Bánh măng Huế – Đặc sản ẩm thực xưa
Măng tre sau khi nướng qua than nóng cho sém vỏ thì được luộc kỹ và dùng lược chải để tơi ra phần thịt non, mềm.
Việc nướng măng nhằm giúp khử mùi và giữ được độ thơm, ngọt, trước khi chải và rim thành mứt. Với bột nếp nhồi măng, chiếc bánh khi hoàn thành phải hòa quyện thành một khối mềm mại, thanh nhã với màu trắng ngà của bột nếp, màu vàng ngà của măng tre và một lớp bột áo trắng tinh vừa đủ phủ bên ngoài.
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà vừa cất công phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình quảng bá ẩm thực Huế trên kênh VTV2 và VTV4. Trong nhiều món ăn được giới thiệu lần này, đặc biệt có món bánh măng – một đặc sản ẩm thực xưa đến nay gần như thất truyền.
Câu chuyện về chiếc bánh măng được bà Hà tiết lộ với chúng tôi cách đây gần một năm. Khi ấy, ngay tại tư gia là Nhà hàng Tịnh Gia Viên (Lê Thánh Tôn-Huế), bà Hà đang hì hụi với mẻ bánh thử nghiệm chưa thành. Bên những chiếc bánh dang dở, bà trầm ngâm: “Với nhiều món ăn xưa như thế này, điển tích lưu lại trong sách vở hầu như không có. Người đi tìm lại dấu xưa chỉ còn cách mày mò, hỏi cổ nhân và tự đúc kết kinh nghiệm”. Và sau ba lần làm bánh bất thành, cứ tưởng, người nghệ nhân ấy đã bỏ cuộc với nỗi đa mang cổ xưa…
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà (phải) giới thiệu đặc sản bánh măng với phóng viên Đài truyền hình Việt Nam
Tại buổi quay ra mắt hôm ấy, những người làm truyền hình đã dừng lại rất lâu bên những chiếc bánh măng lạ lẫm của Huế. Nguyên liệu làm bánh chẳng có chi cao xa, ngoài bột nếp, đường và măng tre. Vậy mà để tái hiện nó, bằng kinh nghiệm ẩm thực cổ, kim mấy mươi năm, bà Hà đã mất nhiều công sức tìm hiểu, nghiền ngẫm.
Về lai lịch của bánh, bà Hà không biết rõ có nguồn gốc từ cung đình hay dân gian. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ triều Nguyễn ghi lại 161 món ăn cung đình nhưng không hề có tên bánh măng. Chỉ có một chi tiết khiến bà Hà chú ý là món bánh dày bột nếp pha thêm mứt măng. Với chỉ dẫn mơ hồ ấy, bà đã cố công phục hồi một di sản chỉ còn là lời tương truyền trong giới danh gia, vọng tộc.
Video đang HOT
Những chiếc bánh măng trong trắng, thơm ngon được nhồi bằng bột nếp và măng tre ngào đường
Bà đã cất công tiếp cận người xưa, trong đó có hậu duệ của một quận chúa triều Nguyễn. Bà cũng đã cơm đùm gạo bới ra tận làng Đạo Đầu thuộc huyện Triệu Phong (Quảng Trị) để học kỹ thuật làm bánh dày của các nghệ nhân bánh dày nổi tiếng. Sau năm lần, bảy lượt thử nghiệm, cuối cùng, bà đã tìm ra bí quyết làm bánh với kỹ thuật giã nhuyễn xôi vò vừa chín tới. “Có lẽ chính cái kỳ công này mà dù được ưa thích, người xưa vẫn không thể duy trì được bánh măng cho đến ngày nay” – Người nghệ nhân già đúc kết, trước mẻ bánh đã hoàn thành với bao mồ hôi, công sức.
Bàn tay Tôn nữ
Theo nghệ nhân Tôn Nữ Hà, sở dĩ người xưa chọn măng làm bánh bởi lẽ măng là một nguyên liệu quí, chứa nhiều chất xơ, làm tăng lượng nước, kích thích nhu động ruột, chống táo bón và phòng ngừa ung thư. Đây cũng là thực phẩm giàu ma-nhê và can-xi. Tương truyền, đây là món ăn được người xưa ưa thích sử dụng cho các buổi điểm tâm vào sáng sớm hay xế chiều, cùng với trà nóng.
Để bánh có được độ trong, sự ngon, vẻ mềm mại nơi đầu lưỡi, chỉ riêng khâu nhồi bột đã rất mực công phu. Nếp cái được chọn kỹ, ngâm qua nước và nấu thành xôi rồi giã nhuyễn khi đang bốc khói. Một bí quyết quan trọng là bàn tay người giã bánh phải liên tục nhúng vào nước sôi nóng chừng 80 độ C để vuốt vào chày nhằm chống dính và không nhão nếp. Nói đoạn, bà Hà chìa cho tôi xem đôi bàn tay của mình. Gần một đời người đa mang với ẩm thực, đôi bàn tay thon thả của một Tôn nữ xưa đã trở nên chai sần. Bà bảo: “Không ai có thể nhúng liên tục đôi tay vào nước nóng như thế. Nhưng bà đã làm được bởi một phần ngày xưa, trước khi trở thành chuyên gia ẩm thực, bà là một y tá giỏi. Bàn tay Tôn nữ ấy đã quen với sự khéo léo, vất vã với những chiếc xi-ranh được khử trùng, luộc kỹ trong nước sôi nóng đến bỏng tay”.
