Bánh mật bánh ngào xứ Nghệ với 2 cách làm đơn giản nhất
Vào những ngày Tết xưa, món bánh mật cũng gọi là bánh ngào luôn được yêu thích và xuất hiện ở nhiều gia đình vùng đất xứ Nghệ.
Còn gì ấm áp hơn khi cả nhà sum vầy ngồi nặn bánh, nấu bánh rồi cùng nhau thưởng thức. Tết ngày nay có quá nhiều các loại bánh ngon, bánh mật ít được xuất hiện hơn. Tuy vậy, bánh mật được làm từ bột nếp thơm bùi giản dị cùng với độ ngọt lịm của đường mía, một khi được thực hiện thì đều mang lại không khí rất ấm cúng cho gia đình, chẳng khác gì những ngày cũ.
1. Cách làm bánh mật không nhân đơn giản
Bánh mật bánh ngào Nghệ An có thể là loại bánh không nhân hoặc có nhân. Trong đó, loại không nhân thì chay mặn đều dùng được. Cách làm bánh khá đơn giản và dễ dàng. Chỉ cần vài bước chuẩn bị là bạn đã có chán bánh mật bánh ngào ngon để thưởng thức. Dù không nhân nhưng độ quyện dẻo của nếp, cùng nước đường đậm vị đậm màu, lẫn trong vị cay cay nóng của gừng thú vị, món bánh vẫn chiếm cảm tình hoàn toàn nơi người thưởng thức một cách rất thuyết phục.
1.1. Nguyên liệu
150 gam bột nếp
1 củ gừng
300 gam đường thốt nốt hoặc 80ml mật mía
Dầu ăn, muối
1.2. Cách làm bánh mật không nhân
Bước 1: Chuẩn bị bột
Cho bột nếp vào tô lớn, trộn đều bột với 1 ít muối, 1 thìa dầu ăn. Cho nước vào từ từ và trộn đều đến khi thấy phần bột vừa đủ ẩm.Lấy bột ra mặt phẳng đã vệ sinh thật sạch, nhồi bột đến khi bột dẻo mịn, không dính tay.Bọc kín bột và để bột nghỉ 20 – 25 phút.
Bước 2: Tạo hình và nấu bánh
Video đang HOT
Chia bột thành từng phần nhỏ bằng nhau, sau đó nặn thành hình cái kén dài 3 – 4 cm.
Lưu ý: nên nặn bánh to vừa ăn, như vậy sẽ ngon hơn. Nếu nặn bánh quá to, ăn sẽ dễ ngấy.
Các bạn nên nặn bánh mật như hình, sẽ vừa ăn và không bị ngấy. Ảnh: Internet.
Đun sôi nước, sau đó thả nhẹ các viên bánh vào. Luộc bánh với lửa vừa khoảng 2 phút, đến khi bánh nổi lên là đã chín, bạn có thể vớt bánh ra. Đến công đoạn chuẩn bị nước dùng, tùy theo sở thích hoặc sự thuận tiện bạn có thể nấu nước dùng dùng đường thốt nốt hoặc mật mía nhé. Cách làm cụ thể như dưới đây.
Bước 3: Nấu nước dùng với đường thốt nốt
Gừng gọt vỏ và thái sợi.Nấu nước dùng với đường thốt nốt:Bắc một nồi nhỏ lên bếp, cho đường thốt nốt và 500ml nước vào (lượng đường và nước bạn có thể tùy chỉnh theo khẩu vị của bạn và gia đình). Đến khi đường tan hết, cho gừng thái sợi và bánh vào nồi, nấu thêm 2 đến 3 phút cho nước đường ngấm vào bánh.
Bước 4: Nấu nước dùng với mật mía
Cho 2 – 300ml nước với 80ml mật mía vào nồi đun sôi (bạn có thể gia giảm lượng mật mía theo khẩu vị). Nấu đến khi phần nước sôi, đun thêm 2 phút với lửa vừa.Sau đó cho phần bánh đã luộc vào nấu khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Lưu ý: Nên thường xuyên vớt bọt để nước mật được trong.
Múc bánh mật ra chén và cho thêm gừng thái sợi và một ít mè rang lên là có thể dùng được rồi. Hãy thưởng thức bánh mật khi còn nóng bạn nhé. Bánh mật dẻo dẻo thơm bùi cùng nước dùng ngọt ngọt, thanh thanh, đây chắc chắn là món ăn khiến các tín đồ hảo ngọt phải nao lòng.
Bát bánh mật không nhân vừa đơn giản vừa dễ làm. Ảnh: Internet.
2. Cách làm bánh mật nhân đậu xanh
2.1. Nguyên liệu
Bột nếp
Mật mía
Gừng
Đậu xanh
Dừa nạo sợi hoặc sữa dừa
2.2. Cách làm bánh mật bánh ngào Nghệ An nhân đậu xanh
Gọt sạch vỏ gừng và thái sợi hoặc băm nhỏ.Cho bột nếp vào bát và cho vào lượng nước vừa đủ với lượng bột. Nhào bột đến khi bột dẻo, mịn và vo tròn không dính tay. Sau đó cho bột nghỉ 20 phút.
Các bạn hấp chín đậu xanh và sau khi chín thì nghiền nát. Nếu sau khi hấp bạn cảm thấy phần đậu xanh còn ướt thì có thể cho lên chào sên khô lại.
