gạo phải được ngâm đủ 3 tiếng rồi đem xay nhỏ, sau đó ngâm thêm từ 3 đến 6 tiếng nữa mới đủ "độ chín".
Bánh mướt là đặc sản dễ tìm ở Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ.
Sau khi nhóm bếp, đun nước, người dân sẽ chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm hôm trước để tráng bánh. Nồi tráng phải có một lớp vải mịn bên trên. Lửa thật to, nước sôi, đầu bếp mới dùng muôi, múc từng vá bột trải mỏng lên trên rồi đậy vung lại, đợi một lúc. Cách làm tương tự bánh cuốn hay bánh ướt.
Tùy theo sự khéo léo mà đầu bếp sẽ quyết định được độ mỏng hay dày của từng chiếc bánh. Những miếng bánh chín nhờ sức nóng của hơi nước được kéo ra, rồi ngay lập tức, người ta sẽ cuộn tròn và xếp vào cái thúng đã lót sẵn lá chuối.
Người ta có thể dùng bánh mướt chấm với nước mắm vắt chanh. Nhiều nơi còn làm thêm nham từ rau nhút hoặc củ chuối để ăn kèm. Sang hơn một chút, bạn có thể dùng bánh mướt với thịt vịt, gà, bò hầm hoặc xáo lòng (nội tạng heo như tim, gan, lòng, cật, dạ dày và dồi, huyết).
Muốn làm xáo ngon, các nguyên liệu mua về phải còn tươi. Sau khi sơ chế, tất cả được đảo cho săn lại trên chảo dầu đã phi hành thơm từ trước, thêm các loại gia vị cho vừa miệng. Bước cuối cùng là đổ thêm nước vào, đợi đến khi sôi lại là có thể dùng được.
Theo VNE, bánh mướt thường có độ dài bắng ngón tay trỏ, trắng và mềm, không dính vì đã được phết lớp dầu lúc cuốn. Đĩa bánh mang ra khi còn nóng sẽ dậy mùi rất thơm.
Khi thưởng thức, bạn có thể gắp từng miếng bánh chấm vào chén nước mắm rồi chậm rãi đưa vào miệng, húp thêm miếng xáo lòng là đủ vị đậm đà.
Hiện nay, nhiều quán phục vụ kèm rổ rau sống để ăn kèm. Nhiều nơi còn bán thêm chả để tăng hương vị. Dù cách ăn thế nào, bánh mướt vẫn là món truyền thống, dân dã và đặc trưng của hồn quê xứ Nghệ mà nếu có dịp ghé chân, bạn nhất định không thể bỏ qua.
Theo Dân việt
Những món ngon không nên bỏ qua khi đến Ba Lan Ẩm thực Ba Lan có sự kết hợp hài hòa giữa hương vị truyền thống với nét đặc trưng của khu vực Trung Âu, Belarus, Ukraine và Nga. Các thành phần chính của món ăn Ba Lan là bánh mì, thịt lợn, củ cải đường, cải bắp, xúc xích, su hào và các loại rau mùi. Bigos: Nếu đến Ba Lan mà chưa...