Bánh khoái xứ Thanh thơm ngon khó quên
Dù còn lạ lẫm với nhiều du khách, nhưng bánh nồi rang gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ nhiều người con Thanh Hóa. Giờ tan học hay các buổi tối hẹn hò, các bạn trẻ thường rủ nhau thưởng thức món này.
thơm nức, vàng ruộm món bánh khoái nồi rang Thanh Hóa – Ảnh: Iris Trương
Vì cùng có tên là bánh khoái nên nhiều người hay nhầm loại bánh này với bánh khoái tép nồi gang – một món quà vặt xứ Thanh đã nhiều người biết tiếng. Nhưng bánh khoái nồi rang là thứ bánh hoàn toàn khác biệt.
Bánh được làm từ những nguyên liệu khá thân thuộc gồm bột gạo tẻ, thịt mỡ, thịt ba rọi, trứng. Và Dĩ nhiên không có tôm hay tép – điểm quan trọng để phân biệt món này với món bánh khoái tép nồi gang.
Không có những đòi hỏi quá cầu kỳ với bột gạo dùng để làm bánh, nhưng để có những mẻ bánh ngon phải dùng loại gạo tẻ ngon của quê hương Thanh Hóa đã được xay mịn. Trộn bột với một lượng nước vừa phải để bột không bị khô quá mà cũng không nhão quá rồi đánh đều cho bột hết vón cục.
Sau đó cho thịt mỡ, thịt ba rọi đã băm nhỏ và trứng vào đánh đều. Nêm thêm một tí gia vị cho đậm đà cùng chút hạt tiêu để dậy mùi. Trộn thêm một ít cà rốt băm nhỏ cho bắt mắt, thế là đã xong phần nguyên liệu để làm bánh.
Khi có khách tới ăn, chủ hàng mới bắt đầu rán bánh. Lúc rán người đầu bếp xúc từng muôi bột nhỏ trải lên nồi rang rồi rán vàng (khi xưa những chiếc nồi rang này được làm bằng đất nung, nhưng nay người ta dùng luôn chảo để rán cho tiện).
Khi trải phải áng chừng sao cho chiếc bánh vừa tầm bằng miệng chiếc chén nhỏ thì mới có thể dùng chụp để chụp lại được.
Những chiếc chụp được làm bằng nhôm hoặc inox, có tay cầm trên chóp để người đầu bếp có thể nhấc chụp ra hoặc đặt vào dễ dàng, giúp tập hợp nhiệt để khi mặt trên bánh chín đều thì mặt dưới cũng giòn tan.
Vừa rán người đầu bếp vừa phải mở chụp ra để kiểm tra. Áng chừng bột và nhân bánh đều chín mới bỏ chụp ra, lật trở bánh thêm vài lần cho vàng đều hai bên.
Rán bánh khoái nồi rang cầu kỳ và tỉ mẩn – Ảnh: Châu Trần
Bánh khoái nồi rang ăn với nước chấm chua ngọt, bún lá và nhiều loại rau sống theo mùa: xà lách, rau húng, kinh giới, mùi… Trong đó nước chấm chua ngọt là vong linh của món ăn, bởi không có nước chấm ấy, bánh dễ ngấy, không ăn được nhiều.
Video đang HOT
Nước chấm được pha từ đường, giấm, nước mắm theo một tỉ lệ nhất định để tạo ra vị chua chua, ngọt dịu vừa phải. Cho thêm ít dưa góp làm từ cà rốt, đu đủ hoặc su hào rồi nêm thêm ít tỏi băm hay ớt tươi nữa là đủ vị.
Khi thưởng thức người ta cắt nhỏ miếng bánh cho vừa ăn. Ai thích cầu kỳ thì cuốn bánh với rau sống, bún lá rồi chấm nước chấm và thưởng thức. Ai ưa giản đơn thì cứ dầm tất cả vào bát nước chấm cho đẫm rồi ăn cũng được.
Từ những nguyên liệu tưởng chừng đơn thuần, nhưng với sự sáng tạo không ngừng của những người đầu bếp tảo tần xứ Thanh, món bánh khoái nồi rang vẫn cứ làm thực khách thích thú.
