Bánh lá miền Tây, hương vị mộc mạc và dân dã của vùng sông nước
Bánh lá thường được làm từ lá mơ, kết hợp cùng khuôn lá chuối và chan nước cốt dừa béo ngậy khiến người ăn một lần nhớ mãi không quên.
Bánh lá là món ăn vặt “thần thánh” của tụi con nít xứ sông nước miệt vườn. Dễ làm, dễ ăn lại hấp dẫn với độ bùi béo, ngon tới độ nhắc đến là nôn nao cả lòng, mong ngóng được thưởng thức.
Nghe chừng thì hấp dẫn lắm đấy nhưng không biết rằng lá mơ của miền Tây có điều gì đặc biệt nhỉ? Cùng thành viên group Việt Nam Ơi khám phá món bánh đặc sắc và nhiều “giai thoại” này nhé!
Bánh lá miền Tây, hương vị mộc mạc và dân dã của vùng sông nước. (Ảnh: Tôn Tôn)
Thành viên group Việt Nam Ơi khoe bánh lá mơ
Dạo gần đây, group Miền Tây Ơi thuộc cộng đồng Việt Nam Ơi xuất hiện rất nhiều bài đăng giới thiệu nền ẩm thực tinh túy của vùng sông nước. Đặc biệt, món ăn đang được “réo” nhiều nhất lại là bánh lá, một thức quà quen thuộc, “rẻ tiền” của tụi trẻ con miền Tây.
Bánh lá mang phong vị dân dã, bình dị của miền Tây sông nước. (Ảnh: Chụp màn hình)
Muốn món bánh lá ngon cần rất qua nhiều công đoạn, nhưng thành phẩm lại “hấp dẫn lòng người”. (Ảnh: Chụp màn hình)
Video đang HOT
Các thành viên group Việt Nam Ơi và Miền Tây Ơi “thi nhau” đăng tải những hình ảnh về món bánh lá. (Ảnh: Chụp màn hình)
Bánh lá mơ, hương vị mộc mạc của vùng sông nước miền Tây
Ở vùng miền Tây, dường như loại cây hay lá nào cũng có thể cho ra một thức quà ăn vặt “ngon thần sầu”. Như bánh khúc, bánh chuối, bánh lọt đậu xanh,… mỗi loại lại có một hương vị đặc trưng, chẳng lẫn đi đâu được. Trong đó, bánh lá là một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng lại mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Để chế biến một chiếc bánh lá đúng bài, người ta thường chọn lá mơ hoặc thúi địch để xay nhuyễn, lấy nước trộn với bột gạo. Không cần khuôn tạo hình đắt tiền, người miền Tây tận dụng luôn các loại lá sau nhà, nhưng phần đông là sử dụng lá mít. Phần nguyên liệu xong xuôi, chỉ cần chuẩn bị thêm chiếc nồi hấp, thêm chút khéo léo và thời gian là sẽ có ngay đĩa bánh lá thơm nức mũi.
Bánh là thường được làm từ lá mơ hoặc lá thúi địch, toàn loại quen thuộc trong vườn nhà.
Đầu tiên, người ta dùng chiếc lá mít đã rửa sạch, phết thêm một lớp bột gạo đã trộn sẵn rồi bỏ vào nồi hấp. Lá vừa tráng bột phải có người canh bỏ liền và nồi không lại trôi tuột, bánh mỏng quá cũng không cho ra thành phẩm ngon đúng vị. Sau khi hấp chín, bánh mang màu nâu nhạt đặc trưng. người ta gỡ khỏi lá rồi cuộn tròn lại xếp vào đĩa. Làm bánh lá cần sự kiên nhẫn, nhiều người nên thường chỉ thực hiện khi gia đình rảnh rỗi, quanh quần bên nhau.
Bánh lá “ngốn” nhiều thời gian của người làm, do có nhiều công đoạn nhưng lại tạo nên không khí vô cùng vui vẻ, ấm áp.
Muốn ăn bánh lá mơ (hoặc lá thúi địch) có hai cách, tùy vào khẩu vị từng người để lựa chọn. Cách thứ nhất là chan nước cốt dừa, thả thêm chút mè rang vàng, thơm phức lại bùi bùi. Cách thứ hai thì độc đáo hơn một chút, người ta vẫn sử dụng nước cốt dừa sền sệt như thêm mỡ hành béo, tạo vị mằn mặn rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, với tụi trẻ con, món bánh lá mà chan nước cốt dừa ngọt, béo thì mới chuẩn bài, cứ ăn mãi chẳng có điểm dừng. Miếng bánh mỏng tang, thơm mùi lá quyện với vị béo ngậy của nước dừa, vừa ăn vừa hít hà mùi hương lại thêm cảm giác như miếng bánh đang tan dần trong khoang miệng. Thật là “ngon bá cháy”, cực kỳ thú vị.
Chiếc bánh lá ngon thêm chút cốt dừa ngọt béo, tăng vị giác cho người thưởng thức.
Thực ra, bánh lá mơ “ngon nhất, hấp dẫn nhất” không phải chỉ nằm ở mỗi hương vị mà còn cái công làm bánh. Không gian cười nói, người xếp lá, người làm bột tạo nên sự thú vị, độc đáo và trở thành kỷ niệm khó phai cho những ai từng làm và thưởng thức. Bởi thế, dù ở nhiều tỉnh lớn của miền Tây, vẫn có vài quán bánh lá phục vụ thực khách nhưng hương vị lại không “đúng chuẩn”.
