Bánh lọc Quảng Bình – Vạn người mê
Bánh lọc Quảng Bình là món ăn dân giã nổi tiếng nơi đây, bởi vị thơm, bùi, không béo và không ngán. Có lẽ du khách nào khi đặt chân đến Quảng Bình cũng muốn thưởng thức hương vị để cảm nhận. Khó quên và rất hấp dẫn!
Bánh bột lọc Quảng Bình được làm từ nhiều nguyên liệu gần gũi với đời sống, không quá khó tìm và giá không mắc đâu nhé. Bánh được làm từ bột sắn tươi sạch, bên trong gồm nhiều loại nhân như thịt ba chỉ, tôm tươi, hay đậu xanh. Bên ngoài dùng lá chuối xanh gói gém cẩn thận khi hấp. Tất cả tạo nên hương vị đậm đà mặn ngọt khó quên!
Muốn làm ra những cái bánh bột lọc thật ngon thì trước hết chung ta phải chọn nguyên liệu thật kĩ càng. Tôm dùng cho bánh là loại tôm ở cửa sông, vừa đậm đà vị phù sa, vừa mặn mòi hương biển. Tiếp đó là cách xào nhân, thịt và tôm phải được rim tới độ chín nhất định, khi đã được thẩm thấu gia vị hoàn chỉnh thì chúng ta cho tiếp mộc nhĩ vào xào. Như vậy khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt, thơm của nhân và không còn nghe mùi tanh của tôm thịt.
Video đang HOT
Bánh bột lọc của cơ sở có hai loại, bột lọc trần và bột lọc lá. Bột lọc trần có nhân làm từ tôm, thịt băm, măng chua, hành; còn bột lọc lá có nhân làm từ tôm, hành, thịt băm, và mộc nhĩ. Tuy nhiên nếu khách du lịch muốn mua đem về thì chỉ có bánh lọc lá mới có thể giữ lâu được.
Công đoạn cuối cùng là hấp bánh lên cho đến khi bánh chín chuyển sang màu đục trong suốt thì bắt đầu đưa ra khỏi nồi… Để bánh ngon, dẻo phải có kỹ thuật hấp và đây cũng là bí quyết làm nên nét riêng của từng quán.
Và để món ăn thêm phần đậm đà, nước chắm là một gia vị không thể thiếu. Nước chấm có vị cay nồng của ơn, vị ngọt thanh của đường hòa lẫn vào nước mắm thơm, tạo nên nét riêng biệt của món ăn ngon này.
Theo Điểm Đến Việt Nam
Khoai deo - niềm tự hào của người Quảng Bình
Từ xa xưa, khoai sắn đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam. Không ngại khó vươn lên, người dân Quảng Bình đã biết biến thứ thức ăn dân giã này thành đặc sản khoai deo nổi tiếng tứ phương.
Nguyên liệu chủ yếu tạo nên món khoai deo Quảng Bình chính là khoai lang sống được trồng ngay trên mảnh đất khô cằn này. Theo người dân địa phương, của khoai lang sau khi thu hoạch về không nên làm ngay mà phải chất đống một thời gian để khoai được ráo nước, nhưng không được mọc mầm (khoai mọc mầm khi ăn sẽ rất độc).
Khi khoai bớt tươi, bề ngoài củ không còn căng mọng và sáng màu thì đem rửa sạch rồi luộc chín.
Khi khoai mềm mới xắt thành từng lát mỏng theo chiều dọc rồi lại đem đi phơi ở trời nắng thật to từ 7-9 ngày. Lát khoai cắt ra phải được phơi cao ráo trên nền cát, dưới được lót bằng một lớp cây rười (một loài cây mọc trên vùng cát) thì mới không bị dính vào giá đỡ. Lát khoai deo ngon phải có màu cánh gián, khi ăn có độ dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng của khoai lang.
Khoai deo Quảng Bình. Ảnh minh họa.
Thưởng thức khoai deo cũng là một quá trình và bạn cần phải học hỏi mới nếm được vị ngon của nó. Do khoai phơi lâu ngày nên thường cứng, nhiều người không biết ăn thường chán ngán. Tuy nhiên, nếu bạn cắn từng miếng nhỏ và từ từ nhấm nháp với ly nước chè xanh thì quả là thật tuyệt.
Khoai deo Quảng Bình tuy mộc mạc, bình dân nhưng nó lại trở thành món quà không thể thiếu để tặng bạn bè, người thân của con dân nơi đây mỗi khi từ quê hương tới nơi đất khách quê người. Hiện nay, khoai deo còn được bán ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam và trở thành đặc sản nổi bất của mảnh đất này.
Theo Lương Ngọc/Khoa học & Phát triển
Thưởng thức những đặc sản dân dã trên đất Quảng Bình Quả thật nghe tên những món ngon dân dã trên quê hương Quảng Bình, thực khách dường như đã cảm nhận được cái sự chân chất, giản dị, mộc mạc trong từng món ăn đúng như tính cách của người dân nơi đây. Lẩu cá khoai Trong những món ngon dân dã trên quê hương Quảng Bình, lẩu cá khoai được xem là...