Này là cái vỏ ngoài giòn giòn mà bên trong lại mềm mại và nóng hổi của bánh, này là vị ngọt, này là cái thơm nức của trứng và thịt rán vàng. Điểm xuyết đâu đó miếng thịt mỡ béo ngậy cùng cái thơm thơm, cay cay của hạt tiêu trộn đều trong bánh. Thêm vị bùi bùi thoáng qua của cà rốt thái nhỏ, vị thanh mát tươi ngon của rau sống theo mùa.
toàn bộ thấm đẫm trong vị chua chua ngọt ngọt của nước chấm làm người ta ăn hoài không biết chán.
Bánh khoái nồi rang không phải là loại món ăn ảnh hưởng mạnh tới vị giác nhưng đằm thắm đi vào lòng người bằng những thanh âm thân thuộc của những nguyên liệu thân quen. Chả thế mà du khách dù mới chỉ một lần thưởng thức, vẫn thi thoảng tần ngần thèm nhớ cái thứ bánh thơm lựng, ngon lành.
Còn đối với những người con xứ Thanh xa quê, bánh khoái nồi rang luôn gợi nhớ những năm tháng tuổi thơ êm đềm chốn quê nhà.
Theo Internet
Thêm một công thức đơn giản cho món Bánh quy vừng thơm ngon giòn tan đến tận miếng cuối cùng.
Thêm một công thức đơn giản cho món Bánh quy bơ vừng thơm ngon giòn tan đến tận miếng cuối cùng.
Cùng học làm bánh quy bơ vừng thơm lừng, ngon tuyệt quyến rũ đến tận miếng cuối cùng. Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian với công thức dưới đây, bạn đã có thể tự làm được một món bánh cực ngon lại đẹp mắt, đảm bảo ai ăn cũng thích! Cùng tìm hiểu cách làm bánh quy bơ vừng với nau.vn món ngon mỗi ngày các bạn nhé!
Cách làm bánh quy bơ vừng phần 1
Nguyên liệu làm bánh quy bơ vừng:
- 3 lòng trắng trứng gà.
- 70 g đường cát trắng
- 100g bột mỳ
- 100g bơ không muối
- 1/2 thìa nhỏ muối
- 100g vừng rang
- 1 ống vani nhỏ hay 1 thìa nhỏ vani nước.
Cách làm bánh quy bơ vừng:
Bước 1: Trộn bột mì với muối.
Cách làm bánh quy bơ vừng phần 2
Bước 2: Vừng rang thơm.
Cách làm bánh quy bơ vừng phần 3
Bước 3: Bơ để mềm, cho bơ vào âu sạch thêm đường, dùng máy đánh trứng đánh tan đường, tùy theo công suất của máy mà thời gian đánh khoảng 8-10 phút.
Cách làm bánh quy bơ vừng phần 4
Bước 4: Cho tiếp lòng trắng trứng vào hỗn hợp bơ đường, tiếp tục dùng máy đánh trứng đánh cho hỗn hợp lòng trắng quyện với hỗn hợp bơ.
Cách làm bánh quy bơ vừng phần 5
Bước 5: Cho tiếp bột ở bước 1 vào, dùng máy đánh trứng đánh thành hỗn hợp đồng nhất.
Cách làm bánh quy bơ vừng phần 6
Bước 6: Trộn vừng đã rang ở bước 2 và vani vào, dùng muôi trộn đều.
Bước 7: Cho hỗn hợp bột vào túi bắt bông kem, gắn đuôi tròn, nặn bột thành những vòng tròn ra khuôn đã lót giấy nướng bánh và khoảng cách giữa các vòng tròn là 2-3cm.
- Khi nướng, bột sẽ tự chảy ra để chiếc bánh tròn đều.
Cách làm bánh quy bơ vừng phần 7
Bước 8: Lò bật nóng trước 10 phút ở nhiệt độ 150 độ C, cho khay bánh vào nướng từ 12 đến 15 phút tùy theo nhiệt độ của lò, đến khi bánh chín vàng, lấy bánh ra xếp lên vỉ để nguội.
- Tiếp tục nướng cho hết phần bột còn lại, bánh sau khi nguội bạn cất vào lọ kín dùng dần.
Chúc các bạn thành công với cách làm món bánh quy bơ vừng!
Theo Nau.vn
Lạ miệng món cháo đắng Phù Yên Được coi là quê hương bản quán của đồng bào Mường thuộc tỉnh Sơn La, Phù Yên không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng cho mùa vàng bội thu mà còn được biết đến với nhiều món ăn lạ miệng và ấn tượng nhất là món cháo đắng. Mảnh đất Phù Yên thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, nơi có đến 80%...