Ở Sài Gòn cũng có vài điểm bán bánh lá nhưng lại dùng lá dứa vì lá mơ hay thúi địch rất hiếm, khó kiếm. Tuy lá dứa rất thơm, bánh lên màu xanh lá nhàn nhạt cực hấp dẫn nhưng vẫn khó có trọn vẹn được hương vị.
Chính vì thế, muốn bánh lá đúng bài nhất thì phải chịu khó kết thân với một vài người bạn xứ miệt vườn, lần nào rủ rê về quê chơi rồi cùng nhau làm làm bánh. Món ăn thơm ngon cộng hưởng với tính tình thân thiện, hiện lành của người miên Tây sẽ tạo cho bạn một cảm giác khó quên, lưu luyến mãi không thôi.
5 thức bánh sắc màu của người miền Tây
Từ những loại rau củ trong vườn, người miền Tây khéo léo tạo nhiều màu tự nhiên cho món ăn thêm đẹp mắt, ngon miệng.
Khác chiếc bánh xèo cỡ to thường thấy ở miền Tây, bánh xèo ngũ sắc nhỏ hơn, vừa đủ một người dùng. Vỏ bánh được làm từ bột gạo pha lỏng trộn với màu tự nhiên của rau củ quả: màu tím từ củ dền, màu xám từ lá mơ đồng, cam của gấc, vàng của nghệ, xanh lá dứa... Khi bánh chín có phần vỏ giòn không nhiều dầu mỡ, dậy mùi bột gạo cùng hương thơm nhẹ từ rau củ, nhân nóng hổi giữ vị thơm ngọt của các nguyên liệu như cổ hũ dừa, củ sắn, củ hũ khóm, tép sông, thịt vịt. Bánh xèo cuốn rau sống các loại chấm nước mắm chua ngọt có giá từ 15.000 đồng/cái. Quán ẩm thực ven sông trên đường Tôn Thất Tùng, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ bán bánh xèo và bánh khọt ngũ sắc thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức. Ảnh: Yến Trinh
Bánh tằm được làm từ bột xay từ gạo của lúa một vụ, trộn thêm màu hoa đậu biếc, trái gấc, lá cẩm, trái dành dành, đem đi hấp cách thủy. Người thợ dùng tay nhào bột, tẩn mẩn se bánh tằm thành sợi nhỏ. Vì dùng tay nên cọng bánh dài ngắn khác nhau, đổi lại bánh có độ xốp, dai, mềm mà lại không bị nhão. Một số người còn bôi sáp ong lên mặt bàn để khi se bánh thì cọng luôn bóng loáng, không bị dính, giữ được vị ngọt và thơm của gạo. Du khách có thể tìm mua loại bánh tằm ngũ sắc và các loại bánh dân gian Nam Bộ tại tiệm bánh cô Chín gần cầu Bình Thủy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ảnh: Khương Nha
Bánh tằm khoai mì là món ăn vặt dân dã của vùng Nam bộ. Tên gọi xuất phát từ hình dáng thuôn dài khá giống con tằm. Bánh làm từ khoai mì, hơi dai dai nhờ bột năng, bên ngoài áo một lớp dừa nạo nhuyễn có vị béo ngậy, khi ăn có vị ngọt nhẹ. Người bán phủ thêm lớp đậu phộng hoặc mè rang lên trên bánh dậy mùi thơm, khi ăn có thể chấm cùng muối mè. Ảnh: daethsmeli/Instagram
Bánh bò ngọt dịu, mùi thơm beo béo từ nước cốt dừa là món ăn vặt quen thuộc của người miền Tây. Đi dọc các khu chợ quê, bánh bò thường được bày bán cùng các loại bánh dân gian khác. Từng chiếc nhỏ tròn vo, nhiều màu như hồng, trắng, xanh lá, vàng... Người bán thường rắc thêm chút mè lên trên mặt bánh rồi chan nước cốt dừa sền sệt. Cái béo ngậy, thơm của nước cốt dừa hòa cùng từng lớp bột xốp mềm càng tăng thêm độ ngon của bánh. Ảnh: ngochoa_khuu/Instagram
Bánh tét Trà Cuôn được làm từ gạo nếp dẻo, đậu xanh, thịt mỡ và trứng muối. Người làm bánh trộn nếp với màu rau củ như lá bồ ngót, lá dứa, lá cẩm và trái gấc để tăng thêm màu sắc tươi tắn, hương vị cho bánh. Du khách đến Trà Vinh có thể tìm mua bánh tét tại cơ sở Hai Lý ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, bánh tét tại đây được làm bán quanh năm chứ không riêng mùa Tết. Ảnh: anhsausaigons/Instagram
Mùa nước nổi vớt cá bống trứng kho tiêu Những con cá bống bụng căng trứng theo dòng nước phù sa được vớt về kho tiêu, thành món ăn dân dã, đưa cơm. Mùa nước nổi về mang theo phù sa và sản vật trù phú, cũng là lúc người dân miền Tây bước vào mùa vụ làm ăn mới. Gia đình anh Nguyễn Phú Cường (1989) ở xã Đông Thạnh, huyện...