Cho thêm một ít đường, dừa thái sợi hoặc sữa dừa vào phần nhân để phần nhân thêm béo ngậy. Sau đó chia nhân ra thành từng viên nhỏ bằng nhau.Chia bột nếp thành những phần nhỏ bằng nhau rồi cho phần nhân đậu xanh vào giữa và vo lại thành viên tròn.
Đối với bánh mật nhân đậu xang, cách bạn vo tròn viên bánh như thế này với phần nhân nằm ở bên trong. Ảnh: Internet.
Khi nặn bánh bạn nên để bánh ra riêng từng cái tránh bánh mật bị dính vào nhau. Và công đoạn nặn bánh rất quan trọng, độ tròn của bánh sẽ quyết định đến độ phồng, độ nở của bánh khi nấu.Đun sôi mật mía, gừng thái sợi với nước lọc. Nấu sôi lên thì cho bánh mật vào nồi, nấu khoảng 3 phút bánh mật sẽ nổi lên.
Và nấu thêm 15 phút để nước mật thấm vào bánh rồi tắt bếp. Thế là bạn đã có thể thưởng thức món bánh mật nhân đậu xanh thơm ngon này rồi. Ngoài bánh nhân đậu xanh, bạn cũng có thể thử thêm bánh ngào bánh mật nhân đậu xanh dừa hay nhân thịt để đổi vị, giúp tăng thêm độ độc đáo và hấp dẫn lẫn lạ miệng nhé.
Bánh mật nhân đậu xanh thường xuất hiện vào những ngày Tết ở xứ Nghệ. Ảnh: cookpad.com.
Bánh mật dùng vào những ngày tiết trời se lạnh hay những ngày mưa phùn sẽ rất hợp bởi vị cay cay của gừng và vị ngọt lịm của mật. Món ăn có vẻ giống món chè trôi nước nhưng lại không phải vì có vị ngon khá đặc trưng. Còn gì tuyệt vời hơn khi vào những ngày mùa mưa, mùa đông hay cuối năm, được ăn bát bánh ngào xứ Nghệ ấm nóng và sum vầy với gia đình. Bạn hãy bỏ túi 2 công thức cách làm trên để thực hiện cho nhà mình cùng thưởng thức nhé.
Bánh ngõa phủ đậu xanh và bánh trùng mật mía ở Vĩnh Phúc
Những chiếc bánh làm từ bột gạo dẻo, thơm phảng phất hương vị đậu xanh hay mật mía ngọt đậm là món ăn nhất định bạn phải thử khi đến Vĩnh Phúc.
Có hai loại bánh hấp dẫn ở tỉnh Vĩnh Phúc mà bất cứ vị khách nào tìm đến cũng muốn thử qua:
Bánh ngõa phủ đậu xanh
Người dân làng Lũng Ngoại (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) có truyền thống lâu đời làm bánh ngõa với nguyên liệu chủ yếu là bột gạo nếp, mật mía và đỗ xanh.
Thường gạo nếp phải chọn loại ngon, đãi sạch rồi nghiền thành bột gạo mịn. Đỗ xanh vỡ đôi hạt, cho vào nước ngâm qua đêm rồi đãi sạch vỏ, một nửa nấu cùng với mật mía để thành chè kho. Phần còn lại sẽ cho vào chảo rang cho đến khi chuyển sang màu vàng, giòn và thơm rồi đem nghiền thành bột.
Bột gạo nếp được nhào nhuyễn rồi nặn thành hình tròn mỏng, nhân bên trong gồm chè kho. Thả bánh vào nồi nước đun thật sôi cho đến khi bánh nổi lên. Vớt bánh ra để ráo nước rồi rắc bột lên hai mặt, tạo nên một chiếc bánh rất hấp dẫn và dậy mùi thơm.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thơm của bột gạo, vị ngọt ngào của đỗ xanh và mật mía hòa quyện, càng ăn càng thấy hấp dẫn.
Bánh trùng mật mía
Bánh trùng từ lâu đã nổi tiếng ở Vĩnh Phúc với vị ngọt đậm của mật mía, mùi thơm cay nhẹ của gừng quyện lẫn lớp bột trắng dẻo thơm, chút ngậy ngậy của vừng.
Khi làm bánh phải chọn loại gạo nếp ngon, không được lẫn tạp, đem ngâm nước qua đêm rồi nghiền bột. Bột phải ngâm đủ độ để không dẻo, cũng không khô quá, khi ăn bánh sẽ dẻo, dai và mịn.
Nắm bột thành những nắm nhỏ hình quả trám, đun sôi trong mật mía được pha chút nước để không bị cháy hay sánh quá. Đun sôi đến khi bánh trong là được. Bánh sẽ có hương vị thơm ngon nếu bạn đập thêm một chút gừng tươi cho vào trong nồi bánh.
Bánh được vớt ra có màu đỏ của cánh gián, rắc thêm chút vừng rang cho bắt mắt. Xoắn từng miếng nhỏ, thưởng thức vị ngọt thơm của mật mía lan tỏa trong miệng. Bánh có thể để được cả tuần mà không bị hỏng, khi ăn chỉ cần hấp nóng lại.
Bánh nẳng lắng đọng hương đồi Một ngày nắng đẹp, tôi có dịp hành hương về đất Tổ. Ghé vào một gian hàng bán các loại đặc sản của quê hương, cô Nguyễn Thị Kim Lan - chủ quán, cầm những chiếc bánh Nẳng niềm nở mời khách. Cô giới thiệu, đây là sản phẩm của làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ngồi vào...