Với cả lòng say mê, đôi bàn tay ấy lại nhẹ nhàng dùng lược chải từng búp măng. Đó cũng là thao tác quan trọng trong các công đoạn chế biến bánh. Măng tre sau khi nướng qua than nóng cho sém vỏ thì được luộc kỹ và dùng lược chải để tơi ra phần thịt non, mềm. Việc nướng măng nhằm giúp khử mùi và giữ được độ thơm, ngọt, trước khi chải và rim thành mứt. Với bột nếp nhồi măng, chiếc bánh khi hoàn thành phải hòa quyện thành một khối mềm mại, thanh nhã với màu trắng ngà của bột nếp, màu vàng ngà của măng tre và một lớp bột áo trắng tinh vừa đủ phủ bên ngoài.
Với kỹ thuật kỳ công như thế, có lẽ việc cho sản xuất bánh măng đại trà để thành món ăn đắt hàng, bán chạy là điều khó. Nhưng Nghệ nhân Tôn Nữ Hà đã cất công tái hiện nó, như một người khảo cổ, trăn trở tìm về lối xưa.
Loài cá có kích thước bé tí nay trở thành đặc sản nổi danh xứ Huế
Liệu bạn có biết đến cá rò, nguyên liệu chính làm nên đặc sản mắm cá rò nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vào tháng 4 hàng năm, khi đến vùng biển xứ Huế bạn sẽ nhìn thấy hàng chục người dân mang theo lưới để bắt cá rò. Loài cá này vô cùng mang đến nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngư dân nơi đây.
1Cá rò là cá gì?
Loài cá được nhắc đến ở đây là cá kình giống thường xuất hiện vào tháng 4, còn được gọi là cá dìa chấm vàng hoặc cá rò như người dân vùng biển Thừa Thiên Huế thường gọi. Đây là loài cá nhỏ sống ở nước mặn, có phần đầu nhỏ, thân hình giống con thoi.
Chúng có dải vay dài chạy dọc hết phần lưng, cứng và có độc. Cơ thể có màu vàng sáng, phần bụng màu trắng bạc, có nhiều chấm vàng đậm trên lưng. Đây là nguyên liệu chính của mắm cá rò, đặc sản nổi tiếng của địa phương này.
2Cà rò giá bao nhiêu?
Mùa cá rò chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, ngư dân có thể kiếm được khoảng 1 triệu/ ngày từ loài cá này. Cá rò còn được người dân vùng biển Thừa Thiên Huế gọi là "lộc trời" vì giá trị kinh tế mà chúng mang lại.
Theo người dân nơi đây, cá rò sống bán rất được giá, với 4 rổ cá rò (loại rổ nhựa có đường kính 20cm) bán cho các hộ nuôi cá kình sẽ thu lại được khoảng hơn 2 triệu đồng. Người dân không bán cá theo kg mà bán theo rổ, mỗi rổ được bán với giá từ 400.000 - 600.000 đồng.
3Các món ngon từ cá rò
Cá rò có phần thịt ngọt, chắc và vô cùng dễ chế biến nên loại cá này rất được yêu thích, đưa vào làm thực phẩm hằng ngày.
Mắm cá rò
Món đặc sản của vùng biển xứ Huế sẽ được chế biến một cách dễ dàng với các nguyên liệu như cá rò, ớt, tỏi, đường, muối.
Rửa sạch cá rò, để ráo nước và trộn đều với muối. Sau đó ủ cá rò trong 30 ngày. Trộn cá rò đã ủ với tỏi ớt xay, đường và cho vào hũ ăn dần. Khi thưởng thức mắm cá rò sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của thịt cá chắc cùng vị mặn đặc trưng của vùng biển, cùng các nguyên liệu khác.
Cá rò nấu ngót
Với các nguyên liệu như cá rò, lá lốt, cà chua, ta sẽ có được món cá rò nấu ngót ngon miệng. Bạn rửa sạch cá, ướp cùng với hạt nêm. Đun cà chua với nước và nêm nếm vừa ăn. Khi nước sôi cho cá vào nấu, khi chín cho thêm lá lốt vào.
Cá rò nấu ngót khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt từ thịt cá, phần nước dùng chua chua ngọt ngọt. Rất thích hợp khi ăn cùng mắm ớt và rau sống.
Trên đây là bài viết về cá rò - loài cá làm nên đặc sản nổi danh xứ Huế. Mong rằng qua đây, bạn đã tìm hiểu thêm được thật nhiều thông tin về loài cá này cũng như các món ăn ngon từ cá rò.
Cơm hến Huế Khi nói đến cơm hến người ta nhớ ngay" cơm hến Huế" bởi cơm hến Huế đã trở thành đặc sản, là thương hiệu của người Huế. Ảnh do tác giả cung cấp Với bàn tay khéo léo, thừa kế có chọn lọc gần 200 năm nay, những người phụ nữ Huế đã đưa món ăn dân giã" cơm hến" lên đỉnh cao...