Bánh macaron thuần Việt
Những chiếc bánh giòn tan, beo béo thơm mùi dừa và hấp dẫn không thua gì bánh macaron của người Pháp.
Có thể gọi thứ bánh dừa giòn này là macaron thuần Việt cũng không sao. Tất nhiên không phải bánh dừa theo kiểu dân miền Tây làm bằng nếp trộn với đậu đen nước cốt dừa hay chuối, gói bằng lá dừa non hấp chín. Bánh dừa ở đây được chế biến từ nguyên liệu chính là (cơm) dừa nạo sợi thật nhuyễn, đường cát, lòng trắng trứng, bột sữa và bột bánh, một ít muối và nước cốt chanh. Trên bếp cách thuỷ liu riu lửa, vừa cho từ từ từng chút một đường, muối vào vừa đánh cho đến khi lòng trắng nổi bông mịn và óng mượt. Sau đó lấy ra khỏi nồi, cho dừa, bột, nước cốt chanh vào lòng trắng đã được đánh bông. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp nguyên liệu có độ dẻo vừa đủ để định hình bánh. Dùng tay nặn thành viên hoặc ly nhỏ múc hỗn hợp để lên khay nướng có lót giấy thoa dầu. Nướng bánh trong lò nướng ở nhiệt độ 1700C khoảng 30 phút đến khi bánh chín vàng bốc mùi thơm lựng. Có thể dùng các khuôn bánh nhỏ để làm ra những chiếc bánh dừa có hình dạng xinh xắn. Tuy nhiên, độ ngon của chiếc bánh tuỳ thuộc rất nhiều vào việc chọn dừa. Đó là trái dừa chín vừa phải. Nếu dừa quá khô bánh sẽ xảm mà dừa mới cứng cạy mẻ bánh cũng không đủ độ giòn.
Bánh giòn rụm thơm mùi dừa có vị ngọt bùi mà không ngán, nhâm nhi với nước trà pha bằng trà san tuyết thì khỏi phải nói.
Video đang HOT
Theo SGTT
Húng Láng - Tinh hoa riêng của người Hà Thành
Không biết tự bao giờ, húng Láng đã góp mặt trong những tinh hoa của đất Hà Thành bởi hương vị thơm ngon nổi tiếng.
Rau húng Láng hay còn gọi là rau thơm, có vị thơm dịu mát là một đặc sản của làng Láng, thường xuất hiện trong bữa cơm bình dân hay cỗ bàn của người Hà Nội. Chính vì thế mà ngay từ xa xưa, húng Láng đã được ngợi ca hết lời cùng những đặc sản khác của Hà Thành:
Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây
Thật vậy, rau húng Láng được trồng ở chính đất Láng có một mùi vị riêng độc đáo mà nơi khác không thể sánh bằng. Bởi húng làng Láng lá dày, có mùi thơm dịu mát, thoang thoảng, vị không cay còn húng Láng trồng nơi khác có lá mỏng hơn, ăn rất nhạt lại không thơm và có mùi hơi hắc...
Rau húng Láng nổi tiếng của làng Láng.
Để cảm nhận được hương vị của húng Láng, người ăn phải ăn từ từ, nhấm nháp từng chút... Tuy nhiên, để phân biệt được rau húng trồng ở làng Láng với rau húng trồng ở nơi khác thì phải người sành ăn mới biết còn những người trẻ không phân biệt được bởi quan niệm rau nào chẳng là rau.
Húng Láng thích hợp với rất nhiều món xào, nấu hoặc ăn sống cùng những loại rau khác. Với các món xào, nấu, rau húng Láng trở thành thứ gia vị gợi mùi hương cho món ăn đó. Chỉ cần thiếu thứ gia vị này, món ăn sẽ mất vị ngon riêng biệt và không dậy mùi thơm: món phở mà thiếu rau húng Láng thì sẽ chẳng còn hương thơm hấp dẫn người ăn hay với mì tôm, chỉ cần cho thêm vài cọng rau vào, mì tôm trở nên vô cùng ngon miệng.
Rau húng Láng thường được ăn kèm cùng một số loại rau sống khác: xà lách, rau mùi, rau bạc hà, kinh giới... Món rau sống này thường được ăn kèm với bún chả, nem, cá nấu, cá luộc....
Với người Hà Nội, húng Láng chính là một đặc sản thân quen trong mỗi bữa ăn hàng ngày của họ. Và trong những ngày hè nóng nực này, rau húng Láng thường góp mặt cùng món bún riêu cua, canh cua, phở sáng, bún đậu mắm tôm hay cá sốt cà chua...
Thế nên, mỗi khi tết đến xuân về, người làng Láng lại nô nức chào đón những vị khách thân quen của mình tới mua những bó rau thơm lừng danh của làng Láng.
Theo LĐO
Sò lụa Sông Cầu Thị xã Sông Cầu (Phú Yên) nằm bên bờ vịnh Xuân Đài, nơi được Bộ VH-TT-DL công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2011. Do địa hình vịnh đầm trải dài nên Sông Cầu có nhiều loài hải sản tươi ngon nổi tiếng cả nước như ghẹ, tôm, ốc, cá và đặc biệt hơn là các loại sò....